Khai thác ưu điểm của yếu tố phân hóa trong dạy học thông qua việc phối hợp sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc dạy học toán lớp 4 (Trang 43 - 44)

600 0 1300 2 Học sinh sẽ tính như sau:

2.3.5.Khai thác ưu điểm của yếu tố phân hóa trong dạy học thông qua việc phối hợp sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học

phối hợp sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học

2.3.5.1. Phân hóa bên trong

Từ những điểm khác nhau giữa các học sinh có thể tác động khác nhau đối với quá trình dạy học. Vì vậy, giáo viên cần có sự phân loại học sinh và sự hiểu biết của từng học sinh để tiến hành dạy học phân hóa đạt hiệu quả. Đối tượng mà ta đang quan tâm là học sinh yếu kém, khả năng tiếp thu tri thức Toán học chậm, kỹ năng vận dụng yếu (gọi tắt là “mất căn bản”) nên dạy học phân hóa cần được xây dựng thành một kế hoạch lâu dài, có hệ thống, có mục tiêu và được tiến hành bằng những biện pháp dạy học phân hóa nhằm giúp đỡ những học sinh yếu, kém đạt được trình độ chung.

+ Đối xử cá biệt ngay trong những pha dạy học đồng loạt. + Tổ chức những pha phân hóa trên lớp.

+ Phân hóa bài tập về nhà.

Ví dụ: Sau khi học sinh học xong nội dung: “Tính chất kết hợp của phép nhân” thì giáo viên có thể đưa ra bài tập phù hợp với hai đối tượng học sinh như sau: Bài 2 (SGK - 61). Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a) 13  5  2 5  2  34

Giáo viên động viên học sinh giải theo cách nhanh nhất. Nhưng trong suy nghĩ của giáo viên thì học sinh yếu kém dù giải theo cách nào mà vẫn tính ra kết quả đúng đã là rất tốt. Còn đối với học sinh khá giỏi thì phải bắt buộc giải theo cách nhanh nhất.

2.3.5.2. Phân hóa bên ngoài

a) Hoạt động dạy học ngoại khóa

Nhằm: lấp “lỗ hổng” kiến thức, gợi động cơ và niềm tin cho học sinh yếu kém và tăng thời gian cho hoạt động luyện tập của học sinh.

Hình thức thực hiện:

+ Nhóm học sinh yếu kém: Học tập dưới sự dẫn dắt của giáo viên.

+ Nhóm tự học: Hoạt động tập thể có tính cộng tác, hỗ trợ, kiểm tra đánh giá lẫn nhau.

Ví dụ: Đối với những học sinh yếu kém thì có rất nhiều “lỗ hổng” về kiến thức. Có những “lỗ hổng” giáo viên có thể bù đắp ngay ở trên lớp nhưng có những “lỗ hổng” không thể bù đắp ngay được vì tiết học bị hạn chế bởi chương trình. Cho nên, giáo viên cần tập trung những học sinh yếu kém, gộp những sai sót phổ biến mà các em thường mắc phải để chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sai và hướng dẫn sửa chữa những sai sót đó.

b) Kết hợp với một số loại hình hoạt động ngoại khóa khác

Tổ chức cho học sinh tham gia viết báo tường, kể chuyện về lịch sử Toán, trò chơi Toán học, dạ hội Toán học… trong các dịp hoạt động tập thể của lớp, của trường.

Ví dụ: Trong dịp chào mừng ngày 20-11, giáo viên tổ chức cho tập thể lớp tham gia viết báo tường có nội dung về các bài toán vui có liên quan đến chương trình toán mà các em đang học, kể chuyện về các nhà toán học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc dạy học toán lớp 4 (Trang 43 - 44)