4 Ảnh hưởng bởi sự đánh giá, chỉ đạo của các cấp lãnh
2.1.1. Căn cứ vào nội dung và chương trình cho trẻ LQVT theo hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non năm
chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non năm 2010
Nội dung chương trình GDMN mới có nhiều đổi mới cả về chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy hướng về sự phát triển toàn diện, liên tục của trẻ, đảm bảo sự đáp ứng, đa dạng ở các vùng miền và đối tượng trẻ.
Việc xây dựng chương trình và triển khai chương trình GDMN mới theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục theo chủ điểm, tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là hoạt động vui chơi, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trong thực hiện chương trình, các nội dung giáo dục trẻ chủ yếu được tổ chức theo hướng tích hợp và tích hợp theo các chủ đề gần gũi thông qua các
hoạt động đa dạng thích hợp với trẻ và điều kiện thực tế của từng địa phương. Nội dung giáo dục và các hoạt động giáo dục và thiết kế lựa chọn xoay quanh
chủ đề sẽ tạo thành sự gắn kết, tác động hỗ trợ bổ sung cho nhau một cách hợp lí, tự nhiên. Đồng thời khi tổ chức hoạt động LQVT, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung linh hoạt (không gượng ép) các nội dung giáo dục của lĩnh vực khác để tác động nhiều mặt khác nhau ở trẻ.
Chương trình hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo lớn gồn rất nhiều nội dung khác nhau. Trong đó nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ giữ một vai trò quan trọng.
Như vậy giáo viên cần xác định mục tiêu giáo dục của chủ đề hay nói cách khác là kết quả mong đợi mà trẻ có thể đạt được sau khi học xong các chủ đề. Các mục tiêu cần cụ thể, vừa sức phù hợp với độ tuổi nhằm giúp trẻ từng
bước đạt được mục tiêu giáo dục ở cuối độ tuổi. Các công trình nghiên cứu về sự phát triển nhận thức của trẻ em đã khẳng định: Những biểu tượng ban đầu về toán của trẻ em xuất hiện thông qua các trải nghiệm hằng ngày trong môi trường học tập phong phú, hấp dẫn và trẻ có khả năng nhận biết một số biểu tượng toán học, nên hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ là rất cần và phải hình thành đầy đủ, đúng và kịp thời, phù hợp với giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ nhằm phát triển trí thông minh và đảm bảo cho sự thích nghi của trẻ với cuộc sống hằng ngày.
Vì vậy, trong quá trình nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, các phương pháp, biện pháp phải căn cứ vào nội dung chương trình cho trẻ ở lứa tuổi này.