Đối với Cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 96 - 99)

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với Cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Bắc Ninh

Để hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với doanh nghiệp FDI ngày càng mở rộng và phát huy hiệu quả, những rào cản tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp này cần phải được gỡ bỏ. Trong đó, yếu tố ổn định, thuận lợi trong môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh chính là những yếu tố đóng vai trò mấu chốt nhằm tăng cường hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp FDI. Do đó, rất cần thiết có những hành động kịp thời của Cơ quan Nhà nước. Cụ thể:

Liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban quản lý KCN tỉnh, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh cần tạo lập khuôn khổ pháp lý lành mạnh và bình đẳng để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn ra đầu tư. Thực hiện các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

+ Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn vay

+ Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư.

+ Rà soát, xây dựng phát triển cơ cấu hạ tầng địa bàn tỉnh Bắc Ninh; thực hiện quy hoạch hợp lý tăng chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.

- Đảm bảo tính minh bạch, kịp thời và hiệu quả trong việc ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách pháp luật để đảm bảo việc thực thi được chính xác, hiệu quả, công bằng và phù hợp với điều kiện thực tế.

- Xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp theo cơ chế thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế theo hướng đơn giản, gọn nhẹ nhưng hiệu lực để tạo cơ sở pháp lý thuận tiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực hoạt động và tiếp cận vốn vay Ngân hàng.

- Cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất và giải phóng mặt bằng, thủ tục thuế nhằm giúp doanh nghiệp chi phí và thời gian trong quá trình thành lập và hoạt động.

- Không ngừng xây dựng, phát triển cơ cấu hạ tầng, giao thông đường, cảng biển, sân bay, nâng cấp hệ thống điện, đảm bảo nguồn điện ổn định cho sản xuất kinh doanh.

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải cách về thuế, cải tiến luật pháp cho phù hợp với thế giới, cải thiện cơ sở hạ tầng. Các nhà đầu tư vần theo dõi năng lực cải cách của Việt Nam như: môi trường kinh doanh, đầu tư, vấn đề giảm chi phí giao dịch kinh doanh, thiết lập giao dịch một cửa cho việc đăng ký kinh doanh … Hiện các thủ tục rất cồng kềnh, nhất là đầu tư xây dựng. Bở vậy, việc cải cách thủ tục hành chính như món quà kích cầu hiện nay.

- Cải cách thủ tục hải quan, phát triển mạnh hải quan điện tử, nộp thuế điện tử.

Liên quan đến hoạt động của Ngân hàng

- Ban hành, hoạch định chính sách có tính giai đoạn phù hợp xu hướng kinh tế xã hội, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hướng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng thương mại.

- Nâng cao hiệu lực pháp lý nhằm đảm bảo thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật chi phối hoạt động của các Ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại nói riêng.

- Đổi mới chính sách và cơ chế tín dụng theo cơ chế thị trường, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ tín dụng giữa các TCTD với các doanh nghiệp. Thực hiện cơ chế và chính sách tín dụng thông thoáng theo nguyên tắc thương mại, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp.

- Áp dụng dần chuẩn mực quốc tế trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng. Xây dựng và hoàn chỉnh môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng của các Ngân hàng theo hướng đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời vẫn giữ được những đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, tạo môi trường hoạt động thông thoáng cho các NHTM Việt Nam.

- Hoàn thiện và tinh giản quy chế cho vay đảm bảo an toàn trong cho vay, bảo vệ quyền lợi cho NHTM và tuân thủ quy định pháp luật.

- NHNN tỉnh cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mại tài sản.

- Ban hành cơ chế, quy định cụ thể về việc áp dụng công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh khác để đảm bảo an toàn trong cho vay.

- Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng CIC, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ, cập nhật. Hiện nay, do muốn giữ bí mật về thông tin khách hàng để cạnh tranh nên các Ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC.

- Ban hành những quy định chung về chuẩn công nghệ ngân hàng nhằm định hướng cho các Ngân hàng phát triển công nghiệp, từ đó tạo sự dễ dàng trong việc phối hợp, liên kết giữa các Ngân hàng.

- Xây dựng đề án cải cách bộ máy thanh tra, nâng cao tính hiệu quả và hiệu lực trong công tác kiểm tra, giám sát nhằm giúp hoạt động của các NHTM đi vào khuôn khổ chung, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của các NHTM trong việc đảm bảo an toàn hệ thống cũng như trong hoạt động song song với công tác phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)