ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN BTKT CỦA TRẺ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 6 tuổi theo hướng tích hợp (Trang 69 - 71)

- Sau khi kết thúc mỗi tiết học hình thành biểu tượng kích thước của trẻ, giáo viên ghi những nhận xét, đánh giá vào hồ sơ cụ thể:

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN BTKT CỦA TRẺ

Lôi cuốn trẻ tham gia vào đánh giá bản thân trẻ và bạn trong tiết học hình thành BTKT

Lập hồ sơ theo dõi mức độ phát triển BTKT của trẻ Đánh giá mức độ phát triển BTKT của trẻ 5 - 6 tuổi bằng bài tập khảo sát.

* Mỗi quan hệ giữa các nhóm biện pháp trong quá trình hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp

Quá trình tổ chức tiết học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp cần được tiến hành theo một trật tự nhất định, bắt đầu từ giai đoạn gây hứng thú hướng trẻ tới nhu cầu hoạt động đến khâu tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng kích thước và kết thúc bằng việc đánh giá kết quả. Do vậy, các nhóm biện pháp cũng được sắp xếp và sử dụng trong một hệ thống mang tính lôgic, khởi đầu bằng biện pháp kích thích sự tò mò, hứng thú hướng trẻ tới nhu cầu hoạt động làm quen với biểu tượng kích thước, kế tiếp là nhóm biện pháp tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng kích thước theo hướng phát triển và cuối cùng là nhóm biện pháp đánh giá kết quả hoạt động. Các nhóm biện pháp có tính liên kết chặt chẽ, nhóm biện pháp trước là cơ sở, điều kiện để thực hiện nhóm biện pháp sau. Kết quả thực hiện nhóm biện pháp sau là cơ sở để giáo viên thay đổi, điều chỉnh, đánh giá cách tổ chức nhóm biện pháp trước đó.

Nhìn chung, khi tổ chức thực hiện tiết học cho trẻ làm quen với biểu tượng kích thước theo hướng tích hợp, giáo viên cần thực hiện ở mức độ tối ưu tất cả các nhóm biện pháp. Đồng thời, tôn trọng các mối quan hệ nhân - quả giữa các nhóm biện pháp để tổ chức hoạt động theo đúng tiến trình, mang tính hệ thống và lôgic.

Tương tự như trên, các biện pháp trong cùng một nhóm cũng được sắp xếp và thực hiện theo một trình tự nhất định. Biện pháp trước là cơ sở để thực hiện biện pháp sau giúp giáo viên điều chỉnh cách tổ chức biện pháp trước theo hướng tích cực. Vì vậy, trong quá trình tổ chức tiết học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ, giáo viên nên tiến hành các biện pháp theo một trình tự nhất định như sơ đồ trên để đảm bảo tính lôgic, tính hệ thống của quá trình. Hơn thế nữa, khi phân tích và sử dụng biện pháp, cần đặt nó trong mối quan hệ với biện pháp trước và sau nó để tiếp tục phát huy, kế thừa kết quả của biện pháp trước,

2.4. Những điều kiện chung để thực hiện một số biện pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 6 tuổi theo hướng tích hợp (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)