4 Ảnh hưởng bởi sự đánh giá, chỉ đạo của các cấp lãnh
2.2.1. Các biện pháp phải phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm phát triển các biểu tượng kích thước của trẻ 5 6 tuổ
Ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cùng với sự phát triển về thể chất thì các chức năng tâm lý của trẻ cũng dần hoàn thiện, trẻ có khả năng đánh giá bằng cảm giác, tri giác chính xác, rõ ràng, khả năng tưởng tượng, tư duy cũng phát triển. Ở độ tuổi này tư duy của trẻ đang có những bước chuyển biến lớn chuyển từ tư duy trực quan hành động (Bình diện bên ngoài) sang tư duy trực quan hình tượng (Bình diện bên trong). Do đó khi áp dụng các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp cần chú ý đến đặc điểm trên nhằm cung cấp tri thức cho trẻ một cách chính xác, hợp lý và đạt được hiệu quả cao nhất.
Cần dựa vào những kinh nghiệm mà trẻ đã biết, từ đó củng cố những kiến thức mà trẻ chưa biết để dẫn dắt trẻ vào nội dung trọng tâm và đảm bảo được những nguyên tắc như: Từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó hay nói cách khác là trẻ đã biết so sánh các kích thước khác nhau như: rộng - hẹp, to - nhỏ, dài - ngắn, cao - thấp…v.v.
Khi hình thành biểu tượng toán học ban đầu cho trẻ nói chung và hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ nói riêng, quá trình nhận thức của trẻ đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cái đã biết đến cái chưa biết. Đây là cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp.
Bên cạnh đó giáo viên phải nắm được tình hình của từng lớp, nhóm trẻ, cá nhân trẻ, biết được sự phát triển tâm sinh lý của trẻ qua các hoạt động, đặc biệt là biện pháp trò chơi để lồng vào tiết học, tạo sự hứng thú và gây sự tập trung
2.2.2. Các biện pháp cần góp phần thực hiện nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng theo các chủ