Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu sản phẩm cho vay của Ngânhàng TMCP Ngoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 70 - 76)

3.3. Phát triển cho vay của Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh

3.3.4. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu sản phẩm cho vay của Ngânhàng TMCP Ngoạ

Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp FDI

Về tốc độ tăng trưởng số lượng KHDN FDI tại VCB Bắc Ninh:

Bảng 3.12. Số lượng khách hàng doanh nghiệp FDI của Chi nhánh

TT Chỉ tiêu Năm Tăng trƣởng tuyệt đối (Số lƣợng KH) Tăng trƣởng tƣơng đối (%) 2016 2017 2018 17/16 18/17 17/16 18/17 1 Số lượng Khách hàng FDI mở tài khoản 348 393 422 45 29 13 7,4 2 Số lượng Khách hàng FDI có quan hệ tín dụng 45 76 80 31 4 69 5,3

Nguồn: Báo cáo kết quả KD nội bộ hàng năm Phòng KHDN – VCB Bắc Ninh

Số lượng doanh nghiệp FDI đang sử dụng các dịch vụ của VCB tại Chi nhánh tăng trưởng tương đối tốt: tăng từ 348 khách hàng năm 2016lên 393 khách hàng năm 2017, tăng 13% so với năm 2016. Sang năm 2018, tổng khách hàng FDI giao dịch tại Chi nhánh tiếp tục tăng lên 422 Khách hàng tăng 7,4% so với năm 2017.

Số lượng các doanh nghiệp FDI có quan hệ cho vay chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với tổng số lượng khách hàng FDI có quan hệ giao dịch nhưng liên tục tăng qua các năm: năm 2016 là 45 khách hàng; năm 2017 là 76 khách hàng và năm 2018 là 80 khách hàng.

Mặc dù số lượng các doanh nghiệp FDI có quan hệ cho vay không nhiều nhưng tổng dư nợ từ nhóm khách hàng này lại rất lớn, chiếm khoảng 50% tổng dư

nợ của Chi nhánh. Bên cạnh đó, các khách hàng FDI còn mang lại lợi ích rất lớn cho chi nhánh trong hoạt động huy động vốn, thanh toán xuất nhập khẩu.

Bảng 3.13. Cơ cấu khách hàng doanh nghiệp FDIcó dư nợ tại VCB Bắc Ninh theo quốc gia

Đơn vị tính: doanh nghiệp

STT Quốc gia 2016 2017 2018 SL TT(%) SL TT(%) SL TT(%) 1 Hàn Quốc 28 62 45 61 46 57,5 2 Trung Quốc 6 13 9 12 12 15 3 Đài Loan 4 9 8 11 8 10 4 Mỹ 4 9 6 8 6 7,5 5 Khác (Ấn Độ, Nhật,..) 3 7 8 8 8 10 Tổng 45 100 76 100 80 100

Nguồn: Báo cáo kết quả KD nội bộ hàng năm Phòng KHDN – VCB Bắc Ninh

Trong số các doanh nghiệp FDI có quan hệ cho vay với Chi nhánh thì đa số là các doanh nghiệp Hàn Quốc (trên 60%), còn lại là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Ấn Độ.

Về tốc độ tăng trưởng Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp FDI tại VCB Bắc Ninh

Từ năm 2016 đến nay, nhờ sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế, hoạt động của VCB Bắc Ninh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng có nhiều điều kiện phát triện và đã đạt được những bước tiến đáng kể. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hàng năm của Chi nhánh luôn đạt trên 20%, vượt chỉ tiêu do Trụ sở chính giao cho. Trong đó, tốc độ tăng trưởng dư nợ của khối FDI luôn cao hơn so với mức trung bình.

Tại 31/12/2018, dư nợ khối FDI là 3.387 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2017 và chiếm tỷ trọng 49% trên tổng dư nợ của Chi nhánh.

Bảng 3.14. Tình hình dư nợ FDI của Chi nhánh

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm

Tăng trƣởng

tuyệt đối tƣơng đối (%) Tăng trƣởng 2016 2017 2018 17/16 18/17 17/16 18/17 1 Tổng dư nợ cho vay VCB Bắc Ninh 5.467 6.819 7.455 1.352 636 25 10 2

Dư nợ cho vay cuối kỳ khách hàng FDI

2.606 3.247 3.387 764 140 25 4,3 3 Tỷ trọng dư nợ

khối FDI (%) 48 49 45

Nguồn: Báo cáo kết quả KD nội bộ hàng năm Phòng KHDN – VCB Bắc Ninh

Dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp FDI liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2016 – 2018. Năm 2017, dư nợ tăng trưởng vượt trội 1.352 tỷ đồng ~ 25% so với năm 2016, dưới tác động mạnh mẽ của làn sóng đầu tư từ tập đoàn Samsung dư nợ FDI tăng mạnh 764 tỷ chiếm 56% trong tổng dư nợ tăng thêm của Chi nhánh và tăng 29% so với dư nợ FDI tại 31/12/2016. Năm 2018, chứng kiến nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng tốt, kéo theo tổng dư nợ tại Chi nhánh tiếp tục tăng 636 tỷ đồng ~ 10% so với 31/12/2017. Tốc độ tăng của Dư nợ FDI thấp hơn so với tổng Dư nợ, nguyên nhân do trong năm 2018, tình hình thị trường đầu tư của Samsung rút giảm kéo theo ảnh hưởng tới các Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc.

Một số khách hàng FDI tăng dư nợ lớn trong năm 2018: Seojin Auto tăng 276 tỷ (dư nợ 31/12: 276 tỷ); Khải Thừa tăng 91 tỷ (dư nợ 31/12: 523 tỷ), Khải Thần tăng 76 tỷ (dư nợ 31/12: 535 tỷ), Haesung Vina tăng 70 tỷ (dư nợ 31/12: 70 tỷ).

Một số khách hàng FDI giảm dư nợ lớn trong năm 2018: Seojin Vina giảm 94 tỷ (dư nợ 31/12: 355 tỷ); Hương Gia Vị Sơn Hà giảm 79 tỷ (dư nợ 31/12: 51 tỷ); JMT giảm 64 tỷ (dư nợ 31/12: 0); Vina YongSeong giảm 40 tỷ (dư nợ 31/12: 76 tỷ); VS Industry giảm 38 tỷ (dư nợ 31/12: 104 tỷ), Công ty CP Linh Linh giảm 36 tỷ (dư nợ 31/12: 17,7 tỷ), Teeing giảm 34 tỷ (dư nợ 31/12: 103 tỷ).

Theo quốc gia đầu tƣ

Bảng 3.15. Dư nợ FDI theo quốc gia đầu tư

Đơn vị: tỷ đồng TT Quốc gia 2016 2017 2018 Dƣ nợ TT(%) Dƣ nợ TT(%) Dƣ nợ TT(%) 1 Hàn Quốc 1362 52 1809 54 1694 50 2 Trung Quốc 960 37 1192 35 1355 40 3 Mỹ 157 6 237 7 203 6 4 Khác 127 5 132 4 135 4 Tổng 2606 100 3247 100 3.387 100

Nguồn: Báo cáo kết quả KD nội bộ hàng năm Phòng KHDN – VCB Bắc Ninh

Dư nợ của các doanh nghiệp của Hàn Quốc luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay đối tượng FDI của Chi nhánh, thường xuyên duy trì khoảng 50% thị phần dư nợ FDI. Tiếp đến là các doanh nghiệp Trung Quốc.

Nguyên nhân: Tập đoàn Samsung hiện nay đã đầu tư vào Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư khoảng 7,5 tỷ USD (Samsung là 5 tỷ USD; năm 2016 đầu tư thêm Samsung Display 2,5 tỷ USD), do vậy đã kéo theo các tập đoàn là các Vendor cung cấp linh kiện điện thoại di động cho Samsung tại Hàn Quốc sang Việt Nam đầu tư và xây dựng, thuê nhà xưởng, đầu tư máy móc thiết bị tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.

Về tốc độ tăng trưởng của Dư nợ theo các loại hình cho vay DN FDI tại VCB Bắc Ninh:

- Theo thời hạn cho vay:

Bảng 3.16. Dư nợ FDI cuối kỳ theo thời hạn cho vay

Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm Tăng trƣởng Tuyệt đối Tăng trƣởng tƣơng đối (%) 2016 2017 2018 17/16 18/17 17/16 18/17 1 Dư nợ ngắn hạn FDI 1.850 2.489 2.565 639 76 35 3 - Tỷ trọng (%) 71 74 76 2 Dư nợ TDH FDI 756 758 822 2 64 1 8,5 - Tỷ trọng (%) 29 26 24 Tổng dƣ nợ FDI 2.606 3.247 3.387 641 140 25 4,3

Trong giai đoạn 2016 – 2018, nhìn chung dư nợ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn tại VCB Bắc Ninh đều tăng, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng trưởng nhanh hơn.

