Sử dụng biện pháp dạy học phân hóa

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc dạy học toán lớp 4 (Trang 57 - 62)

600 0 1300 2 Học sinh sẽ tính như sau:

2.4.5.Sử dụng biện pháp dạy học phân hóa

Trong quá trình dạy học, giáo viên nhiều khi không chú ý đến dạy học phân hóa, phân bậc các hoạt động. Chẳng hạn, có những giáo viên thường xuyên

ra bài tập khó khiến cho những học sinh thuộc diện yếu kém không làm được. Hoặc giáo viên thường ra bài tập quá dễ sẽ dẫn đến việc học sinh khá, giỏi sẽ cảm thấy nhàm chán và dần dần học sinh không còn hứng thú trong học tập. Giáo viên sẽ không thực hiện tốt mục tiêu dạy học đối với tất cả mọi học sinh, đồng thời không khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của cá nhân, không đưa được diện học sinh yếu kém lên trình độ chung. Không có được những nội dung bổ sung và biện pháp phân hóa giúp học sinh khá, giỏi đạt được những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đã đạt được những yêu cầu cơ bản.

Ví dụ 1: So sánh các phân số sau bằng cách nhanh nhất: a) 12

13 và 11

14 b) 20

31 và 19

33

Nếu giáo viên ra chung bài tập này cho cả lớp mà không phân loại đối tượng học sinh thì đối với những học sinh yếu kém Toán có thể sẽ không biết cách làm hoặc làm sai. Còn đối với những học sinh từ trung bình trở lên thì có thể giải được bài tập này nhưng lại có thể không theo dụng ý của giáo viên, muốn các em giải theo chiều hướng khác.

* Biện pháp khắc phục:

+ Trong giảng dạy giáo viên có thể sử dụng biện pháp dạy học phân hóa để giúp đỡ hai đối tượng học sinh này một cách có hiệu quả.

- Đối với diện học sinh yếu kém, giáo viên có thể nêu tường minh cách giải loại bài tập này. Sau đó yêu cầu học sinh vận dụng tương tự để giải ý b của bài tập này. Giáo viên có thể gợi động cơ bằng hướng đích, quy lạ về quen, tìm mối liên hệ và phụ thuộc qua việc so sánh cả hai phân số với cùng một phân số (khác hai phân số trên). Nhưng giáo viên cần phân bậc mịn các hoạt động để học sinh dần dần đi đến đích. Trong đó, có thể cần phải đối xử cá biệt đối với những học sinh yếu kém bằng cách động viên khi kết quả đạt được của các em chưa thật sự hoàn chỉnh.

Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh giải phần a để từ đó biết vận dụng để giải phần b của bài tập.

HS: Quy đồng mẫu số hai phân số. GV: Em sẽ quy đồng như thế nào?

HS: Nhân cả tử và mẫu của phân số thứ nhất với mẫu số của phân số thứ hai và nhân cả tử và mẫu của phân số thứ hai với mẫu số của phân số thứ nhất.

GV: Em hãy so sánh hai phân số trên. HS: Ta có: 12 13 = 12 14 13 14   = 168 182 11 14 = 11 13 14 13   = 143 182 Ta thấy: 168 182 > 143 182 (Vì 168 > 143) Vậy: 12 13 > 11 14

GV: Ngoài cách giải trên còn cách nào nữa không?

Nếu học sinh thuộc diện yếu kém chưa thể trả lời thì giáo viên có thể gợi ý: Các em sẽ giải theo cách nhanh nhất bằng cách cùng so sánh với cùng một phân số chung để tìm được phân số lớn hơn.

GV: Em thấy phân số nào có tử số bằng tử số của phân số thứ nhất và có mẫu số bằng mẫu số của phân số thứ hai?

HS: Phân số 12 14 GV: Chúng ta sẽ cùng so sánh hai phân số 12 13 và 11 14 với phân số 12 14 (Tìm sự liên hệ và phụ thuộc). Ta có: 12 13 > 12 14 Ta lại có: 12 14 > 11 14 Vậy: 12 13 > 11 14

GV: So sánh hai phân số bằng hai cách trên đều ra kết quả đúng. Tuy nhiên, đề bài yêu cầu giải bằng cách nhanh nhất. Cho nên, chúng ta sẽ giải theo cách thứ hai.

