Kiến nghị sư phạm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc dạy học toán lớp 4 (Trang 71 - 76)

2.1. Đối với Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường

- Để đạt được mục tiêu chung là: Một mặt trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết theo chương trình học. Mặt khác, thông qua quá trình lĩnh hội kiến thức, rèn kỹ năng để giúp học sinh yếu kém có thể học tốt môn Toán thì Phòng giáo dục cũng như Ban giám hiệu nhà trường cần phải:

+ Tăng cường chỉ đạo chuyên môn.

+ Tổ chức các buổi thảo luận, hội thảo chuyên môn về chủ đề: “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong quá trình dạy học Toán”.

+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

2.2. Đối với giáo viên

Để sử dụng tốt kết quả nghiên cứu của đề tài, trước hết giáo viên cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về phương pháp dạy học cho đối tượng học sinh yếu kém. Mỗi giáo viên cần chủ động, tích cực hướng dẫn cho học sinh các bước để lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phát huy hứng thú học tập, tính chủ động, sáng tạo của mình. Mặt khác, để quá trình dạy học cho học sinh yếu kém có hiệu quả thì cần tiến hành một cách có hệ thống, thường xuyên và liên tục trong các hoạt động. Bên cạnh đó giáo viên cần phối hợp các biện pháp một cách hợp lý để đạt kết quả cao.

2.3. Đối với học sinh

Cần tích cực học tập theo sự chỉ dẫn của giáo viên. Bên cạnh đó, cần cho các em luyện tập thường xuyên để không ngừng củng cố, nâng cao năng lực học toán, tạo hứng thú học tập, yêu thích toán học cho học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. M. Alêcxêep, V. Onhisuc, M. Cruliac, V. Zabôtin (1976), Phát triển tư duy học sinh, NXB GD, Hà Nội.

[2]. Nguyễn Vĩnh Cận, Lê Thống Nhất, Phan Thanh Quang (2002), Sai lầm phổ biến khi giải toán, NXB GD, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB GD, Hà Nội.

[4]. Crutexky (1981), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, NXB GD, Hà Nội. [5]. Đỗ Tiến Đạt, Đào Thái Lai, Phạm Thanh Tâm (2005), Bài tập trắc nghiệm và các đề kiểm tra toán 4, NXB GD.

[6]. Trần Duy Hiển - Thực hành giải toán Tiểu học (2006), Tập 1, 2- NXB ĐHSPHN.

[7]. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) (2005), Bài tập toán 4, NXBGD.

[8]. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) (2009), Hỏi đáp về dạy học toán 4, NXB GD. [9]. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), Sách giáo khoa toán 4, NXB GD.

[10]. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) (2003), Sách giáo viên Toán ở Tiểu học, NXB GD. [11]. Hà Sỹ Hồ, Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan (2001), Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học - Giáo trình chính thức đào tạo GVTH hệ CĐSP và SP 12+2 - Tập 1,2, NXB GD.

[12]. Trần Kiều, Nguyễn Thị Lan Phương (2003), Đổi mới phương pháp giảng dạy toán (Tài liệu dùng cho học viên cao học chuyên ngành PPGD Toán, Viện chiến lược và chương trình giáo dục), Hà Nội.

[13]. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy (2000), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Giáo dục.

[14]. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy (2002) - Phương pháp dạy học môn Toán - Trường ĐHSP Hà Nội 1.

[15]. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy cách học, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[16]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên tiểu học về chương trình, sách giáo khoa môn Toán tiểu học mới.

[17]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên tiểu học về chương trình, sách giáo khoa môn Toán tiểu học mới, NXBGD.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA

Thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái a, b, c, d. Trong quá trình dạy học của thầy (cô): Câu 1: Theo thầy (cô), việc sử dụng các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong quá trình dạy học Toán lớp 4 có ý nghĩa như thế nào?

a - Rất quan trọng b - Quan trọng

c - Bình thường d - Không quan trọng

Câu 2: Theo thầy (cô), việc sử dụng các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong quá trình dạy học có đem lại hiệu quả dạy học và chất lượng giáo dục không?

a - Hiệu quả cao b - Bình thường

c - Hiệu quả không cao d - Không có hiệu quả

Câu 3: Thầy (cô) đã dành thời gian để nghiên cứu các biện pháp khắc phục tình trạng yếu kém cho học sinh chưa?

a - Thường xuyên b - Thỉnh thoảng c - Ít khi d - Không

Câu 4: Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém vào trong quá trình dạy học không?

a - Thường xuyên b - Thỉnh thoảng c - Ít khi d - Không

Câu 5: Thầy (cô) có thường phân loại trình độ học sinh trong quá trình dạy học không?

a - Thường xuyên b - Thỉnh thoảng c - Ít khi d - Không

PHỤ LỤC 2

BÀI KIỂM TRA TRƯỚC KHI THỬ NGHIỆM

A. Đề bài

Phần I: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi bài tập dưới đây: 1. Trong các số 35; 89; 98; 1000; 744; 867; 7536; 84683; 7582; 8401. Các số chia hết cho 2 là: A. 89; 98; 1000 C. 98; 1000; 744; 7536; 7582 B. 35; 1000; 744; 7536 D. 98; 1000 2. 13 dm2 29 cm2 = …cm2. Số thích hợp điền vào ô trống là: A. 13029 C. 130029 B. 1329 D. 13290 3. Trong các phân số 1 4 8 30 72; ; ; ;

3 7 12 36 73. Phân số tối giản là: A. 1 4 72; ; 3 7 73 C. 1 4; 3 7 B. 1 3 D. 1 4 30; ; 3 7 36 4. Diện tích hình bình hành bên là: A. 9 cm2 A B B. 13 cm2 C. 10 cm2 D. 20 cm2 C H D

Phần II: Làm các bài tập sau: 1. Quy đồng mẫu số các phân số:

a. 7 9 và 2 3 c. 4 7 và 5 12 b. 4 10 và 11 20 d. 8 15 và 11 16 2. Với hai số tự nhiên 3 và 5, hãy viết:

a. Phân số bé hơn 1 b. Phân số lớn hơn 1

3. Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 3 km, chiều rộng bằng 1

3 chiều dài. Tính diện tích khu đất đó.

B. Hướng dẫn đánh giá

Phần I (2 điểm): Mỗi lần khoanh vào câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Đáp án như sau:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc dạy học toán lớp 4 (Trang 71 - 76)