Có thể thấy, tỷ trọng dư nợ FDI thiên về dư nợ ngắn hạn (tỷ trọng khoảng 70%) và tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn khá thấp (khoảng 30%). Nguyên nhân là do:

Đa phần các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Bắc Ninh là các công ty con của các tập đoàn lớn ở nước ngoài. Do đó được sự hỗ trợ lớn từ công ty mẹ/tập đoàn để thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh ban đầu (thuê/xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị). Do đó, các doanh nghiệp FDI này thường chỉ cần vay vốn ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động.

Đa phần các doanh nghiệp FDI vay vốn Chi nhánh là doanh nghiệp sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử. Đặc thù của ngành này là tỷ trọng tài sản thiên về tài sản ngắn hạn (chủ yếu nằm trong hàng tồn kho và các khoản phải thu) nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn cũng lớn hơn nhiều so với trung – dài hạn.

Cơ cấu dư nợ thiên về ngắn hạn này không những phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh (chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn) mà còn giúp Chi nhánh linh hoạt, dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh lãi suất, điều chỉnh dư nợ và kiểm soát thu hồi nợ.

- Theo đồng tiền cho vay:

Bảng 3.17. Dư nợ FDI theo loại tiền tệ

Đơn vị tính: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm Tăng trƣởng Tuyệt đối Tăng trƣởng tƣơng đối (%) 2016 2017 2018 17/16 18/17 17/16 18/17 1 Dư nợ USD (quy VND) 1.642 1.827 1.862 185 35 11 2 Tỷ trọng (%) 63 56 55 2 Dư nợ VND 964 1.420 1.525 456 105 47 7 Tỷ trọng (%) 37 44 45 Tổng dƣ nợ FDI 2.606 3.247 3.387 641 140 25 4,3

Nguồn: Báo cáo kết quả KD nội bộ hàng năm Phòng KHDN – VCB Bắc Ninh

Có thể thấy rằng, Dư nợ USD thường xuyên chiếm tỷ trọng cao hơn bình quân ở mức 58% tổng dư nợ Chi nhánh, năm 2018 là 55% so với tổng dư nợ khối

doanh nghiệp FDI của Chi nhánh. Nguyên nhân là do đối tượng Khách hàng FDI vay vốn phần lớn là các vendor của Samsung, có hoạt động xuất nhập khẩu với Samsung, với các tập đoàn, Công ty mẹ tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ …. nên có nguồn ngoại tệ để trả nợ vay. Lãi suất vay USD luôn hấp dẫn hơn so với lãi suất vay VND nên các Khách hàng FDI luôn ưu tiên chọn phương án vay bằng đồng USD. Đối với các khoản cấp cho vay bằng ngoại tệ USD, Vietcombank luôn thực hiện đúng theo quy định về quản lý ngoại hối của NHNN và của Vietcombank, đảm bảo cho vay đúng đối tượng và đảm bảo Khách hàng tự cân đối được nguồn ngoại tệ trả nợ cho Ngân hàng.

Các doanh nghiệp FDI không có nguồn doanh thu từ ngoại tệ đủ đáp ứng thanh toán gốc và lãi vay bằng ngoại tệ cho ngân hàng, theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT- NHNN và Thông tư số 42/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện vay vốn bằng đồng Việt Nam để thanh toán các chi phí mua hàng hóa trong nước và nước ngoài. Đối với việc thanh toán tiền nhập khẩu nguyên liệu, máy móc từ nước ngoài, doanh nghiệp nhận nợ VND, sau đó làm đề nghị mua ngoại tệ để thực hiện chuyển ngoại tệ thanh toán ra nước ngoài.

Đối với các doanh nghiệp FDI thuộc đối tượng được vay vốn ngoại tệ theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-NHNN và Thông tư số 42/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, doanh nghiệp được nhận nợ USD để thanh toán tiền mua hàng trong nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên sau khi nhận nợ ngoại tệ, doanh nghiệp bắt buộc phải bán lại ngoại tệ cho ngân hàng và thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam đối với các nhu cầu thanh toán vốn lưu động trong nước: thanh toán tiền mua nguyên vật liệu trong nước, thanh toán các chi phí sản xuất trong nước như: chi phí tiền lương cho lao động Việt Nam, chi phí điện, nước… Đối với nhu cầu thanh toán tiền mua tài sản cố định trong nước (thanh toán tiền mua máy móc thiết bị trong nước, thanh toán tiền xây dựng cơ sở hạ tầng), doanh nghiệp bắt buộc phải nhận nợ bằng đồng Việt Nam để thực hiện thanh toán, không được nhận nợ bằng ngoại tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)