Sử dụng biện pháp tăng cường gợi động cơ phân bậc hoạt động học Toán cho học sinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc dạy học toán lớp 4 (Trang 51 - 53)

600 0 1300 2 Học sinh sẽ tính như sau:

2.4.3. Sử dụng biện pháp tăng cường gợi động cơ phân bậc hoạt động học Toán cho học sinh

Toán cho học sinh

Việc dạy học Toán ở nhà trường tiểu học hiện nay đã có nhiều cải tiến, song việc gợi động cơ và phân bậc các hoạt động trong học tập cho học sinh còn chưa được thực hiện một cách thường xuyên, thậm chí giáo viên còn không bao giờ gợi động cơ học tập cho học sinh mà dạy một cách áp đặt, nhồi nhét. Kiểu dạy như vậy sẽ dẫn đến việc học sinh không có niềm vui, hứng thú trong học tập, thấy việc học môn Toán thật cưỡng ép, thật khô khan, khó hiểu. Nhiều khi học sinh không biết học nội dung kiến thức đó để làm gì? Giáo viên định dạy gì? Định nói gì? Và khi học sinh không hiểu được việc mình làm thì tình trạng yếu kém Toán tất yếu xảy ra. Vì vậy, trong dạy học Toán giáo viên cần gợi động cơ học tập cho học sinh.

Ví dụ 1: Việc so sánh hai phân số chủ yếu dựa vào thao tác quy đồng hai phân số để trở về hai phân số cùng mẫu số. Do đó, việc quy đồng mẫu số hai phân số là một việc làm quan trọng đối với các em.

Nếu trong dạy học, giáo viên nói ngay với học sinh: “Chúng ta học nội dung: So sánh hai phân số cùng mẫu số”. Thì đối với những em thuộc diện yếu kém Toán sẽ thấy nội dung này khó hiểu. Hơn thế nữa, các em sẽ đặt dấu chấm hỏi là so sánh hai phân số khác mẫu số như thế nào?

* Biện pháp khắc phục:

+ Giáo viên cần gợi động cơ học tập cho học sinh trong nội dung này. Giáo viên có thể gợi động cơ mở đầu cho các em.

Ví dụ:

GV: Nếu để hai phân số khác mẫu số thì ta có so sánh được không? HS: Nếu hai phân số khác mẫu số thì không so sánh được.

GV: Nếu chúng ta đưa hai phân số về dạng hai phân số cùng mẫu thì có thể so sánh được không?

HS: Có thể so sánh được.

GV: Để so sánh được hai phân số khác mẫu số chúng ta sẽ đưa về dạng so sánh hai phân số cùng mẫu số bằng cách quy đồng mẫu số hai phân số.

Ví dụ 2: Trong dạy học nội dung “Hình thoi”, có giáo viên đã dạy theo cách sau:

Hôm qua, cô đã dặn các em về nhà đọc trước phần: “Hình thoi”. Bây giờ, một bạn đứng tại chỗ trình bày cho cô và cả lớp nghe nội dung các em đã tìm hiểu.

Cách dạy như vậy khiến cho những em học sinh thuộc diện yếu kém Toán sẽ rất hoang mang, lo sợ. Vì những em học sinh này nếu có cố học lắm cũng chỉ nhớ được nội dung một cách hình thức. Còn nếu giáo viên hỏi thêm (thuộc vào nội dung đó) thì học sinh cũng không nắm được. Dần dần sẽ tạo tâm lý chán học. Vì các em đọc có khi không hiểu, có khi không nhớ được sách giáo khoa viết gì? Dựa vào đâu sẽ viết được như thế?

* Biện pháp khắc phục:

+ Hình thoi có mối liên hệ với hình vuông và hình chữ nhật. Do đó, khi dạy học nội dung “Hình thoi”, giáo viên có thể gợi động cơ mở đầu bằng cách tìm sự liên hệ và phụ thuộc.

Chẳng hạn:

- Em thấy hình thoi có đặc điểm giống những dạng hình học nào mà các em đã được học?

- Em thấy hình thoi có hai cạnh đối diện như thế nào?

Ví dụ 3: Dạy học nội dung “Dấu hiệu chia hết cho 2”. Nếu giáo viên dạy ngay định nghĩa sẽ làm hạn chế những năng lực trí tuệ của học sinh như: phân tích, so sánh, khái quát hóa,…

+ Khi dạy giáo viên nên sử dụng phương pháp gợi động cơ học tập để học sinh tự tìm ra dấu hiệu, khái niệm, công thức thông qua một số ví dụ cụ thể.

Ví dụ: 10 : 2 = 5 11 : 2 = 5 (dư 1) 32 : 2 = 16 33 : 2 = 16 (dư 1) 14 : 2 = 7 15 : 2 = 7 (dư 1) 36 : 2 = 18 37 : 2 = 18 (dư 1) 28 : 2 = 14 29 : 2 = 14 (dư 1)

Nhìn vào ví dụ trên, các em có thể thấy: Các số có chữ số tận cùng là 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8 thì chia hết cho 2.

Hoặc giáo viên có thể tổ chức trò chơi cho học sinh để tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2:

Chia lớp thành hai đội chơi: Đội 1 sễ tìm những số chia hết cho 2, đội 2 sẽ tìm những số không chia hết cho 2. Sau khi giáo viên kiểm tra kết quả sẽ cho học sinh nhận ra dấu hiệu bằng cách quan sát chữ số tận cùng của các số trên. Số nào có chữ số tận cùng là 0 ; 2 ; 4; 6 ; 8 thì chia hết cho 2. Như vậy học sinh sẽ tự phát hiện ra tri thức bằng cách gợi động cơ học tập của giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc dạy học toán lớp 4 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)