Qui trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại trƣờng đại học kinh tế quốc dân (Trang 47)

Nghiên cứu này đƣợc thực hiện qua hai bƣớc chính là nghiên cứu định tính và Phân tích thống kê mô tả. Nghiên cứu định tính là phƣơng pháp thu thập thông qua các tài liệu nghiên cứu đã công bố trƣớc đó. Trên cơ sở đó sẽ hiệu chỉnh bảng câu hỏi. Phân tích thống kê mô tả là quá trình chuyển dịch dữ liệu thô thành dạng thích hợp hơn cho việc hiểu và giải thích các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại Trƣờng ĐHKTQD. Quy trình nghiên cứu của đề tài các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại Trƣờng ĐHKTQD đƣợc trình bày trong Hình 2.1

Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp xây dựng)

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu

2.1.2.1 Phương pháp định tính

a) Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp

Xác định vấn đề nghiên cứu Mục tiêu - Câu hỏi nghiên cứu

Cơ sở lý luận– Tổng thuật tài liệu

Đánh giá các nghiên cứu Nghiên cứu sơ bộ

định tính

Phân tích thống kê mô tả

Nghiên cứu chính thức

Các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo trực tuyến

Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã đƣợc công bố, các báo cáo, số liệu thống kê về đội ngũ, cơ cấu tổ chức, kết quả học tập của sinh viên, chƣơng trình học, đội ngũ giảng viên, …

b) Phƣơng pháp phân tích tài liệu

Phƣơng pháp phân tích tài liệu trong đề tài nghiên cứu này sẽ sử dụng để tìm hiểu về chƣơng trình đào tạo trực tuyến và các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo (CTĐT) đại học trực tuyến của khách hàng tại Trƣờng ĐHKTQD thông qua việc tiếp cận các ấn phẩm báo chí, các trang web. Các tài liệu sẽ giúp cho tác giả có cái nhìn phong phú hơn, vừa khái quát vừa cụ thể về CTĐT trực tuyến, để từ đó có những nhận định, đánh giá và kinh nghiệm về lĩnh vực này, phục vụ cho việc nghiên cứu. Song song với đó, tác giả sẽ sử dụng chính những nguồn tài liệu đã đọc đƣợc là các thông tƣ, báo in, báo mạng, diễn đàn, trang web… để dẫn chứng vào từng mục có liên quan cụ thể trong bài.

c) Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp

Do nội dung nghiên cứu là các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn CTĐT đại học trực tuyến của khách hàng tại Trƣờng ĐHKTQD, đây đƣợc cho là vấn đề các sinh viên rất quan tâm, nên khách thể nghiên cứu là những sinh viên khá cởi mở, sẵn lòng chia sẻ quan điểm về hành vi lựa chọn CTĐT trực tuyến. Cuộc phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện tại địa điểm trƣờng ĐHKTQD. Trong quá trình phỏng vấn, ngƣời nghiên cứu luôn cố gắng để buổi phỏng vấn diễn ra tự nhiên và khai thác đƣợc tối đa thông tin mình cần. Hạn chế câu hỏi mà ngƣời trả lời không muốn nói nhằm mục đích tránh gây khó chịu cho ngƣời đƣợc phỏng vấn. Tên của ngƣời tham gia phỏng vấn sẽ đƣợc đảm bảo tính khuyết danh và bảo mật thông tin trong nghiên cứu.

2.1.2.2 Phương pháp thống kê mô tả

Phân tích thống kê mô tả là quá trình chuyển dịch dữ liệu thô thành dạng thích hợp hơn cho việc hiểu và giải thích chúng. Phân tích mô tả đƣợc thực hiện qua hai giai đoạn. Một là, mô tả các câu trả lời hay các quan sát cụ thể bằng các kỹ thuật lập bảng, sắp xếp thứ tự các dữ liệu đã đƣợc thu thập. Hai là, tính toán các chỉ tiêu thống kê nhƣ số trung bình, phân phối tần số, phân phối tỷ lệ… Ngoài ra có thể sử dụng đồ thị, biểu đồ để phân tích dữ liệu ở giai đoạn này.

Việc lập biểu và tính toán các chỉ tiêu có thể đƣợc thực hiện bằng tay hoặc sử dụng các chƣơng trình phần mềm máy tính đƣợc thiết kế cho mục đích này.

Các bảng đƣợc lập thông thƣờng gồm có: bảng tần suất, bảng so sánh chéo khi có sự so sánh hai hoặc nhiều hơn các biến số đƣợc sử dụng trong thiết kế hàng và cột các bảng.

Nội dung của phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả  Lập bảng tần suất và tính tỷ lệ phần trăm

 Lập bảng thể hiện việc sắp xếp dữ liệu theo một trật tự trong bảng dữ liệu hoặc các dạng tóm tắt khác. Một bảng tần suất đơn giản là bảng ghi số lần xuất hiện những câu trả lời giống nhau doa cùng một câu hỏi. Bảng thống kê những câu trả lời hoặc những quan sát theo từng câu hỏi hoặc theo từng mục, cung cấp những thông tin cơ bản bổ ích nhất cho nhà nghiên cứu. Những số liệu thống kê này cho các nhà nghiên cứu biết các câu trả lời xuất hiện với một tần số nhƣ thế nào.

Để bắt đầu lập bảng, ngƣời nghiên cứu phải đếm các câu trả lời hoặc các quan sát cho mỗi vấn đề loại hạng ở mỗi biến. Trong trƣờng hợp mẫu nghiên cứu tƣơng đối nhỏ, việc lập bảng có thể thực hiện bằng phƣơng pháp thủ công. Tuy nhiên, trong những trƣờng hợp mẫu nghiên cứu có kích thƣớc lớn, ngƣời nghiên cứu phải thực hiện

rất nhiều công việc. Các kỹ thuật phân tích bằng máy tính với các phần mềm chuyên dụng sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi lập bảng.

2.2 Nghiên cứu chính thức

Do hành vi lựa chọn CTĐT trực tuyến và hành vi lựa chọn CTĐT giữa các bậc học khác nhau và có nhiều CTĐT trực tuyến sẽ có những đặc điểm khác nhau. Qua phân tích, tổng hợp từ các mô hình nghiên cứu trƣớc, tác giả đã tổng hợp 5 nhân tố chính nhƣ sau: 1) Động cơ cá nhân; 2) Ảnh hƣởng từ gia đình; 3) Ảnh hƣởng của bạn bè; 4) Khả năng tài chính; 5) Uy tín của trƣờng đại học.

Từ kết quả trên, tác giả tiếp tục hoàn chỉnh bảng câu hỏi đƣợc tham khảo từ Absher, K và Crawford, G (1996); Chapman, Perna (2006); Norbahiah Misran và cộng sự (2012); Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013); Phan Thị Thanh Thủy và Nguyễn Thị Minh Hòa (2017).

Bảng 2.1 Tổng hợp nội dung bảng hỏi về các nhân tố ảnh hƣởng

STT Nội dung Bảng hỏi Nguồn tham khảo

Động cơ cá nhân

1 Tôi muốn theo học và có đƣợc bằng đại học ngành kinh tế, kế toán, ngân hàng…

(6) Absher, K và Crawford, G (1996)

(7) Chapman, Perna (2006) (8) Norbahiah Misran và cộng sự

(2012)

(9) Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013) (10) Phan Thị Thanh Thủy và

Nguyễn Thị Minh Hòa (2017) 2 Tôi muốn học những kỹ năng khác nhau về kinh

doanh và kinh tế.

3 Học trực tuyến cho tôi cơ hội học vừa học vừa đi làm 4 Tôi khao khát đƣợc phát triển bản thân thông qua

chƣơng trình đào tạo trực tuyến

Ảnh hƣởng từ gia đình

1 Bố/ mẹ của tôi khuyến khích tôi tham gia học chƣơng trình đào tạo đại học trực tuyến (6)(7) Kotler (1994, 1991, 1955) Absher, K và Crawford, G (1996)

(8) Chapman (1981)

(9) Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013) (10) Phan Thị Thanh Thủy và 2

Bố/ mẹ của tôi tin rằng có đƣợc bằng đại học bằng hình thức đào tạo trực tuyến sẽ giúp tôi có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tƣơng lai

STT Nội dung Bảng hỏi Nguồn tham khảo

4 Bố/mẹ băn khoăn về giá trị bằng cấp khi tôi đăng ký chƣơng trình đào tạo đại học trực tuyến.

Nguyễn Thị Minh Hòa (2017)

Ảnh hƣởng của bạn bè

1 Bạn của tôi khuyên tôi nên học chƣơng trình đào tạo trực tuyến.

(6) Foreman Facts (1946);

(7) Crossman and Bassem (2003); (8) Spector (1985);

