- Sau khi kết thúc mỗi tiết học hình thành biểu tượng kích thước của trẻ, giáo viên ghi những nhận xét, đánh giá vào hồ sơ cụ thể:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận chung
1. Kết luận chung
1.1. Việc hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp chủ đề là một nhiệm vụ giáo dục quan trọng ở trường mầm non. Nó góp phần không nhỏ vào việc giáo dục nhận thức, trí tuệ và sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ cũng như tạo tiền đề, nền móng vững chắc cho quá trình học tập và cuộc sống sau này của trẻ. Đồng thời khẳng định việc đổi mới hoạt động giáo dục trẻ mầm non theo hướng tích hợp chủ đề là một xu hướng phát triển tất yếu của một nền giáo dục hiện đại và tiên tiến.
1.2. Qua nghiên cứu lý luận cho thấy biểu tượng kích thước được hình thành sớm ở trẻ mầm non, khả năng nhận biết kích thước của trẻ phát triển cùng lứa tuổi và chịu sự tác động của dạy học. Nghiên cứu những đặc trưng của quá trình hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp cho thấy quá trình này dựa chủ yếu vào nhận thức cảm tính của trẻ, nó gắn liền với sự phát triển nhận thức và quá trình hoạt động tích cực của trẻ.
1.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng về việc hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp ở trường mầm non cho thấy vẫn còn nhiều bất cập, việc sử dụng các biện pháp sư phạm chưa được GVMN quan tâm đúng mức. Vì thế, hiệu quả của quá trình hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non chưa cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này không hoàn toàn do khả năng của trẻ mà phần lớn là do các biện pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mà giáo viên sử dụng còn đơn điệu, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn, khả năng của trẻ và cô.
1.4. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quá trình hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi, chúng tôi đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp, cụ thể: Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng kích thước
Nhóm 1: Kích thích sự tò mò hứng thú của trẻ tới nhu cầu hoạt động làm quen với biểu tượng kích thước
Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động theo hướng phát triển nhằm kích thích trẻ khám phá, so sánh kích thước của đối tượng
Biện pháp 2: Cung cấp và làm giàu vốn kinh nghiệm về biểu tượng kích thước cho trẻ
Nhóm 2: Tổ chức cho trẻ tham gia vào tiết học làm quen với biểu tượng kích thước theo hướng tích hợp
Biện pháp 3: Thường xuyên tạo tình huống dạy học có vấn đề trong tiết học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ theo hướng tích hợp
Biện pháp 4: Sử dụng các vật trực quan và hành động mẫu nhằm dạy trẻ biện pháp so sánh kích thước các đối tượng
Biện pháp 5: Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở theo trình tự nhận thức của trẻ nhằm dạy trẻ nhận biết, phân biệt và phản ánh mối quan hệ kích thước giữa các vật
Biện pháp 6: Sử dụng hệ thống bài tập đa dạng có nội dung tích hợp cho trẻ luyện tập củng cố biểu tượng kích thước của trẻ
Biện pháp 7:Tăng cường sử dụng trò chơi có nội dung tích hợp Nhóm 3: Đánh giá mức độ phát triển biểu tượng kích thước của trẻ
Biện pháp 8: Lôi cuốn trẻ tham gia vào đánh giá bản thân trẻ và bạn trong tiết học hình thành biểu tượng kích thước
Biện pháp 9: Lập hồ sơ theo dõi mức độ phát triển biểu tượng kích thước của trẻ
Biện pháp 10: Sử dụng bài tập khảo sát để đo mức độ phát triển biểu tượng kích thước của trẻ 5 - 6 tuổi
Để đạt hiệu quả, các biện pháp cần được sử dụng phối hợp một cách linh hoạt, theo trình tự, lôgic mới góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp.
1.5. Kết quả thử nghiệm bước đầu cho thấy tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp sư phạm được đề xuất, qua đó khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài đặt ra đã được minh chứng. Từ đó, có thể khẳng định rằng dưới tác động có ý nghĩa của các biện pháp sư phạm được đề xuất, trẻ có hứng thú hơn, tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động, vì vậy mức độ hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi được nâng cao hơn.
2. Kiến nghị
Để vận dụng các biện pháp sư phạm trong quá trình hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp một cách hiệu quả, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
2.1. Cần trang bị cho GVMN những kiến thức về các biện pháp nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non mà chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm, hướng dẫn giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp này vào quá trình dạy trẻ nhằm nâng cao mức độ hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp.
2.2. Ban giám hiệu các trường mầm non cần tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, cơ sở vật chất… để giáo viên mầm non được áp dụng các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất và thử nghiệm vào tổ chức tiết học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp.
2.3. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên. Đây là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ trong tiết học nói riêng. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề “Làm quen với toán”, tổ chức các đợt đi tham quan thực tế, dự giờ giáo viên dạy giỏi, những buổi trao đổi, hội thảo khoa học và tập huấn các biện pháp mà chúng tôi đã nghiên cứu đề xuất và áp dụng trên thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp.