(Nguồn tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, Lý do lựa chọn chƣơng trình học ĐHTT của Trƣờng ĐHKTQD chủ yếu nằm ở 3 lý do: Linh động thời gian học tập với sự lựa chọn: 100%. Chủ động về Kế hoạch học tập với sự lựa chọn 100%. Tiết kiệm thời gian học tập với 91.64%. 100,00% 100,00% 81,27% 91,64% 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00% 120,00% Linh động thời
Còn yếu tố Tiết kiệm chi phí cũng là lý do lớn để SV lựa chọn vì: SV không phải đi lại nhiều - tiết kiệm chi phí đi lại, chi phí cơ sở vật chất, chi phí tài liệu - giáo trình.
3.3.2 Thực trạng về nội dung, chương trình đào tạo trực tuyến hiện nay tại trường
Đại học Kinh tế Quốc dân
Nội dung, chƣơng trình ĐTTT đƣợc sinh viên đánh giá cao nhất là “Chƣơng trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội và ngành nghề đào tạo” có tỷ lệ lựa chọn là: 74%
Sau đó là nội dung “Nội dung chƣơng trình đầy đủ theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo” đƣợc đánh giá với tỷ lệ lựa chọn là: 69%.
Nhƣ vậy về mục tiêu đào tạo nhà trƣờng theo đánh giá của Sinh viên thì Chƣơng trình đã:
Xác định rõ mục tiêu đào tạo, yêu cầu đào tạo, chƣơng trình phù hợp với nhu cầu thực tế của ngành đào tạo. Nội dung chƣơng trình bài giảng phù hợp với trình độ của ngƣời học. Bên cạnh đó, chƣơng trình ĐTTT luôn đƣợc đổi mới về nội dung lẫn hình thức đào tạo, linh động phù hợp với nhu cầu của ngƣời học. Tuy vậy, các yếu tố về “Chƣơng trình học đã trang bị cho ngƣời học kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thiết thực 47%; Nội dung đào tạo đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, gắn với thực tiễn 43%” ít đƣợc đánh giá cao.
Thực tế, mục tiêu đào tạo cần hƣớng tới phát triển tƣ duy giải quyết công việc, khơi dậy đam mê học tập và rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên. Tạo ra môi trƣờng mở, năng động và thoải mái cho sinh viên học tập rèn luyện. Chất lƣợng đào tạo của trƣờng phải đáp ứng khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc gia và khung trình độ quốc gia Việt Nam để bằng cử nhân của chƣơng trình ĐTTT đảm bảo kỹ năng, chuyên môn nhƣ học bằng chƣơng trình đào tạo chính quy truyền thống.
Phƣơng pháp học tập dựa trên công nghệ ICT đang làm thay đổi ngành giáo dục thế giới từ tổ chức, quản lý đào tạo đến xây dựng bài giảng, hỗ trợ ngƣời học. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, phƣơng thức e-learning đã mang lại những ƣu điểm nhƣ: Linh hoạt, dễ tiếp cận, thuận tiện và hƣớng tới ngƣời học: Ngƣời học có thể học tập chủ động về thời gian, về nội dung học tập, về khối lƣợng kiến thức mà họ muốn thu nhận, về cách thức thu nhận kiến thức sao cho phù hợp với bản thân mỗi ngƣời mà không phải đến trƣờng lớp;
Là phƣơng thức đào tạo mang tính toàn cầu: với sự phát triển của Internet, không còn khoảng cách giữa các quốc gia, ngƣời học và ngƣời dạy có thể đến từ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nội dung học tập phong phú đa dạng, dễ dàng cập nhật giúp ngƣời học có thể tiếp cận đƣợc những tri thức mới, thƣờng xuyên thu thập tri thức; Cho phép ngƣời học học mọi lúc mọi nơi; Tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại của ngƣời học và ngƣời dạy.
3.3.3 Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy các chương trình trực tuyến tại trường
Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng đội ngũ giảng viên trong chƣơng trình đào tạo trực tuyến hiện nay trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đƣợc sinh viên đánh giá ở mức độ đồng ý tuy nhiên số ít sinh viên vẫn còn phân vân với các tiêu chí của đề tài.