(9) Weiss (1967); SHRM (2009); (10) Nguyễn Thị Thu Hằng và

Nguyễn Khánh Trang (2013) 2 Hầu hết bạn của tôi có kế hoạch học chƣơng trình đại học trực tuyến

3 Bạn của tôi tƣ vấn, hƣớng dẫn tôi cách thức tham gia học để lấy bằng đại học trực tuyến

4 Bạn của tôi nghĩ việc học học chƣơng trình đại học trực tuyến là cần thiết.

5 Bạn của tôi không tin về giá trị Bằng cấp của bằng Đại học trực tuyến

Khả năng tài chính

1 Mức học phí của chƣơng trình đại học trực tuyến phù hợp với chất lƣợng đào tạo

(5) Absher, K và Crawford, G (1996)

(6) Chapman (1981) (7) Chapman, Perna (2006) (8) Phan Thị Thanh Thủy và

Nguyễn Thị Minh Hòa (2017) 2 Các khoản chi phí phát sinh ngoài học phí là hợp

3 Có các chƣơng trình học bổng và hỗ trợ tài chính cho ngƣời học

Uy tín của trƣờng đại học

1 Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân có uy tín với xã hội về khả năng đào tạo kiến thức, đào tạo trực tuyến

(7) Absher, K và Crawford, G (1996)2) Chapman (1981) (8) Agrey, L. và Lampadan, N.

(2014)

(9) Zamri bin Khairani và Nordin bin Abd. Razak (2015) (10) Vũ Trí Toàn (2007) (11) Nguyễn Thị Hoàng Yến

(2013)

(12) Phan Thị Thanh Thủy và Nguyễn Thị Minh Hòa (2017) 2

Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân có đội ngũ giảng viên uy tín, có phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với chƣơng trình đào tạo trực tuyến

3 Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân có sinh viên tốt nghiệp chất lƣợng.

4 Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân có cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc dạy và học trực tuyến

(Nguồn tác giả tổng hợp từ các công trình nghiên cứu)

Để khảo sát hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại Trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân, tác giả đề tài tiến hành xây dựng Bảng hỏi khảo sát ý kiến dành cho sinh viên thuộc 4 chuyên ngành: Luật, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Ngân hàng cho sinh viên năm nhất và năm hai đang học theo chƣơng trình Đại học trực tuyến tại ĐHKTQD.

Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi và câu trả lời của học viên đƣợc sắp xếp theo một trình tự logic và hợp lý. Các câu hỏi trong bảng hỏi đƣợc thiết kế phù hợp với mục đích của công trình nghiên cứu. Bảng hỏi bao gồm các phần sau:

- Phần thứ nhất: Phần giới thiệu, phần này đƣợc thiết kế để thuyết phục mọi ngƣời đồng ý tham gia trả lời bảng câu hỏi và hƣớng dẫn cách thức trả lời bảng câu hỏi mà ngƣời hỏi đƣa ra.

- Phần thứ hai: Các câu hỏi để nhận diện những các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn CTĐT đại học trực tuyến của khách hàng tại Trƣờng ĐHKTQD. Các đối tƣợng đƣợc hỏi để xác nhận mức độ đồng ý hay không đồng ý trên thang đo Likert 5 điểm trải dài từ hoàn toàn đồng không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý cho các phát biểu.

Mỗi cột thông tin đều có các lựa chọn và đƣợc quy ƣớc định tính bằng các mức điểm khác nhau. Theo thang điểm ở Bảng 2.2

Bảng 2.2 Thang điểm đánh giá

5 điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý không đồng ý Hoàn toàn

Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu, kém Rất ảnh hƣởng Ảnh hƣởng nhiều Ít ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng Hoàn toàn không ảnh hƣởng

2.2.1 Cách chọn mẫu

Đề tài nghiên cứu trên sinh viên năm thứ nhất và hai đang theo học CTĐT Đại học trực tuyến của Đại học Kinh tế quốc dân.

Dựa vào số liệu thống kê về công tác tuyển sinh của Trung tâm đào tạo từ xa, chọn Sinh viên năm học thứ nhất và năm hai. Hiện tại tổng số sinh viên năm nhất và năm hai của CTĐT đang theo học là 1.220 ngƣời. Do số lƣợng sinh viên trong tổng thể đã xác định nên cỡ mẫu trong đề tài này đƣợc tính toán theo công thức:

Trong đó n là cỡ mẫu, N là số lƣợng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn. Thông thƣờng mức sai số cho phép là 5%, nên cỡ mẫu trong nghiên cứu này sẽ đƣợc tính là:

n = 1220/(1+ 1220*0.0025) = 302 phần tử.