Mặc dù vậy nhưng trong suy nghĩ của giáo viên thì học sinh yếu kém có thể giải theo một trong hai cách trên để ra kết quả đúng. Nhưng nếu khuyến khích được các em giải theo cách 2 theo yêu cầu bài toán thì đó là điều tốt nhất.

* Giải thích:

Hướng dẫn học sinh làm theo ví dụ trên, giáo viên đã sử dụng biện pháp dạy học phân hóa bằng cách giao bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ngoài ra, giáo viên còn phân bậc các hoạt động (tuần tự nâng cao yêu cầu) và giáo viên sử dụng biện pháp gợi động cơ để học sinh đạt được kết quả cuối cùng.

+ Tìm sự liên hệ và phụ thuộc để học sinh thấy rằng cách so sánh nhanh nhất là so sánh cả hai phân số với cùng một phân số.

+ Gợi động cơ bằng hướng đích theo từng gợi ý để học sinh tìm ra được phân số chung dùng để so sánh hai phân số. Thông qua đó, luyện tập cho học sinh biết nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Điều đó rất bổ ích cho việc phát triển năng lực tư duy. Học sinh tìm được nhiều cách giải sẽ tìm ra được cách giải hay nhất.

Ví dụ 2: Khi dạy nội dung “Bốn phép tính với các số tự nhiên”, giáo viên có đưa ra bài tập như sau:

Tìm một số, biết rằng số đó nhân với 26 được bao nhiêu cộng với 128 thì được 2000.

Giải theo hai cách:

- Cách thứ nhất là dùng phương pháp tính ngược từ cuối. - Cách số thứ hai là gọi số cần tìm là x.

Nếu giáo viên đặt yêu cầu chung cho cả lớp:

GV: Tìm một số, biết rằng số đó nhân với 26 được bao nhiêu cộng với 128 thì được 2000.

Đối với học sinh yếu kém có thể các em sẽ không làm được vì thấy không cùng dạng với ví dụ trong SGK. Còn đối với những em học sinh khá, giỏi thì bài tập này lại có thể thực hiện được. Hơn nữa, các em có thể giải theo hai cách. Vì

vậy, giáo viên cần phải sử dụng biện pháp dạy học phân hóa, phân bậc các hoạt động để đáp ứng được nhu cầu nhận thức của cả hai đối tượng học sinh này.

* Đối với những học sinh yếu kém: Giáo viên có thể sử dụng biện pháp gợi động cơ mở đầu để các em có thể tìm ra cách giải dạng bài tập này. Trong quá trình hướng dẫn, dẫn dắt học sinh tìm cách giải giáo viên nên sử dụng biện pháp phân bậc các hoạt động để các em đạt được kết quả cuối cùng.

GV: Em hãy nhận dạng bài tập trên? HS: Là bài tập tìm số.

GV: Ta thường dùng cách nào để tìm một số? HS: Cách tính ngược từ cuối.

GV: Ta có thể giải như sau:

Số cần tìm nhân với 26 thì được: 2000 - 128 = 1872

Số cần tìm là: 1872 : 26 = 72

GV: Để giải bài tập trên, chúng ta cần thực hiện theo các bước tính ngược từ cuối theo các dữ kiện bài toán đã cho để tìm ra số cần tìm.

Ngoài ra, để học sinh yếu kém có thể hình dung rõ hơn thì giáo viên có thể vẽ sơ đồ tóm tắt các bước chuyển đổi trong bài toán như sau:

 26 + 128

: 26 - 128

Dựa vào sơ đồ trên, học sinh yếu kém có thể dễ dàng tìm ra được số cần tìm theo các bước bài toán đã cho mà không bị nhầm lẫn. Các em sẽ dễ phân tích, tưởng tượng trong quá trình làm toán.

* Đối với những học sinh khá, giỏi: Giáo viên có thể yêu cầu ở mức độ cao hơn, sử dụng biện pháp gợi động cơ mở đầu để các em tự tìm cách giải theo hai cách.

Trong quá trình hướng dẫn, dẫn dắt học sinh tìm cách giải giáo viên nên sử dụng biện pháp phân bậc hoạt động để các em đạt được kết quả cuối cùng. GV: Tìm một số, biết rằng số đó nhân với 26 được bao nhiêu cộng với 128 thì được 2000.

HS: Số cần tìm nhân với 26 thì được: 2000 - 128 = 1872 Số cần tìm là:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc dạy học toán lớp 4 (Trang 57 - 62)