Tăng cường gợi động cơ học tập cho học sinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc dạy học toán lớp 4 (Trang 39 - 41)

600 0 1300 2 Học sinh sẽ tính như sau:

2.3.3.Tăng cường gợi động cơ học tập cho học sinh

Trong dạy học Toán, giáo viên có thể gợi động cơ học tập cho học sinh. Bởi vì:

+ Môn toán là môn học khó do tính trừu tượng và tính logic cao nên đối với học sinh yếu kém thì cách gợi động cơ học tập cần đơn giản và dễ hiểu. Từ đó, các em thấy được ý nghĩa của các hoạt động trong nhận thức môn Toán và sẽ có hứng thú học tập. Các em sẽ cảm thấy môn Toán không quá khô khan, khó hiểu… + Động cơ học tập được hình thành dần dần trong quá trình học tập dưới sự tổ chức, hướng dẫn, điều khiển khéo léo của giáo viên. Khi có động cơ học tập, học sinh sẽ có lòng khao khát mở rộng tri thức, say mê với quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập, nỗ lực vượt qua khó khăn. Tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân các em hoạt động. Gợi động cơ không phải là việc làm ngắn ngủi lúc bắt đầu dạy một tri thức nào đó (thường là một bài học) mà phải xuyên suốt quá trình dạy học. Nhưng có thể xem xét và phân biệt gợi động cơ theo ba giai đoạn là mở đầu, trung gian và kết thúc.

2.3.3.1. Gợi động cơ mở đầu

Gợi động cơ mở đầu là gợi động cơ cho bước đặt vấn đề vào một vấn đề mới. Vì vậy, giáo viên có thể và cần thiết gợi động cơ khi đặt vấn đề tìm hiểu một chương, một bài, một mục mới, một khái niệm, một bài toán, một phương pháp toán học…

Ví dụ: Khi dạy bài “Phân số”, để hình thành khái niệm phân số cho học sinh giáo viên có thể gợi động cơ mở đầu như sau: Ở lớp 2, khi học về bảng chia các em đã được làm quen với : “Một phần hai”, “Một phần ba”, “Một phần tư”, “Một phần năm” được biểu diễn dưới dạng phân số là: 1

2, 1

3, 1

4, 1

5. Để biết thế nào là phân số và phân số gồm những thành phần nào, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay:” Phân số”.

Như vậy, giáo viên đã gợi động cơ mở đầu bằng việc nhắc lại kiến thức ở lớp dưới để học sinh có được hình dung rõ hơn về biểu tượng phân số, có hứng thú đối với bài học mới.

2.3.3.2. Gợi động cơ trung gian

Theo tác giả Nguyễn Bá Kim, có thể hiểu: “gợi động cơ trung gian là gợi động cơ cho những bước trung gian hoặc cho những hoạt động tiến hành trong những bước đó để đạt được mục tiêu”. Gợi động cơ trung gian không phải chỉ cho những hoạt động hoặc chủ đề cụ thể mà còn cho cả những hoạt động, những phương thức làm việc có tính chất lâu dài như khái quát hóa, quy lạ về quen. Có thể gợi động cơ trung gian trong các hoạt động như xây dựng khái niệm, giải bài toán dựa vào các công thức… Nhưng đối với học sinh yếu kém thì có thể sử dụng nhiều hơn cách gợi động cơ quy lạ về quen cho các em.

2.3.3.3. Gợi động cơ kết thúc

Nhiều khi học sinh đặt ra câu hỏi: Học nội dung này để làm gì? Tại sao lại thực hiện hoạt động này? Những câu hỏi này thường không trả lời được ngay hoặc không trả lời trọn vẹn. Để có câu trả lời, học sinh phải đợi mãi về sau, khi đã kết thúc nội dung học hoặc khi đã thực hiện xong hoạt động. Để hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề mới đặt ra, giáo viên phải nhấn mạnh hiệu quả, ứng dụng của nội dung hoặc hoạt động đã học trước đó. Tức là giáo viên gợi động cơ kết thúc. Khi đó, học sinh trả lời được trọn vẹn câu hỏi ban đầu đặt ra.

Giáo viên cần gợi động cơ kết thúc và có thể tiến hành gợi động cơ kết thúc khi hướng dẫn học sinh củng cố bài học, nhìn nhận, đánh giá lại cách giải bài toán, tìm hiểu ý nghĩ của các khái niệm, bài toán, phương pháp vừa học,…

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc dạy học toán lớp 4 (Trang 39 - 41)