Có thể thấy các nghiên cứu trƣớc đó trong lĩnh vực đánh giá hành vi ngƣời học trong việc lựa chọn trƣờng/chƣơng trình đào tạo đều thống nhất và bổ sung cho nhau trong việc phân loại các hành vi ảnh hƣởng. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện mới chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá hành vi của ngƣời học đối với những loại hình đào tạo truyền thống (tâp trung/không tập trung), mà chƣa có nhiều nghiên cứu đƣợc công bố về đánh giá hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo của ngƣời học đối với loại hình đào tạo trực tuyến.
Hình thức đào tạo trực tuyến đƣợc biết đến từ những năm trƣớc đây với các hình thức cung cấp học liệu, bài giảng trực tuyến/từ xa. Ngày nay, với sự tiến bộ của vƣợt bậc của khoa học công nghệ trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, cho phép các trƣờng đại học, cơ sở đào tạo có thể triển khai hình thức đào tạo trực tuyến có khả năng tƣơng tác hai chiều, giữa giảng viên và học viên, cải thiện đáng kể hiệu quả trong công tác giảng dạy. Việc đẩy mạnh triển khai hình thức đào tạo trực tuyến của các trƣờng đại học, cơ sở đào tạo cho phép mở rộng đối tƣợng ngƣời học có khả năng tiếp cận các chƣơng trình đào tạo, đặc biệt là những đối tƣợng không có điều kiện học tập trung nhƣ: ngƣời ở vùng sâu, vùng xa, ngƣời đang đi làm…
Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đại học trực tuyến sẽ giúp các trƣờng đại học, cơ sở đào tạo tham khảo, từ đó xây dựng cho mình các giải pháp phù hợp trong việc tiếp cận đến các đối tƣợng tiềm năng nhƣng không có điều kiện học tập trung.