Sử dụng biện pháp lấp “lỗ hổng” kiến thức và tạo tiền đề xuất phát

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc dạy học toán lớp 4 (Trang 45 - 47)

600 0 1300 2 Học sinh sẽ tính như sau:

2.4.1.Sử dụng biện pháp lấp “lỗ hổng” kiến thức và tạo tiền đề xuất phát

Kiến thức nhiều “lỗ hổng” là một bệnh phổ biến của học sinh yếu kém toán. Việc tạo tiền đề xuất phát cũng chính là nhằm lấp lỗ hổng kiến thức và kỹ năng, nhưng chỉ để phục vụ cho một nội dung sắp học.

Trong quá trình dạy học trên lớp, nhiều khi giáo viên ít quan tâm đến việc học sinh bị thiếu kiến thức chỗ nào để mà giải thích cho các em. Giáo viên giảng bài theo mạch kiến thức để không bị chậm chương trình. Cho nên, những em bị “lỗ hổng” kiến thức không nhớ được nội dung kiến thức cũ đã được học nên quá trình học trên lớp không đạt hiệu quả cao. Có em còn rơi vào tình trạng ngồi im vì không hiểu gì. Vì vậy, giáo viên phải đặc biệt lưu ý quan tâm phát hiện và phân loại những lỗ hổng kiến thức, kỹ năng của học sinh. Những lỗ hổng nào điển hình mà trên lớp chưa đủ thời gian khắc phục thì cần có kế hoạch tiếp tục giải quyết trong nhóm học sinh yếu kém.

Ví dụ 1: Mẹ bạn Hoa có tất cả 630 kg bông. Trong đó số bông loại 1 nhiều hơn số bông loại 2 là 600g. Hãy tìm số bông có ở mỗi loại của mẹ Hoa?

Có không ít học sinh tỏ ra lúng túng khi giải dạng toán có lời văn này vì các em không biết cách quy đổi đại lượng về cùng một đơn vị. Thậm chí học sinh còn không biết đổi đơn vị như thế nào vì các em bị mất kiến thức “nền” trong quá trình học về đại lượng.

HS 1: Số lượng bông loại 1 là:

(630 + 600) : 2 = 615 (kg) Số lượng bông loại 2 là:

630 - 615 = 15 (kg)

GV: Trong lời giải trên HS đã thực hiện phép toán mà không quy đổi đại lượng về cùng một đơn vị, do đó đã dẫn đến sai lầm khi thực hành tính. Trong khi đề bài yêu cầu là tính số bông của mỗi loại mà lại có hai đơn vị đo là g và kg, đáng lẽ HS phải đổi số kg về g trước khi thực hành tính.

HS 2: Đổi: 630kg = 6300g

Số lượng bông hoa loại 1 là:

(6300 + 600) : 2 = 3450 (g) Số lượng bông hoa loại 2 là:

6300 - 3450 = 2850 (g)

GV: Trong lời giải trên học sinh đã mắc lỗi sai khi giải toán là đổi đại lượng sai dẫn đến kết quả của bài toán sai.

* Biện pháp khắc phục:

+ Trước khi làm bài, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bài toán để tìm ra các đại lượng có mặt trong bài.

+ Giáo viên cần nêu lại cách đổi đại lượng mà học sinh đã học ở lớp dưới hoặc gọi những em học sinh khá giỏi nhắc lại.

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh đổi đại lượng để quy về cùng một đơn vị rồi tính theo các bước trên.

Ví dụ 2: Tính giá trị của biểu thức: 468 : 6 + 612

* Cách giải sai:

= (468 : 6 + 61) 2 = (78 + 61) 2 = 1392

= 278

Ví dụ này thể hiện kỹ năng tính toán của học sinh còn yếu, học sinh đã mắc sai lầm trong việc tính toán với biểu thức không ngoặc có chứa ba dấu phép tính cộng, nhân, chia. Do học sinh bị mất kiến thức “nền”, bị “lỗ hổng” về cách tính giá trị biểu thức nên đã tính sai.

* Biện pháp khắc phục:

+ Học sinh đã mắc sai lầm do không chú ý đến thứ tự thực hiện các dấu phép tính nhân, chia trước, phép tính cộng. Vì vậy trong giảng dạy giáo viên cần nhắc lại quy tắc tính đối với biểu thức không chứa ngoặc có tới ba dấu phép tính.

Nhớ rằng: a : b + cd = (a : b) + (cd) Vận dụng: 468 : 6 + 612 = (468 : 6) + (612) = 78 + 122 = 200

Học sinh có thể tự ghi nhớ: Khi tính giá trị biểu thức không có ngoặc mà xuất hiện nhiều dấu phép tính thì ta thực hiên phép tính nhân, chia trước, phép tính cộng, trừ sau.

+ Đây là một trong những kiến thức vô cùng quan trọng vì bài toán liên quan đến tính giá trị biểu thức sẽ gắn bó rất nhều với học sinh trong quá trình học toán ở tiểu học. Đặc biệt là những em học sinh yếu kém thì vấn đề này càng phải được chú trọng hơn nữa.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém trong việc dạy học toán lớp 4 (Trang 45 - 47)