Nên đặt nhiều dạng câu hỏi cho một vấn đề, câu hỏi phải có tính hệ thống.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 6 tuổi theo hướng tích hợp (Trang 57 - 66)

của trẻ nhằm dạy trẻ nhận biết, phân biệt và phản ánh mối quan hệ kích thước giữa các vật

* Mục đích, ý nghĩa

- Kích thích suy nghĩ, tích cực tìm tòi, chủ động, cố gắng nỗ lực để nhận biết, phân biệt và phản ánh mối quan hệ kích thước các đối tượng bằng lời nói.

- Thúc đẩy sự phát triển tư duy lôgic và ngôn ngữ toán học cho trẻ.

* Yêu cầu

- Câu hỏi gợi mở phải ngắn gọn, rõ ràng, nội dung câu hỏi phải vừa sức với trẻ.

- Nên đặt nhiều dạng câu hỏi cho một vấn đề, câu hỏi phải có tính hệ thống. thống.

* Cách tiến hành

- Giáo viên căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ của từng hoạt động trong tiết học mức độ nhận thức của trẻ để lựa chọn câu hỏi cho phù hợp. Ở mỗi giai đoạn khác nhau của tiết học, giáo viên có thể sử dụng nhiều dạng câu hỏi khác nhau:

+ Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi khi gợi mở, cho trẻ tìm hiểu một mảng kiến thức mới về biểu tượng kích thước hay định hướng cho trẻ tìm kiếm phương tiện phù hợp để giải quyết nhiệm vụ nhận thức.

Ví dụ: (Giáo án 4 - Phụ lục 6). Đề tài: So sánh chiều rộng của hai đối tượng. Để dạy trẻ so sánh chiều rộng của hai bức ảnh, giáo viên định hướng bằng cách yêu cầu trẻ đặt chồng bức ảnh lên nhau, chiều dài trùng nhau, mép dưới của hai bức ảnh trùng nhau. Giáo viên hỏi trẻ: Các con thấy có bức ảnh nào có phần thừa ra không? (Hai bức ảnh vừa khít, trẻ khẳng định chúng rộng bằng nhau).

+ Hướng dẫn trẻ quan sát và tổ chức cho trẻ hoạt động với đối tượng, giáo viên sử dụng câu hỏi dựa trên sự tri giác và trí nhớ tái tạo của trẻ, nhằm hướng sự tập trung chú ý vào quan sát sự khác nhau về kích thước của các đối tượng.

Ví dụ: (Giáo án 3 - Phụ lục 6):

Những chiếc tàu hỏa này có màu gì? Chiếc tàu hỏa màu đỏ có mấy toa? Chiếc tàu hỏa màu vàng có mấy toa?

+ Hướng dẫn trẻ phân tích, so sánh kích thước các đối tượng để nhận ra mối quan hệ kích thước của chúng, giáo viên sử dụng câu hỏi tái tạo có nhận thức, giúp trẻ nắm và củng cố kiến thức về biểu tượng kích thước cho trẻ một cách sâu sắc hơn.

Ví dụ: (Giáo án 3 - Phụ lục 6):

Những chiếc tàu hỏa này có chiều dài như thế nào so với nhau? Vì sao những chiếc tàu này không dài bằng nhau?

+ Câu hỏi sáng tạo có nhận thức nhằm giúp trẻ vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã có và giải quyết nhiệm vụ nhận biết, phân biệt và so sánh kích thước các đối tượng.

Làm thế nào để biết những chiếc tàu hỏa này có dài bằng nhau hay không?

- Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở từ đơn giản đến phức tạp, Giáo viên tạo ra cho trẻ nhiều hình thức hoạt động nhận thức khác nhau: Từ hoạt động sao chép, tái tạo lại nội dung đến hoạt động sáng tạo.

- Giáo viên quan sát, theo dõi và khuyến khích, làm sáng tỏ những câu hỏi giúp trẻ tự tìm tòi, khám phá nhằm nắm được những kiến thức, kỹ năng về kích thước, mối quan hệ kích thước giữa các đối tượng. Khi trẻ gặp khó khăn không thể tự mình giải quyết nhiệm vụ, giáo viên có thể gợi ý cho trẻ các phương thức khác nhau để giải quyết nhiệm vụ. Chính những lời gợi ý và câu hơi gợi mở mang tính định hướng của giáo viên buộc trẻ phải suy nghĩ, phải so sánh, lựa chọn phương án thích hợp để giải quyết nhiệm vụ. Từ đó, trẻ tự mình lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng về biểu tượng kích thước chính xác, sâu sắc và bền vững hơn.

