Sử dụng biện pháp hướng dẫn học sinh phương pháp học trên lớp và cách tự học ở nhà

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc dạy học toán lớp 4 (Trang 53 - 57)

600 0 1300 2 Học sinh sẽ tính như sau:

2.4.4. Sử dụng biện pháp hướng dẫn học sinh phương pháp học trên lớp và cách tự học ở nhà

cách tự học ở nhà

Trong thực tế của việc giảng dạy, có những giáo viên không để ý đến việc nghe giảng và ghi chép của học sinh, càng không quan tâm, nhắc nhở các em nên sử dụng SGK, sách tham khảo khi nào là tốt nhất. Làm cho các em lúng túng trong việc ghi chép, sử dụng SGK và tài liệu tham khảo. Có những trường hợp giáo viên dạy xong cả một tiết học mà học sinh vẫn chẳng ghi chép được gì, hoặc có ghi chép thì nội dung ghi chép cũng không phải là mục tiêu kiến thức mà thầy giảng (có thể chỉ là những bước biến đổi trung gian). Học sinh không biết học nội dung kiến thức này để làm gì? Vận dụng nó để làm gì? Vận dụng nó để chứng minh công thức hay làm bài tập nào? Khi về nhà, các em cũng tự học theo ý mình vì không được sự dẫn dắt trước của giáo viên nên việc tự học ở nhà ít hiệu quả. Chẳng hạn, trước khi làm bài tập về nhà học sinh không cần đọc lại

ví dụ và lý thuyết như thế nào để mà vận dụng. Có những em giải bài không theo tuần tự trong SGK (trong SGK thường sắp xếp bài tập từ dễ đến khó) mà chọn những bài khó để làm trước và nếu như nhiều lần không làm được sẽ gây tâm lý chán nản, tự ti.

Đối với những học sinh yếu kém toán thì việc giáo viên hướng dẫn các em cách nghe giảng, phương pháp ghi chép bài, cách sử dụng SGK và tài liệu tham khảo là rất quan trọng. Đặc biệt là lựa chọn thời điểm thích hợp để hướng dẫn bài tập về nhà, căn cứ vào mối liên quan về mặt nội dung với những tri thức được học trên lớp và những bài tập trên lớp chứ không nhất thiết phải đợi đến cuối tiết học mới hướng dẫn tất cả các bài tập cùng một lúc.

Ví dụ 1: Khi học sinh nghe giảng về nội dung: “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” thông qua ví dụ cụ thể:

Cho thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 240 m. Tính diện tích thửa ruộng biết chiều dài hơn chiều rộng 8 m.

+ Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra nhiệm vụ cần giải quyết, các bước giải quyết vấn đề đó (nếu học sinh không chỉ ra được, giáo viên có thể gợi ý hoặc chỉ ra cho học sinh rõ). Đó là: Muốn tìm diện tích của thửa ruộng thì ta phải tính được chiều dài và chiều rộng của thửa ruộng đó.

Học sinh cần chú ý đến các thao tác sau:

- Nghe giảng để hiểu được cách tính chiều dài, chiều rộng: Tìm chiều dài, chiều rộng dựa vào tổng và hiệu của nó. Hiệu số đo hai chiều đã biết, tìm tổng số đo cần dựa vào chu vi.

- Hiểu được cách tính chiều dài, chiều rộng dựa vào nửa chu vi, đó là: Tìm nửa chu vi để tìm ra được tổng của chiều dài và chiều rộng.

Nửa chu vi của thửa ruộng là: 240 : 2 = 120 (m)

- Từ đó, hiểu ra được cách tính chiều dài, chiều rộng. Chiều dài của thửa ruộng là:

(120 + 8) : 2 = 64 (m) Chiều rộng của thửa ruộng là:

120 - 64 = 56 (m)

- Sau khi biết được chiều dài và chiều rộng, dựa vào công thức tính diện tích hình chữ nhật học sinh sẽ tính được diện tích của thửa ruộng.

Diện tích thửa ruộng là:

5664 = 3584 (m2)

- Giáo viên cần lưu ý học sinh rằng đơn vị đo chiều dài là m, đơn vị đo diện tích là m2 để tránh học sinh bị nhầm lẫn trong quá trình làm bài.

+ Sau khi hướng dẫn học sinh khai thác bài toán và tìm ra cách giải, giáo viên chốt lại nội dung tổng quát để học sinh nắm được cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

+ Ngoài việc tập trung theo dõi để nắm được logic của bài giảng, giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi khiến học sinh phải động não, suy nghĩ quanh vấn đề giáo viên giảng. Đồng thời, nên luyện thêm những kỹ năng giải bài cho học sinh. Ví dụ như:

GV: Theo em, để tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, chúng ta có những cách giải nào?

HS: Có hai cách:

Cách 1: Tìm số bé trước Cách 2: Tìm số lớn trước

GV: Khi làm bài, các em có thể giải toán bằng một trong hai cách trên.

+ Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh dựa vào ví dụ trên: Về nhà các em hãy thực hiện giải bài toán trên bằng hai cách.

Ví dụ 2: Khi học nội dung “Rút gọn phân số”, trong sách giao khoa có trình bày ví dụ sau:

Rút gọn phân số: 18

54

Ta thấy: 18 và 54 đều chia hết cho 2, nên

18

54 = 18 : 254 : 2 = 9 54 : 2 = 9

27

9

27 = 9 : 927 : 9 = 1 27 : 9 = 1

3

1 và 3 không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1, nên 1

3 là phân số tối giản.

Vậy: 18

54 = 13 3

Nếu giáo viên cho học sinh ghi chép theo trình tự y hệt trong SGK thì học sinh cảm thấy việc sử dụng sách giáo khoa là thừa vì đã có giáo viên đọc và trình bày lên bảng cho chép. Hơn thế nữa, việc đọc trước SGK ở nhà là không cần thiết, vì giáo viên không đặt vấn đề, không phân tích, không có phương án giải quyết nào khác. Tóm lại, chẳng có gì mới mẻ, hấp dẫn mà y như trong SGK mà đến lớp đã có giáo viên trình bày lên bảng cho chép.

Vì vậy, nội dung ghi chép trong vở của học sinh cần kết hợp với việc sử dụng SGK và tài liệu tham khảo. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu vấn đề (kết hợp khai thác bài toán trong quá trình nghe giảng). Học sinh phải lựa chọn được cần ghi cái gì, cái gì không cần ghi và đã có trong SGK.

Đối với học sinh tiểu học, khi học Toán các em chỉ cần ghi các vấn đề sau: Tên bài học, nội dung ghi nhớ và công thức toán. Những thao tác tư duy của thầy, của bạn khi phát hiện và giải quyết vấn đề các em có thể tranh thủ ghi vào quyển sổ tay học toán.

Như ví dụ trên thì giáo viên không nên cho học sinh mở sách giáo khoa mà ghi bài toán lên bảng, dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề.

Rút gọn phân số: 18

54

Giáo viên nên hỏi học sinh:

GV: Muốn rút gọn phân số trên ta làm như thế nào?

HS: Chia cả tử cả mẫu của phân số với cùng một số tự nhiên lớn hơn 1. GV: Chúng ta sẽ rút gọn phân số trên như sau:

18

54 = 18 : 254 : 2 = 9 54 : 2 = 9

27

HS: Có thể rút gọn được.

GV: Em thấy 9 và 27 có thể cùng chia hết cho số tự nhiên nào? HS: Số 9

GV: Chúng ta sẽ tiếp tục rút gọn như sau: 9

27 = 9 : 927 : 9 = 1 27 : 9 = 1

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc dạy học toán lớp 4 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)