4 Ảnh hưởng bởi sự đánh giá, chỉ đạo của các cấp lãnh
2.3. Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 6 tuổi theo hướng tích hợp
Nhóm 1: Kích thích sự tò mò hứng thú của trẻ tới nhu cầu hoạt động làm quen với biểu tượng kích thước
Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động theo hướng phát triển nhằm kích thích trẻ khám phá, so sánh kích thước của đối tượng
* Mục đích, ý nghĩa
Giúp trẻ yên tâm thoải mái về tinh thần, mở rộng hiểu biết về kích thước, rèn luyện và củng cố thói quen tốt, các kỹ năng cần thiết cho mỗi lĩnh vực. Môi trường hoạt động tốt phải giúp trẻ cảm nhận được đây là nơi an toàn, thuộc về trẻ, trẻ có thể làm nhiều thứ và được độc lập, trẻ có thể tách biệt một mình khi nó cần.
- Đáp ứng được nhu cầu và khả năng của trẻ trong hiện tại và trong tương lai phát triển của chúng, kích thích sự tò mò, nhu cầu tìm tòi, khám phá để phát hiện ra những điều mới lạ ở xung quanh.
- Tạo cơ hội để trẻ được lựa chọn hoạt động vào môi trường hoạt động mà mình thích, là cơ hội để trẻ tự bộc lộ khả năng của mình.
- Trong môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn trẻ không chỉ được làm quen với những kiến thức và đối tượng mà trẻ còn được hoạt động trải nghiệm, được tự mình cảm nhận và học được cách hợp tác cùng nhau, từ đó trẻ dễ dàng thích ứng với môi trường mới .
* Yêu cầu
Tạo môi trường giáo dục cho trẻ đa dạng, hấp dẫn, phát triển đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục, thuận tiện, an toàn, hợp vệ sinh có sức cuốn hút trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được tự do, thoải mái độc lập sáng tạo trong khi hoạt động cá nhân hay nhóm nhỏ.
* Nội dung
- Môi trường hoạt động của trẻ mầm non bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội.
Môi trường vật chất: Môi trường vật chất bao gồm địa điểm, không gian, thời gian, phương tiện cho trẻ hoạt động.
- Địa điểm cho trẻ hoạt động làm quen với biểu tượng kích thước theo hướng tích hợp bằng cách giáo viên tận dụng không gian trường, lớp sẵn có. Giáo viên có thể tổ chức tiết học làm quen với biểu tượng kích thước ở trong lớp
học hoặc ngoài sân trường sao cho phù hợp với từng nội dung cụ thể của mọi hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và trẻ.
+ Nếu là không gian ngoài trời: Phải sáng sủa, an toàn, màu sắc dễ chịu, đồ đạc gọn gàng, sạch sẽ … Trẻ được làm quen, so sánh kích thước của các nhóm đói tượng gần gũi xung quanh và ứng dụng linh hoạt kiến thức đó vào thực tiễn.
Ví dụ: (Giáo án 5 - Phụ lục 6) so sánh chiều rộng của 3 đối tượng, giáo viên có thể hướng dẫn trẻ so sánh chiều rộng của lá đa, lá mít và lá bàng.
+ Không gian hoạt động trong lớp học phải thoáng, sach sẽ nhiều không gian mở, lối đi hợp lý. Bàn ghế, tủ kệ, giá bố trí thuận tiện, dễ thu dọn khi cần thiết, dành nhiều không gian cho trẻ hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ và cả lớp sao cho cô và trẻ có thể hoạt động linh hoạt.
Môi trường xã hội: Trong phạm vi đề tài môi trường xã hội được xác định là mối quan hệ giữa trẻ với cô trong tiết học hình thành mối quan hệ kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp.
- Giáo viên phải xác định được vai trò của cô và của trẻ trong hoạt động. Cô đóng vai trò là “Thang đỡ”, “Điểm tựa” là người tổ chức hoạt động và hợp tác cùng trẻ, còn trẻ là chủ thể tích cực của hoạt động nhận thức. Do đó, giáo viên chủ động giúp đỡ trẻ khi thật cần thiết còn để trẻ tự hoạt động một cách độc lập.
- Mối quan hệ giữa cô và trẻ trong hoạt động là mối quan hệ hợp tác, bình đẳng cởi mở, tạo bầu không khí tự tin, phấn khởi cho trẻ bằng những việc làm thiết thực như giáo viên quan tâm đáp ứng nhu cầu giao tiếp, hợp tác cùng trẻ, thỏa mãn sự chia sẻ, ủng hộ tinh thần cho trẻ khi thất bại hay thành công giúp trẻ mạnh dạn, chủ động hơn khi thực hiện nhiệm vụ nhận thức. Giáo viên tôn trọng sự lựa chọn của trẻ, tạo điều kiện để tất cả các trẻ đều được tham gia hoạt động.
- Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ trong hoạt động là mối quan hệ hợp tác, hòa đồng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giúp nhau cùng tiến bộ. Nếu là hoạt động nhằm hình thành tri thức biểu tượng mới thì ở trẻ hình thành mối quan hệ bình
đẳng, tất cả các trẻ đều được tham gia hoạt động độc lập, mỗi trẻ sẽ tự phát huy khả năng nhận thức riêng của mình nhằm lĩnh hội tri thức. Còn nếu hoạt động mang tính chất thi đua thì mối quan hệ của trẻ là ngang bằng nhau, đoàn kết, hợp tác, cùng gắng sức nhằm đạt kết quả cao, tránh thái độ ganh đua không lành mạnh.
* Cách tiến hành
- Những trường mầm non ở miền núi nước ra, đồ dùng đồ chơi có sẵn không nhiều, đều có đồ dùng đồ chơi đa dạng phong phú, thay đổi theo từng chủ đề và nội dung giáo dục giáo viên cần phải tự làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ từ những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương (lấy rơm làm rối dạy trẻ so sánh chiều cao của các con rối với nhau, lấy lá mít làm trâu, cắt vải vụn làm dây cho trẻ so sánh chiều dài…), làm mới đồ dùng đồ chơi cũ khai thác các vật thật có sẵn trong cuộc sống, trong thiên nhiên làm học liệu phục vụ cho việc tổ chức thực hiện các tiết học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ theo tường chủ đề giáo dục (Giáo án 5 - phụ lục 6) để dạy trẻ so sánh chiều rộng của 3 đối tượng, giáo viên có thể tận dụng ngay những chiếc lá có sẵn trong thiên nhiên như: Lá bàng, lá mít,…
- Giáo viên phải biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi và nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ.
* Điều kiện vận dụng
- Có sự đầu tư và quan tâm đến việc xây dựng môi trường hoạt động hấp dẫn trẻ trong tiết học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ.
- Môi trường, đồ dùng, đồ chơi phải thường xuyên được bổ sung, thay đổi cho phù hợp với các hoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau.
- Giáo viên có khả năng sáng tạo, linh hoạt, năng động trong việc tận dụng không gian trường, lớp, nguyên vật liệu, phế liệu …sắp xếp tạo môi trường tốt nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5
Biện pháp 2: Cung cấp và làm giàu vốn kinh nghiệm về biểu tượng kích thước cho trẻ
* Mục đích, ý nghĩa
- Tạo những điều kiện thuận lợi để nâng cao tính tích cực nhận thức trong hoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp.
- Kích thích sự tò mò, tìm kiếm phát hiện nhằm giúp trẻ tích lũy và làm phong phú hơn những biểu tượng về kích thước của trẻ qua hoạt động sinh hoạt hằng ngày và các hoạt động khác của trẻ.
- Cung cấp và làm giàu vốn kinh nghiệm cá nhân cho trẻ về biểu tượng kích thước nhằm tạo cho trẻ sự tự tin từ đó tích cực, chủ động và độc lập trong hoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ. Nhờ có vốn kinh nghiệm cá nhân về biểu tượng kích thước giúp trẻ tự động và tự lập trong việc đưa ra ý kiến, phát triển ý tưởng và làm phong phú nội dung hoạt động, từ đó kiến thức, kỹ năng về biểu tượng kích thước của trẻ trở nên sâu sắc và bền vững hơn.
* Yêu cầu
- Vốn kinh nghiệm về biểu tượng kích thước khi cung cấp cho trẻ phải đảm bảo tính chính xác, vừa sức với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
* Nội dung
Vốn kinh nghiệm về biểu tượng kích thước cung cấp cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi bao gồm kiến thức, kỹ năng, ngôn ngữ, khả năng ứng dụng chúng vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
- Về kiến thức, kỹ năng:
+ Trẻ nắm được các chiều đo kích thước của vật.
+ Khả năng nhận biết sự khác biệt về độ lớn, chiều dài, chiều rộng, chiều cao của 2 đối tượng trên cơ sở ước lượng bằng mắt kích thước của chúng.
+ Cho trẻ làm quen với kỹ năng so sánh từng chiều kích thước của 2 vật bằng các biện pháp so sánh như xếp chồng, xếp cạnh để nhận ra sự giống và
khác về kích thước của 2 đối tượng và diễn đạt mối quan hệ kích thước đó bằng lời nói.
+ Cho trẻ làm quen với kỹ năng so sánh về độ lớn, chiều dài, chiều rộng, chiều cao của 3 đối tượng và sắp xếp chúng theo trật tự kích thước tăng dần hoặc giảm dần nhận thức và phản ánh bằng lời nói mối quan hệ kích thước giữa các đối tượng trong dãy vật.
Về ngôn ngữ:
+ Cung cấp và mở rộng vốn từ toán học như: Dài hơn, ngắn hơn, dài bằng nhau, ngắn bằng nhau; cao hơn, thấp hơn, cao bằng nhau, thấp bằng nhau; rộng hơn, hẹp hơn, rộng bằng nhau, hẹp bằng nhau; to hơn nhỏ hơn, to bằng nhau, nhỏ bằng nhau.
+ Trẻ hiểu một số khái niệm về biểu tượng kích thước đơn giản, phù hợp với trẻ, diễn đạt và sử dụng chúng chính xác, phù hợp với từng hoàn cảnh.
Ví dụ: (Giáo án 1 - Phụ lục 6). Tiết dạy trẻ so sánh chiều dài 2 đối tượng. Khi so sánh chiều dài của 2 mảnh vải giáo viên phải giúp trẻ hiểu và sử dụng đúng từ dài hơn, ngắn hơn tương ứng với chiều dài của 2 mảnh vải “Mảnh vải đỏ dài hơn mảnh vải vàng, mảnh vải vàng ngắn hơn mảnh vải đỏ”.
* Cách tiến hành
Giáo viên có thể tận dụng thời gian, không gian mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoạt động một cách hợp lý nhằm cung cấp và làm giàu vốn kinh nghiệm cá nhân về biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Căn cứ vào chủ đề, nội dung giáo dục và vốn hiểu biết của trẻ về biểu tượng kích thước mà có thể cung cấp và bổ sung làm giàu vốn kinh nghiệm về biểu tượng này cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau.
Cung cấp kinh nghiệm cảm nhận kích thước cho trẻ:
- Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày: Khi đón trẻ hoặc trả trẻ, giáo viên có thể trò chuyện với trẻ về chủ đề, chủ điểm xoay quanh những kiến thức về biểu tượng kích thước. Khi dạo chơi tham quan giáo viên cho trẻ vận dụng những
thấp, bông hoa to - nhỏ, cái bập bênh dài - ngắn, trò chuyện đàm thoại giúp trẻ có cơ hội sử dụng vốn từ toán học về kích thước với những từ cao hơn - thấp hơn, dài hơn - ngắn hơn…
- Trong các tiết học nhằm thực hiện nội dung giáo dục khác như: Tạo hình, cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, giáo dục thể chất … giáo viên có thể cung cấp cho trẻ kinh nghiệm cảm nhận kích thước.
+ Trong tiết học tạo hình giáo viên có thể giới thiệu cho trẻ biết vẽ hình chữ nhật to nhất để làm thùng xe, vẽ hình chữ nhật nhỏ hơn làm đầu xe, vẽ hình chữ nhật bé nhất làm cửa xe.
+ Trong tiết học cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh giáo viên có thể cung cấp cho trẻ kỹ năng so sánh kích thước các con vật khi làm quen với một số con vật nuôi trong gia đình …
+ Hoạt động giáo dục thể chất: Khi xếp hàng giáo viên yêu cầu trẻ xếp bạn thấp đứng trước bạn cao đứng sau…
Thông qua hoạt động hàng ngày giáo viên có thể cung cấp và làm giàu vốn kinh nghiệm cá nhân về biểu tượng kích thước cho trẻ, giúp trẻ làm quen với biểu tượng kích thước nhằm kích thích trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào tiết học làm quen với biểu tượng kích thước, đồng thời giáo viên có nhiều cơ hội hơn để hình thành, rèn luyện và củng cố vốn kinh nghiệm về biểu tượng này cho trẻ, trẻ có nhiều cơ hội để ứng dụng những kiến thức, kỹ năng về biểu tượng kích thước vào những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau thường xuyên, liên tục làm cho vào những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau thường xuyên, liên tục làm cho vốn kinh nghiệm về biểu tượng này trở nên có ý nghĩa, bền vững và sâu sắc hơn.
* Điều kiện vận dụng
- Nắm vững vốn kinh nghiệm về biểu tượng kích thước của trẻ để lên kế hoạch cung cấp kinh nghiệm cảm nhận kích thước cho trẻ.
- Giáo viên nắm được bản chất thực sự của quan điểm dạy học tích hợp và cần vận dụng một cách sáng tạo vào quá trình thiết kế và tổ chức các hoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp.
Nhóm 2: Tổ chức cho trẻ tham gia vào tiết học làm quen với biểu tượng kích thước theo hướng tích hợp
Biện pháp 3: Thường xuyên tạo tình huống dạy học có vấn đề trong tiết học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ theo hướng tích hợp
* Mục đích, ý nghĩa
- Những tình huống có vấn đề phù hợp với xu hướng phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Chúng tạo ra hứng thú và duy trì hứng thú của trẻ đến hoạt động và giải quyết nhiệm vụ nhận thức, kích thích sự tò mò và lòng ham muốn khám phá bí mật thế giới xung quanh của trẻ và góp phần tích cực hóa quá trình nhận thức của trẻ trong hoạt động hình thành biểu tượng kích thước.
- Tạo ra những tình huống có vấn đề chính là việc giáo viên tạo cơ hội cho trẻ vận dụng kinh nghiệm đã biết và biểu tượng kích thước vào các hoàn cảnh, điều kiện mới, từ đó giúp trẻ tìm ra được mối liên hệ, điểm giống và khác nhau về kích thước giữa các đối tượng xung quanh.
Tóm lại, thường xuyên sử dụng biện pháp tạo tình huống dạy học có vấn đề tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ mẫu giáo phát huy tính tích cực, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, từ đó mức độ hình thành biểu tượng kích thước của trẻ 5 - 6 tuổi trong tiết học được nâng cao. Đồng thời hình thành ở trẻ khả năng thích ứng, có phản ứng nhanh kịp thời trước tình huống mới.
* Yêu cầu
Việc sử dụng tình huống dạy học có vấn đề như một biện pháp nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp chủ đề cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Các tình huống dạy học có vấn đề đặt ra cần phải phù hợp với nội dung giáo dục, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, hoạt động tư duy, đặc biệt phải phù
- Tình huống dạy học có vấn đề phải đảm bảo được vai trò chủ thể tích cực của trẻ tronng tiết học làm quen với biểu tượng kích thước.
- Các tình huống dạy học có vấn đề phải có sức hấp dẫn lôi cuốn trẻ và kích thích lòng mong muốn giải quyết các tình huống đó của trẻ, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhận thức ở trẻ.
* Nội dung
Thực chất của biện pháp này là tổ chức hoạt động tìm kiếm cho trẻ mẫu giáo, cuốn hút trẻ vào hoạt động khám phá, kích thích và duy trì hứng thú đến nhiệm vụ nhận thức, tạo điều kiện cho trẻ chủ động lĩnh hội những tri thức mới và cách thức hành động mới, hình thành năng lực sáng tạo và tích cực, tính độc lập trong hoạt động của trẻ.
Giáo viên thường sử dụng các tình huống dạy học có vấn đề ở các thời điểm cần định hướng nhiệm vụ chung cho tiết học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ.
Tạo tình huống dạy học có vấn đề chính là việc giáo viên tạo ra tình huống mới, đòi hỏi trẻ phải giải quyết nhiệm vụ bằng phương thức mới, khiến