Biện pháp 6: Sử dụng hệ thống bài tập đa dạng có nội dung tích hợp cho trẻ luyện tập củng cố biểu tượng kích thước của trẻ

* Mục đích, ý nghĩa

- Giúp trẻ củng cố kiến thức về kích thước làm cho những kiến thức đó trở nên bền chắc.

- Phát huy tính tích cực tư duy và tích cực hành động của trẻ.

- Giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá mức độ nắm kiến thức, kỹ năng về kích thước của trẻ.

* Yêu cầu

- Hệ thống bài tập phải đa dạng phù hợp với nội dung hình thành biểu tượng kích thước, tiêu chí và thang đánh giá nội dung đó ở trẻ.

- Hệ thống bài tập phải được nâng dần mức độ từ khó đến dễ, từ đơn giản đến phức tạp.

- Giáo viên cần tổ chức cho tất cả trẻ được tham gia các bài luyện tập. - Các bài tập luyện củng cố biểu tượng kích thước cho trẻ cần đa dạng về nội dung và phương thức hành động.

* Nội dung

- Khai thác một số bài tập có sắn trong chương trình GDMN, bài tập trong các tài liệu tham khảo.

- Bài tập do giáo viên tự xây dựng.

- Bài tập đánh giá đối với trẻ mẫu giáo thường ở mức độ đơn giản, có khi là những trò chơi, câu đố,…

* Cách tiến hành

- Giáo viên dựa vào mục đích, yêu cầu của tiết học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ; mức độ nắm kiến thức, kỹ năng về kích thước của trẻ các lứa tuổi mà lựa chọn và xây dựng bài tập luyện phù hợp.

- Ban đầu, khi trẻ mới làm quen với kỹ năng so sánh biểu tượng kích thước các đối tượng, giáo viên đưa ra những bài tập tái tạo giúp trẻ được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần thao tác kỹ năng so sánh vừa được làm quen. Dần dần giúp trẻ nắm chắc kiến thức, kỹ năng so sánh kích thước các đối tượng.

- Sau đó, khi trẻ đã nắm chắc được những kiến thức, kỹ năng về biểu tượng kích thước, giáo viên đưa ra bài tập sáng tạo nhằm tạo điều kiện cho trẻ vận dụng những kiến thức về biểu tượng kích thước vào hoàn cảnh, điều kiện mới, làm cho kiến thức của trẻ trở nên sâu sắc và bền vững hơn.

- Giáo viên sử dụng các kiến thức, hướng trẻ tới giải quyết nhiệm vụ nhận thức nêu ra trong mỗi bài tập một cách tự nhiên, thoải mái mà không bị gò bó, ép buộc.

- Khi cho trẻ làm bài tập cô có thể động viên trẻ, tạo không khí thoải mái, vui vẻ.

- Hệ thống bài tập giáo viên thường sử dụng vào những hoạt động hình thành biểu tượng kích thước mang tính chất ôn luyện, cuối tiết học, cuối chủ đề hoặc cuối độ tuổi.

* Điều kiện thực hiện

- Giáo viên có khả năng lựa chọn xây dựng hệ thống bài tập đa dạng, phù hợ với mức độ phát triển biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Biện pháp 7: Tăng cường sử dụng trò chơi có nội dung tích hợp

* Mục đích, ý nghĩa

- Gây hứng thú kích thích trẻ tham gia hoạt động, thỏa mãn nhu cầu chơi và nhu cầu nhận thức về kích thước các đối tượng của trẻ.

- Mở rộng, củng cố kiến thức, kỹ năng về kích thước cho trẻ, làm chúng trở nên bền vững sâu sắc hơn.

* Yêu cầu

+ Trò chơi phải phù hợp với nội dung và chủ đề đạo đức, được sử dụng đúng lúc, trong khoảng thời gian nhất định nhằm hướng tới mục tiêu hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ.

+ Các trò chơi học tập có nội dung toán học tích hợp phải thường xuyên đổi mới, nội dung chơi và luật chơi phải nâng dần mức độ từ khó đến dễ, từ đơn giản đến phức tạp.

