- Sau khi kết thúc mỗi tiết học hình thành biểu tượng kích thước của trẻ, giáo viên ghi những nhận xét, đánh giá vào hồ sơ cụ thể:
3.2.1. Chuẩn bị cho thử nghiệm
Để chuẩn bị cho thử nghiệm, chúng tôi trao đổi với giáo viên tham gia thử nghiệm, giúp giáo viên tìm hiểu sâu hơn về một số vấn đề sau:
- Mục đích, nội dung, cách tổ chức thử nghiệm theo hướng nghiên cứu đề ra.
- Tiến hành lập kế hoạch thử nghiệm. Trao đổi, thảo luận với giáo viên để thống nhất cách tiến hành. Cùng giáo viên chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cần thiết cho quá trình thử nghiệm.
- Cơ sở lý luận của việc hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp trong tiết học.
Nghiên cứu giáo án tiết học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp có phối hợp sử dụng linh hoạt các nhóm biện pháp mà chúng tôi đã xây dựng (Phụ lục 6).
Chọn lớp thử nghiệm và lớp đối chứng. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên 40 trẻ của lớp 5 tuổi A1 và lớp 5 tuổi A2, chia thành 2 nhóm: Thử nghiệm và đối chứng với số lượng bằng nhau là 20 trẻ. Cụ thể:
Thử nghiệm Đối chứng
Lớp 5 tuổi A1 20 trẻ Lớp 5 tuổi A2 20 trẻ
Trước khi tiến hành thử nghiệm hình thành, chúng tôi tiến hành thử nghiệm điều tra mức độ hình thành biểu tượng kích thước ở cả hai nhóm thử nghiệm và đối chứng. Kết quả thử nghiệm sẽ là cở sở để so sánh khi tiến hành thử nghiệm hình thành.
Trong quá trình thử nghiệm giáo viên giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn điều khiển trẻ ở hai lớp thử nghiệm và đối chứng thực hiện bài tập đó để đảm bảo kết quả thu được là khách quan, giáo viên không tạo ra không khí căng thẳng, không khen chê, gợi ý hay nhắc nhở trẻ, tuyệt đối không để trẻ biết mình bị điều tra, các đồ dùng cho trẻ quen thuộc để tránh sự phân tán của trẻ và phải đủ về số lượng cho mọi trẻ.
Cách lấy số liệu và kỹ thuật đo:
* Cách lấy số liệu:
Được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Cùng với giáo viên của lớp TN nắm được cách tiến hành TN đồng thời ghi lại kết quả thực hiện các bài khảo sát của trẻ.
Bước 2: Tiến hành đo trước TN ở cả hai nhóm TN và ĐC tại cùng một thời điểm với nội dung như nhau.
Bước 3: Tiến hành TN hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ ở nhóm TN theo các biện pháp đã đề ra. Còn ở nhóm ĐC vẫn tiến hành hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ theo cách thức thông thường.
Bước 4: Sau khi đo xong, tiến hành phân tích và tổng hợp các số liệu thu được từ TN và xếp loại mức độ hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6
Bước 5: Tiến hành kiểm tra tính khách quan của số liệu thu được bằng toán thông kê.
* Phương pháp xử lý số liệu thử nghiệm:
Về mặt định tính: Chúng tôi tiến hành phân tích, mô tả, nhận xét, đánh giá mức độ hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp trong điều kiện TN theo các tiêu chí đánh giá đã được xây dựng.
Về mặt định lượng: Chúng tôi thu thập kết quả TN bằng các công thức toán thống kê như: Tính giá trị trung bình cộng, so sánh sự khác biệt giữa kết quả của nhóm TN và nhóm ĐC.
* So sánh sự khác biệt giữa kết quả nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng.