Tiêu trí và thang đánh giá

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 6 tuổi theo hướng tích hợp (Trang 26 - 30)

Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo 3 tiêu chí sau: Kiến thức, kĩ năng, thái độ.

* Tiêu chí và thang đánh giá mức độ hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi qua những biểu hiện sau:

- Khả năng nhận biết sự khác biệt về độ lớn, chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hai đối tượng trên cơ sở ước lượng kích thước của chúng.

- Khả năng so sánh độ lớn và từng chiều kích thước của hai vật bằng các biện pháp xếp chồng, xếp cạnh và biết diễn đạt mối quan hệ kích thước giữa hai vật bằng lời nói.

- Khả năng so sánh độ lớn, chiều dài, chiều rộng và chiều cao của 3 đối tượng, trẻ biết sắp xếp các vật theo trình tự kích thước tăng dần hoặc giảm dần và phản ánh mối quan hệ kích thước giữa chúng bằng lời nói.

- Khả năng đo lường và sử dụng phép đo để đo độ dài của từng đối tượng và nhận biết mối quan hệ kích thước theo từng chiều đo kích thước giữa các đối tượng.

- Khả năng đo lường thể tích, dung tích của các đối tượng và biết diễn đạt kết quả đo.

- Đo mức độ hình thành biểu tượng kích thước của trẻ bằng hệ thống bài khảo sát [phụ lục 5]. Kết quả thực hiện bài khảo sát của trẻ được chúng tôi đánh giá trên thang điểm 10. Dựa trên kết quả thực hiện bài khảo sát của trẻ chúng tôi phân loại mức độ hình thành biểu tượng kích thước của trẻ thành 4 mức độ sau:

+ MĐ 1: Giỏi (Đạt từ 9 - 10 điểm) + MĐ 2: Khá (Đạt từ 7 - 8 điểm) + MĐ 3: TB (Đạt từ 5 - 6 điểm) + MĐ 4: Yếu (Đạt dưới 5 điểm)

* Tiêu chí và thang đánh giá mức độ hứng thú của trẻ 5 - 6 tuổi đối với hoạt động làm quen với biểu tượng kích thước theo các biểu hiện sau:

- Mức độ trẻ tham gia hoạt động và thời gian tham gia hoạt động.

- Mức độ trẻ chú ý lắng nghe, ghi nhớ và hoạt động theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Mức độ tích cực, độc lập thực hiện nhiệm vụ của trẻ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Qua quá trình quan sát, dự giờ một số tiết học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ, mức độ hứng thú của trẻ được đánh giá theo 3 mức độ:

- Mức độ cao:

+ Trẻ rất thích tham gia vào hoạt động hình thành biểu tượng kích thước và luôn mong muốn kéo dài thời gian hoạt động.

+ Trẻ chú ý lắng nghe tích cực ghi nhớ và hào hứng hoạt động theo định hướng của giáo viên.

+ Trẻ tích cực, độc lập thực hiện nhanh và chính xác nhiệm vụ của trẻ. + Biết kiểm tra, đánh giá hoạt động của trẻ và của bạn.

- Mức độ trung bình:

+ Trẻ thích tham gia vào hoạt động nhưng không bền vững, lúc thích lúc không thích.

+ Trẻ có mong muốn được tiếp tục tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng kích thước.

+ Trẻ có chú ý lắng nghe lời hướng dẫn của giáo viên nhưng đôi khi còn lơ đãng.

+ Trẻ tham gia hoạt động theo sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Trẻ thực hiện nhiệm vụ của mình còn chậm, hoàn thành nhiệm vụ nhưng đôi khi còn chưa chính xác.

+ Biết kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của mình và của bạn dưới sự hướng dẫn của cô. Tuy nhiên chưa thật chính xác.

+ Trẻ còn thờ ơ với việc hoạt động hình thành biểu tượng kích thước, lúc thích lúc không thích tham gia vào hoạt động.

+ Trẻ thụ động khi tham gia vào hoạt động, thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ không cao, lúc hoàn thành, lúc không hoàn thành nhiệm vụ.

+ Trẻ không biết kiểm tra việc thực hiện của mình. 1.3.7. Phân tích kết quả diều tra

1.3.7.1. Thực trạng chương trình hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp

Hiện nay, hoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non ở thị xã Phú Thọ đều thực hiện theo chương trình đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục.

Theo chương trình này, nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi bao gồm:

- Củng cố và phát triển kỹ năng so sánh kích thước của các đối tượng bằng các biện pháp: Xếp chồng, xếp cạnh và ước lượng kích thước bằng mắt.

- Củng cố, phát triển kỹ năng sắp xếp các vật theo trình tự kích thước tăng dần hoặc giảm dần và phản ánh mối quan hệ kích thước của chúng bằng lời nói.

- Dạy trẻ phép đo lường và sử dụng phép đo để đo độ dài của từng đối tượng và nhận biết mối quan hệ kích thước theo từng chiều đo kích thước giữa các đối tượng.

- Dạy trẻ đo lường thể tích, dung tích các vật bằng một đơn vị đo nào đó. So sánh và diễn đạt kết quả đo.

Các nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo chương trình đổi mới hình thức được thiết kế theo 5 chủ đề lớn. Trong chủ đề lớn đấy lại bao gồm nhiều chủ đề nhỏ.

học tích cực, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo và chủ động của trẻ; hình thức tổ chức đa dạng, trong giờ hoạt động có chủ đích, dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi trong mọi hoạt động; môi trường hoạt động được xây dựng theo hướng phát triển phù hợp với chủ đề và nội dung giáo dục.

1.3.7.2. Thực trạng mức độ nhận thức của giáo viên mầm non về sự cần thiết phải hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp

* Bảng 1.1. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết phải hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp

STT Câu hỏi Rất cần thiết (%) Cần thiết(%) Không cần thiết(%) 1

Theo chị có cần thiết phải hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp không?

70 30 0

2

Trường mầm non nơi chị đang công tác có quan tâm đến việc hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ không?

100 0 0

Theo kết quả thống kê tôi thấy các giáo viên mầm non chiếm tới 70% cho rằng rất cần thiết phải hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ theo hướng tích hợp, 30% giáo viên cho rằng cần thiết phải hình thành biểu tượng này cho trẻ. 100% giáo viên mầm non trả lời rằng trường mầm non nơi họ công tác rất quan tâm tới việc hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ. Qua quá trình tổng hợp và điều tra bằng phiếu Ankét, chúng tôi nhận thấy, tất cả giáo viên được phỏng vấn đều cho rằng việc hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp là rất quan trọng.

Qua tiến hành điều tra bằng phiếu Ankét và trao đổi trực tiếp giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành các biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp. Tuy nhiên việc hình thành các biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp chưa được tất cả các giáo viên quan tâm đầu tư nghiên cứu để tìm cách thực hiện tốt nhất, nhiều giáo

viên còn lúng túng, chưa chủ động, sáng tạo trong việc lập kế hoạch các hoạt động cụ thể theo chủ đề trong các tiết dạy trẻ làm quen với toán nhằm hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ. Do đó, hiệu quả hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp còn chưa cao.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 6 tuổi theo hướng tích hợp (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)