+ Lựa chon trò chơi phù hợp với điều kiện, cơ sở vật chất với lớp học. + Giáo viên cần nắm được cách thức sử dụng trò chơi học tập có nội dung tích hợp vào quá trình dạy trẻ.

* Nội dung

Trò chơi học tập có nội dung tích hợp chủ yếu xuất phát từ ba nguồn: Trò chơi có sẵn trong tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình; trò chơi được sưu tầm qua các tài liệu tham khảo và trò chơi do giáo viên tự thiết kế.

+ Các trò chơi có nội dung về biểu tượng kích thước theo hướng tích hợp có sẵn trong chương trình đổi mới hình thức hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi gồm: Trò chơi “Kết bạn”, “Thi xem ai nhanh”…

+ Các trò chơi có nội dung tích hợp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi do giáo viên sưu tầm qua các tài liệu tham khảo như trò chơi “Cuộc thi nhảy của ếch con” , “Tặng quà cho bạn gấu”…

+ Các trò chơi có nội dung tích hợp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi do chúng tôi thiết kế (Giáo án 3 - Phụ lục 6): Trò chơi “Thi xếp đường ray”, “Chạy theo tín hiệu đèn”, “Tìm nhà cho đúng”,…

* Cách tiến hành

Tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau trong tiết học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mà giáo viên lựa chọn trò chơi cho phù hợp. Mới đầu hoạt động để ôn lại những kiến thức, kỹ năng về biểu tượng kích thước có liên quan đến nội dung bài mới có thể sử dụng trò chơi ôn luyện. Còn cuối hoạt động khi cần củng cố kiến thức, kỹ năng về biểu tượng kích thước vừa làm quen cho trẻ, giáo viên thường sử dụng trò chơi học tập có nội dung tích hợp đa dạng.

Tổ chức trò chơi học tập có nội dung tích hợp trong tiết học thường được tiến hành theo 3 bước: Hướng dẫn trò chơi, theo dõi quá trình chơi và nhận xét, đánh giá kết quả chơi.

* Hướng dẫn trò chơi

Giáo viên dùng các thủ thuật khác nhau để gây sự chú ý của trẻ như đặt câu hỏi, đưa ra các tình huống có vấn đề, có ý nghĩa đối với trẻ trên cơ sở đó giới thiệu tên trò chơi. Đối với trò chơi trẻ mới được làm quen, giáo viên phổ biến cách chơi, luật chơi cho trẻ một cách rõ ràng, tỉ mỉ để trẻ nắm được. Nếu trò chơi có hành động phức tạp, giáo viên có thể vừa giải thích vừa làm mẫu từng động tác để minh họa. Đối với trò chơi quen thuộc với trẻ, cô yêu cầu trẻ khá nhắc lại cách chơi, luật chơi. Cô chỉ nhắc lại khi trẻ nhắc không đầy đủ hoặc thiếu chính xác.

* Theo dõi quá trình chơi

Sau khi phổ biến cách chơi, luật chơi cho trẻ, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi. Trong quá trình trẻ chơi giáo viên theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ chơi,

cần chú ý việc thực hiện luật chơi của trẻ, tránh hiện tượng thiếu trung thực trong quá trình chơi.

* Nhận xét, đánh giá két quả chơi

Việc nhận xét, đánh giá kết quả chơi cần dựa vào kết quả nhận thức, luật chơi. Cần nhận xét, đánh giá sao cho không làm mất đi hứng thú chơi và niềm tin của trẻ. Với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cô nên cho trẻ tự kiểm tra kết quả, nhận xét, đánh giá mình, đội mình, bạn và đội bạn.

* Điều kiện thực hiện

- Giáo viên cần nắm được nhiều trò chơi học tập có nội dung tích hợp và cách thức sử dụng chúng vào hoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp.

- Giáo viên có kỹ năng lựa chọn, xây dựng và tổ chức trò chơi có nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ theo hướng tích hợp một cách sinh động hấp dẫn.

- Có đủ điều kiện không gian, thời gian, đồ dùng đồ chơi để thực hiện trò chơi.