Theo SV đƣợc khảo sát thì Đội ngũ giảng viên giảng dạy chƣơng trình ĐTTT đã đạt các yêu cầu về “Đội ngũ giảng viên có chuyên môn, năng lực dạy học, năng lực nghiên cứu khoa học với tỷ lệ chọn là 88%; Giảng viên có kỹ năng thiết kế hình ảnh, âm thanh và video để truyền đạt nội dung học tập đến ngƣời học với tỷ lệ chọn là 88%”. Tuy nhiên mặt còn tồn tại ở đây về “Đội ngũ giảng viên luôn hƣớng dẫn, nhiệt tình với ngƣời học với tỷ lệ 55%; Sử dụng nhiều phƣơng pháp trong quá trình giảng
dạy là 57%” và cuối cùng là “Đội ngũ giảng viên luôn xây dựng bài giảng bắt mắt với tỷ lệ chọn 44%”.
Có thể thấy, việc tƣơng tác giữa ngƣời học và ngƣời dạy rất quan trọng để giúp ngƣời học hiểu bài và nắm đƣợc đầy đủ kỹ năng của môn học. Chƣơng trình ĐTTT của nhà Trƣờng hiện tại chủ yếu học qua video, mp3 nên còn hạn chế việc tƣơng tác hai chiều. Hơn nữa, việc học Online đòi hỏi bài giảng cần sinh động, phong phú dễ tiếp thu nên năng lực đội ngũ giảng viên, ý thức trách nhiệm trong giảng dạy có ảnh hƣởng đến khả năng tiếp thu, hứng thú của sinh viên với bài dạy, môn dạy. Do vậy, cần nâng cao năng lực, kỹ năng đặc biệt trong chƣơng trình ĐTTT cần có kỹ năng thiết kế, ứng dụng CNTT trong bài giảng.
3.3.4 Thực trạng yếu tố sinh viên tham gia vào các chương trình đào tạo trực tuyến
trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Kết quả khảo sát qua 4 yếu tố cơ bản thuộc về đối tƣợng ngƣời học đƣợc đánh giá ƣu điểm nhất là: “Sinh viên tự xây dựng phƣơng pháp học tập phù hợp với đặc thù môn học với tỷ lệ chọn là 100%” với và “Sinh viên tuân thủ quy định về đào tạo trực tuyến là 100%; sau đó là Sinh viên chủ động xây dựng mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn, có ý thức tích cực, tự giác trong học tập với tỷ lệ chọn là 94%”. Phƣơng pháp học trực tuyến yêu cầu SV phải tự giác, chủ động việc học tập, xây dựng phƣơng pháp học tập phù hợp với đặc thù môn học so với thời gian và năng lực của bản thân. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet và công nghệ thông tin giúp cho việc học trực tuyến có nhiều thuận lợi. Thông qua mạng kết nối và máy tính là sinh viên có thể truy cập vào hàng loạt những tài liệu học tập.
Tuy nhiên vẫn còn hạn chế ở các tiêu chí nhƣ: “Ngƣời học hứng thú với chƣơng trình học với tỷ lệ chọn là 48%”. Thực tế, đào tạo trực tuyến không có sự tƣơng tác trực tiếp giữa ngƣời học và ngƣời giảng dạy nên sinh viên hay bị xao nhãng và thiếu
động lực học tập, đòi hỏi bài học cần sinh động, bắt mắt, dễ hiểu thì mới gây hứng thú cho SV.
Khả năng tự học của ngƣời học và phƣơng thức tổ chức lớp học, hệ thống giáo trình và các hình thức hỗ trợ học tập, thi cử, thông qua trực tuyến… cũng là những tác nhân quan trọng góp phần xúc tác ý thức học tập của mỗi cá nhân. Một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến động cơ, ý chí cũng nhƣ hứng thú sinh viên đó là tính tƣơng tác, giao diện, cấu hình, đƣờng truyền… trong giao diện của website. Bởi những tính năng về marketing của nhà trƣờng trong chƣơng trình ĐTTT sẽ tạo cảm quan, thiện cảm cho sinh viên khi đăng nhập hoặc tham gia học tập. Do vậy, cần phải duy trì hoạt động, server trang web và tránh để tình trạng các trang web bị quá tải, bị mất kết nối. Tận dụng kênh truyền thông mạng xã hội để lan toả những thông tin về trƣờng ĐHTKTQD và thông tin tuyển sinh rộng rãi hơn.
3.4 Nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo Đại học trực tuyến của khách hàng tại trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân trực tuyến của khách hàng tại trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân
3.4.1 Động cơ cá nhân
Kết quả khảo sát cho thấy, các ý kiến đánh giá các yếu tố động cơ cá nhân có ảnh hƣởng lớn đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân đƣợc thể hiện qua Hình 3.3