Tổ chức cho học sinh luyện tập vừa sức để rèn luyện những kỹ năng cơ bản

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc dạy học toán lớp 4 (Trang 38 - 39)

600 0 1300 2 Học sinh sẽ tính như sau:

2.3.2. Tổ chức cho học sinh luyện tập vừa sức để rèn luyện những kỹ năng cơ bản

Đối với học sinh yếu kém, giáo viên nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức và kỹ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thức. Cần dành thì giờ để các em tăng cường luyện tập vừa sức mình.

* Về phần mình, giáo viên cần lưu ý những điểm sau:

- Đảm bảo học sinh hiểu đề bài tập. Học sinh yếu kém nhiều khi “vấp” ngay từ bước đầu tiên không hiểu đề bài toán cho gì và yêu cầu gì. Tùy thuộc vào mức độ yếu kém của học sinh mà giáo viên đưa ra yêu cầu về mức độ, khối lượng kiến thức đảm bảo tính “vừa sức” của học sinh.

- Tăng số bài tập cùng thể loại và cùng mức độ với mục đích rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để giải toán. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng khắc sâu kiến thức đã học và giáo viên gợi ý cho học sinh nhận diện dạng toán với quy trình, cách giải rõ ràng. Từ đó hoàn thiện và phát triển tri thức phương pháp cho học sinh.

- Nên sử dụng những mạch bài tập phân mịn nhưng vẫn đảm bảo tính hệ thống, tính vừa sức, chi tiết hơn. Tức là khoảng cách giữa hai bậc liên tiếp không quá xa, quá cao để học sinh yếu kém đỡ bị hụt hẫng, để các em dễ kiến tạo tri thức, kỹ năng. Đồng thời giáo viên có thể tạo nên một yếu tố cực kỳ quan trọng: Các em sẽ tin vào bản thân, vào sức mình và có đủ nghị lực, quyết tâm vượt qua tình trạng yếu kém.

Giáo viên cần động viên học sinh trả lời những câu hỏi dễ, gần với những kiến thức đã biết, kích thích sự hứng thú, tạo động cơ cho học sinh tiếp tục tham

gia giải quyết hệ thống câu hỏi, dẫn dắt học sinh đi đến đích là lĩnh hội kiến thức cần kiến tạo.

Ví dụ: Sau khi học xong bài “Dấu hiệu chia hết cho 2” thì về cơ bản các em đã nhận biết được các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2. Nhưng để học sinh rèn luyện kỹ năng vận dụng và khắc sâu kiến thức thì giáo viên cần cho thêm một số ví dụ khác để học sinh luyện tập thêm.

GV: Trong các số 35; 89; 98; 1000; 744; 867; 7536; 56712: a) Số nào chia hết cho 2?

b) Số nào không chia hết cho 2?

HS: Em sẽ dựa vào dấu hiệu chia hết cho 2 để tìm những số chia hết cho 2 là có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc dạy học toán lớp 4 (Trang 38 - 39)