Nhóm 3: Đánh giá mức độ phát triển biểu tượng kích thước của trẻ

Đánh giá mức độ phát triển biểu tượng kích thước của trẻ 5 - 6 tuổi là một trong những khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình tổ chức hoạt động hình thành biểu tượng này cho trẻ. Đặc biệt theo hướng chương trình đổi mới GDMN ở nước ta hiện nay rất coi trọng nhiệm vụ này. Có rất nhiều cách để đánh giá khả năng phát triển biểu tượng kích thước của trẻ nhưng trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến 3 biện pháp đánh giá sau:

Biện pháp 8: Lôi cuốn trẻ tham gia vào đánh giá bản thân trẻ và bạn trong tiết học hình thành biểu tượng kích thước

* Mục đích, ý nghĩa

- Đánh giá có vai trò quan trọng then chốt của quá trình hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ, nó vừa là khâu cuối cùng của hoạt động hình thành

biểu tượng kích thước này, nhưng lại được coi như bước khởi đầu của hoạt động hình thành biểu tượng kích thước tiếp theo.

- Kích thích, lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động hình thành biểu tượng kích thước tiếp theo.

- Giúp giáo viên xác định được hiệu quả của những biện pháp sư phạm sử dụng trong tiết học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ theo hướng tái hợp, phát hiện ra những tồn tại của chúng để điều chỉnh, khắc phục nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ.

* Yêu cầu

- Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ được tự mình đánh giá bản thân, đánh giá bạn khi tham gia hoạt động hình thành biểu tượng kích thước. Sau đó, giáo viên mới đánh giá một cách công bằng nhằm tạo cho trẻ sự tự tin, kích thích trẻ tham gia và cố gắng hơn trong các hoạt động tiếp theo.

- Để đánh giá kết quả hoạt động của trẻ cần xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể.

- Việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên thông qua quan sát, trao đổi với trẻ, với trẻ mẫu giáo cần động viên, khích lệ lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động.

* Cách tiến hành

- Khi hình thành kĩ năng tự đánh giá cho trẻ, giáo viên giúp trẻ thấy được việc thực hiện các thao tác và hành động đúng phù hợp với hoạt động hình thành biểu tượng kích thước. Giáo viên đưa ra những yêu cầu cụ thể về nhiệm vụ của mình sao cho phù hợp. Đánh giá kết quả hình thành biểu tượng kích thước của trẻ sau mỗi hoạt động giúp giáo viên xác định được chất lượng và hiệu quả của hoạt động hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp, phát hiện những sai lệch của biện pháp sử dụng nhằm thực hiện tốt mục đích đã đặt ra, đồng thời dự đoán được khả năng, mức độ phát triển biểu tượng kích thước của trẻ trong tương lai để lập kế hoạch hình thành biểu tượng này cho

- Để hình thành kỹ năng tự đánh giá cho trẻ, giáo viên nên coi đánh giá là một nhiệm vụ trong hoạt động của trẻ, giáo viên cần giúp trẻ hiểu yêu cầu về việc đánh giá các hoạt động là trẻ không những thực hiện tốt các hoạt động đó mà còn biết so sánh, nhận xét, đánh giá hoạt động của mình, của bạn.

- Giáo viên khéo léo gợi ý để cá nhân trẻ nhận xét, đánh giá hoạt động của mình, của bạn, yêu cầu so sánh, phân tích kết quả hoạt động của mình và của bạn đồng thời rút ra kết luận. Từ đó kích thích trẻ chú ý hơn khi tham gia hoạt động thao tác với các đối tượng, so sánh kích thước của các đối tượng.

* Điều kiện thực hiện

- Giáo viên có khả năng lôi cuốn trẻ tham gia đánh giá bản thân và đánh giá bạn trong hoạt động làm quen với biểu tượng kích thước.

- Số lượng trẻ trong lớp, trong nhóm trẻ không quá đông để giáo viên có thể tạo cơ hội cho các trẻ được tự mình đánh giá bản thân và đánh giá bạn.

Biện pháp 9: Lập hồ sơ theo dõi mức độ phát triển biểu tượng kích thước của trẻ

* Mục đích, ý nghĩa

- Lập hồ sơ theo dõi quá trình hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ giúp giáo viên thuận tiện hơn trong việc theo dõi, dễ dàng nắm được mức độ phát triển biểu tượng kích thước của trẻ, từ đó đưa ra những biện pháp tác động phù hợp.

* Yêu cầu

- Mỗi trẻ có một bộ hồ sơ đánh giá, sau mỗi tiết học hình thành biểu tượng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 6 tuổi theo hướng tích hợp (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)