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Tác giả lựa chọn Phƣơng pháp Khảo sát trực tiếp bằng việc gửi Bảng hỏi khảo sát trực tiếp cho Sinh viên đang học Đại học trực tuyến năm nhất và năm hai tại Trƣờng ĐHKTQD.

Tác giả lựa chọn khảo sát trực tiếp vào ngày thi hết môn của sinh viên năm thứ nhất và hai các ngành: Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Luật diễn ra ngày 29 và 30/06/2019 để thuận tiện cho việc Phát và thu lại Bảng hỏi khảo sát.

Tiết kiệm thời gian và chi phí: do Sinh viên học trực tuyến nên không gian sống rộng ở khắp các tỉnh thành trong cả nƣớc nên khảo sát vào ngày thi là phƣơng án tối ƣu nhất. Hơn nữa, tác giả đã tiếp cận mối quan hệ với cán bộ giáo viên chủ nhiệm lớp và cán bộ hỗ trợ công tác thi nên đã đƣợc hỗ trợ khảo sát thông qua họp lớp cuối sau giờ thi, vì thế đã tiếp cận đƣợc số lƣợng lớn sinh viên cần khảo sát. Theo nhƣ thông tin tác

giả nắm đƣợc thì số lƣợng sinh viên tham gia thi hết môn dự kiến trên 600 sinh viên nên tác giả đã chuẩn bị 500 bảng hỏi khảo sát.

Kết quả thu về đƣợc 330 phiếu, trong đó có 30 phiếu không hợp lệ (chủ yếu do điền thiếu thông tin). Còn lại hợp lệ 300 phiếu. So với mẫu dự kiến là 302 mẫu, tác giả thấy số lƣợng 300 là phù hợp với cỡ mẫu đã đƣa ra.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Dựa trên kết quả của các nghiên cứu liên quan, chƣơng 2 đã trình bày khung phân tích để nghiên cứu đề tài.

Quá trình nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua 2 giai đoạn nghiên cứu chuyên gia và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện bằng nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm và hỏi ý kiến chuyên gia. Nghiên cứu Phân tích thống kê mô tả thông qua việc khảo sát của 300 sinh viên năm nhất và năm hai đang theo học CTĐT trực tuyến tại trƣờng ĐHKTQD.

Mặt khác, đề tài đã đƣa ra bảng các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn CTĐT đại học trực tuyến của khách hàng tại Trƣờng ĐHKTQD bao gồm: 1) Động cơ cá nhân; 2) Ảnh hƣởng từ gia đình; 3) Ảnh hƣởng của bạn bè; 4) Khả năng tài chính; 5) Uy tín của trƣờng Đại học.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng quan về trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân đƣợc thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trƣờng Kinh tế Tài chính. Lúc đó, Trƣờng đƣợc đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tƣớng Chính phủ.

Ngày 22 tháng 5 năm 1958, Thủ tƣớng Chính Phủ ra Nghị định số 252-TTg đổi tên trƣờng thành Trƣờng Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục.

Tháng 1 năm 1965 Trƣờng lại một lần nữa đƣợc đổi tên thành trƣờng Đại học Kinh tế Kế hoạch. Ngày 22 tháng 10 năm 1985, Bộ trƣởng Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đó đổi tên Trƣờng thành trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.

Năm 1989, trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân đƣợc Chính phủ giao thực hiện 3 nhiệm vụ chính là: 1/ Tƣ vấn về chính sách kinh tế vĩ mô; 2/ Đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học; và 3/ Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân luôn luôn giữ vững vị trí là:

Một trong những trung tâm đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam. Bên cạnh các chƣơng trình đào tạo cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, Trƣờng cũng thƣờng xuyên tổ chức các khoá bồi dƣỡng chuyên môn ngắn hạn về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho các nhà quản lý các doanh nghiệp và các cán bộ kinh tế trên phạm vi toàn quốc.

Cho đến nay, trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo đƣợc nhiều thế hệ cán bộ quản lý chính quy, năng động, dễ thích nghi với nền kinh tế thị trƣờng và có khả năng tiếp thu các công nghệ mới. Trong số những sinh viên tốt nghiệp của Trƣờng, nhiều ngƣời hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các doanh nghiệp.

Trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch định chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại trƣờng đại học kinh tế quốc dân (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)