Sử dụng biện pháp luyện tập vừa sức

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc dạy học toán lớp 4 (Trang 47 - 51)

600 0 1300 2 Học sinh sẽ tính như sau:

2.4.2.Sử dụng biện pháp luyện tập vừa sức

Chương trình Toán lớp 4 được cấu trúc theo năm mạch kiến thức đòi hỏi học sinh phải tăng cường luyện tập bằng các ví dụ trên lớp và các bài toán điển hình theo từng mạch kiến thức, nội dung để rèn kỹ năng giải toán cho các em.

Để làm được điều này, giáo viên cần phải chú ý đến các đối tượng học sinh để có hình thức luyện tập phù hợp.

Đôi khi, do sự quan tâm không đúng mức trong vấn đề rèn luyện khả năng luyện tập cho học sinh mà giáo viên bỏ qua mức độ nhận thức của học sinh yếu kém để tiến hành luyện tập đại trà khiến những học sinh nhận thức chậm không thể làm được bài giáo viên giao. Từ đó, các em sẽ gây ra tâm lý chán nản khi học toán, không làm được bài tập dẫn đến không theo kịp mặt bằng chung của lớp. Vì vậy, giáo viên cần có những hình thức luyện tập phù hợp bằng cách tăng số bài tập cùng mức độ, cũng như lặp lại nhiều lần kiến thức để giải toán cho học sinh.

Ví dụ 1: Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?

Trong ví dụ này, học sinh yếu kém hầu như không biết phân tích dữ kiện của bài toán để vẽ được sơ đồ, tính được tuổi bố, tuổi con.

* Biện pháp khắc phục:

+ Trong quá trình dạy học, giáo viên cần phân tích sâu ví dụ bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

Rút ra nhận xét:

Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2 Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2

+ GV gợi ý để học sinh phân tích bài toán theo phần nhận xét. Từ đó giúp các em tìm ra vấn đề, kích thích hứng thú học tập của học sinh.

GV: Bài toán cho biết gì?

HS: Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 58 tuổi và bố hơn con 38 tuổi. GV: Bài toán hỏi gì?

HS: Bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi. GV: Vậy số lớn ở trong bài này là gi? HS: Tuổi bố

GV: Số bé trong bài là gì? HS: Tuổi con

GV: Vậy em có vẽ được sơ đồ minh họa tuổi bố, tuổi con không? HS: Có ạ. + Học sinh giải: 38 tuổi Tuổi bố: Tuổi con: Hai lần tuổi bố là: 58 + 38 = 96 (tuổi) Tuổi bố là: 96 : 2 = 48 (tuổi) Tuổi con là: 48 - 38 = 10 (tuổi) Đáp số: Tuổi bố: 48 tuổi Tuổi con: 10 tuổi

+ Sau đó, giáo viên đưa ra những dạng bài tập tương tự như trên làm bài tập về nhà cho học sinh thực hành. Ví dụ:

Bài 1: Tổng của hai số bằng 50. Hiệu của hai số đó là 10. Tìm hai số đó.

Bài 2: Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 600 cây. Lớp 4A trồng được ít hơn lớp 4B là 50 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?

Ví dụ 2: Một đội công nhân gồm 15 người trồng xong một khu rừng trong 3 ngày. Ngày thứ nhất đội trồng được 1861 cây, ngày thứ hai trồng được 2630 cây, ngày thứ ba trồng được 2754 cây. Hỏi trong cả ba ngày đó trung bình mỗi người trồng được bao nhiêu cây?

(HS) giải:

Số cây trung bình mỗi công nhân trồng được là: (1861 + 2630 + 2754) : 3 = 2415 (cây)

(GV) Trong trường hợp này học sinh bị nhầm lẫn số cây trung bình mỗi người trồng được trong 3 ngày với số cây trung bình trong 3 ngày của cả đội công nhân trồng được.

Trước khi học sinh làm bài giáo viên không lưu ý học sinh chú ý đến số lượng công nhân trong đội. Do đó, những học sinh có mức học yếu kém sẽ hiểu

lầm là tính trung bình mỗi ngày chứ không phải trung bình mỗi người trồng được bao nhiêu. Những bài dạng này học sinh yếu kém không có khả năng tư duy như học sinh khá giỏi nên rất dễ áp dụng công thức một cách máy móc dẫn đến lời giải sai. Vì vậy, giáo viên cần có phương án luyện tập vừa sức cho những em học sinh này.

* Biện pháp khắc phục:

+ Giáo viên đưa ra công thức tính số trung bình cộng cho học sinh hoặc yêu cầu những em học sinh khá giỏi nhắc lại cách tính số trung bình cộng.

+ Giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi ý cho học sinh theo mức độ tăng tiến dần:

GV: Đội công nhân gồm bao nhiêu người? HS: 15

GV: Đội công nhân trồng khu rừng đó trong mấy ngày? HS: 3 ngày

GV: Mỗi ngày đội công nhân đó trồng được bao nhiêu?

HS: Ngày thứ nhất trồng được 1861 cây, ngày thứ hai trồng được 2630 cây, ngày thứ ba trồng được 2754 cây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV: Để tính 3 ngày trung bình mỗi người trồng được bao nhiêu cây thì em phải chia cho bao nhiêu người?

HS: Chia cho 15 người

Như vậy, học sinh sẽ hiểu được đội công nhân gồm 15 người nên số cây trung bình của mỗi người trồng được phải chia cho 15.

+ Cần đưa ra một số bài tập tương tự để rèn kỹ năng tính toán cho học sinh. Ví dụ 3: Sau khi học nội dung: “Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9”, giáo viên có thể luyện tập cho học sinh bằng cách giao những dạng bài tập để học sinh luyện tập như sau:

Trong các số sau đây số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5? 3256; 4215; 7830; 6521; 4560

Đối với dạng bài tập này, có thể học sinh yếu kém chỉ tìm ra những số chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5 hoặc chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2.

* Biện pháp khắc phục:

Giáo viên cho học sinh nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5. Học sinh sẽ nhận ra được là các chữ số có tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5.

HS: Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: 7830; 4560.

Như vậy, với hình thức luyện tập như trên, giáo viên có thể củng cố được kiến thức cho học sinh. Mặt khác, mức độ luyện tập phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh yếu kém.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc dạy học toán lớp 4 (Trang 47 - 51)