Khảo sát lý do lựa chọn Đại học trực tuyến của sinh viên ĐHKTQD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại trƣờng đại học kinh tế quốc dân (Trang 63)

3.3.1 Lý do lựa chọn chương trình đào tạo trực tuyến

Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên về lý do lựa chọn chƣơng trình đào tạo trực tuyến đƣợc tổng hợp và thể hiện ở Hình 3.1

Hình 3.1 Kết quả khảo sát lý do lựa chọn chƣơng trình ĐHTT của ĐHKTQD

(Nguồn tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát)

Chú thích:

1 - Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Phân vân; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý

Qua biểu đồ trên ta thấy, tiêu chí đƣợc đồng ý cao nhất là: “Linh động thời gian học tập, Chủ động về Kế hoạch học tập” với tỷ lệ chọn là 100%. Đây là điểm đƣợc cho là ƣu việt lớn và là sự khác biệt của chƣơng trình ĐTTT. Bởi vì E-learning là một

phƣơng tiện tự học, tƣơng tác với ngƣời học trở nên quan trọng hơn phần lớn các diễn đàn đào tạo. Ngƣời học phải tự xây dựng về kế hoạch học tập, lộ trình học tập và nghiêm túc kỷ luật để đạt kết quả cao trong học tập. Với sự phát triển truyền thông, đa công nghệ đến hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cho phép ngƣời dùng cũng nhƣ nhà trƣờng có các công cụ để tƣơng tác qua máy tính, smart phone…

Lý do thứ hai cũng đƣợc sinh viên hƣớng đến là: “Tiết kiệm chi phí với tỷ lệ chọn là 81,27%, Tiết kiệm thời gian học tập: 91,64%” đây là lý do để khách hàng theo đuổi chƣơng trình ĐTTT tại nhà trƣờng. Có thể thấy, chƣơng trình ĐTTT đang phát triển mạnh mẽ và đƣợc coi là phƣơng thức đào tạo cho tƣơng lai do có những ƣu điểm quan trọng. Những đặc điểm nổi bật của E-Learning so với đào tạo truyền thống đƣợc liệt kê ở dƣới đây: Mở rộng phạm vi giảng dạy qua học trực tuyến với mạng Internet nên không hạn chế về số lƣợng học viên nên tiết kiệm đƣợc chi phí cho cả SV và nhà Trƣờng. Còn việc học tập trung truyền thống thì việc Tổ chức lớp học trong các phòng học hay tại các trung tâm đào tạo bị hạn chế bởi hai yếu tố: không gian và địa điểm. Số lƣợng ngƣời học trong một phòng học nhất định bị giới hạn bởi sức chứa của phòng học đó. Trong khi đó, với chƣơng trình ĐTTT, số ngƣời học của mỗi chƣơng trình đào tạo không giới hạn. Hơn nữa, thời gian học tập SV có thể học bất kỳ thời gian nào trong ngày, trong tháng trƣớc khi hết hạn làm bài kiểm tra chuyên cần và giữa kỳ.

Việc chỉ xét tuyển đầu vào với chƣơng trình ĐHTT của ĐHKTQD cũng là ƣu điểm để thu hút sinh viên vì đối tƣợng của chƣơng trình Đại học trực tuyến đều là những ngƣời đang đi làm nên không có nhiều thời gian tham gia ôn thi và kiến thức phổ thông không đƣợc họ chú trọng. Để theo học đại học lấy bằng cử nhân thông thƣờng, sinh viên phải thi đầu vào có năng lực nhất định đƣợc thể hiện qua bài thi nhƣ các kỳ tuyển sinh quốc gia. Tuy nhiên, đối với chƣơng trình ĐTTT thì sinh viên chỉ cần chuẩn bị hồ sơ, xét tuyển đầu vào, hoàn thiện học phí. Sau khai giảng đƣợc cấp account học tập và đăng nhập hệ thống là có thể học tập ngay.

Tóm lại: Có rất nhiều lý do để sinh viên theo học chƣơng trình ĐTTT, đây là nhu cầu thiết thực không chỉ đối với cá nhân sinh viên, đối với phát triển kinh tế quốc gia thì đây là tiền để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực ƣu tú cho nền kinh tế toàn cầu, đồng thời mang đến cho sinh viên cơ hội tiếp cận với phƣơng pháp và môi trƣờng giáo dục hàng đầu thế giới, đảm bảo sau khi tốt nghiệp có trình độ chuyên môn và có đƣợc văn bằng cử nhân đại học.

Cuối cùng, để tổng hợp ý kiến sinh viên về lý do lựa chọn chƣơng trình đào tạo trực tuyến thì tác giả đã tổng hợp và thể hiện ở Hình 3.2

Hình 3.2 Tổng hợp kết quả khảo sát lý do lựa chọn ĐHTT

(Nguồn tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, Lý do lựa chọn chƣơng trình học ĐHTT của Trƣờng ĐHKTQD chủ yếu nằm ở 3 lý do: Linh động thời gian học tập với sự lựa chọn: 100%. Chủ động về Kế hoạch học tập với sự lựa chọn 100%. Tiết kiệm thời gian học tập với 91.64%. 100,00% 100,00% 81,27% 91,64% 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00% 120,00% Linh động thời

Còn yếu tố Tiết kiệm chi phí cũng là lý do lớn để SV lựa chọn vì: SV không phải đi lại nhiều - tiết kiệm chi phí đi lại, chi phí cơ sở vật chất, chi phí tài liệu - giáo trình.

3.3.2 Thực trạng về nội dung, chương trình đào tạo trực tuyến hiện nay tại trường

Đại học Kinh tế Quốc dân

Nội dung, chƣơng trình ĐTTT đƣợc sinh viên đánh giá cao nhất là “Chƣơng trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội và ngành nghề đào tạo” có tỷ lệ lựa chọn là: 74%

Sau đó là nội dung “Nội dung chƣơng trình đầy đủ theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo” đƣợc đánh giá với tỷ lệ lựa chọn là: 69%.

Nhƣ vậy về mục tiêu đào tạo nhà trƣờng theo đánh giá của Sinh viên thì Chƣơng trình đã:

Xác định rõ mục tiêu đào tạo, yêu cầu đào tạo, chƣơng trình phù hợp với nhu cầu thực tế của ngành đào tạo. Nội dung chƣơng trình bài giảng phù hợp với trình độ của ngƣời học. Bên cạnh đó, chƣơng trình ĐTTT luôn đƣợc đổi mới về nội dung lẫn hình thức đào tạo, linh động phù hợp với nhu cầu của ngƣời học. Tuy vậy, các yếu tố về “Chƣơng trình học đã trang bị cho ngƣời học kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thiết thực 47%; Nội dung đào tạo đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, gắn với thực tiễn 43%” ít đƣợc đánh giá cao.

Thực tế, mục tiêu đào tạo cần hƣớng tới phát triển tƣ duy giải quyết công việc, khơi dậy đam mê học tập và rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên. Tạo ra môi trƣờng mở, năng động và thoải mái cho sinh viên học tập rèn luyện. Chất lƣợng đào tạo của trƣờng phải đáp ứng khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc gia và khung trình độ quốc gia Việt Nam để bằng cử nhân của chƣơng trình ĐTTT đảm bảo kỹ năng, chuyên môn nhƣ học bằng chƣơng trình đào tạo chính quy truyền thống.

Phƣơng pháp học tập dựa trên công nghệ ICT đang làm thay đổi ngành giáo dục thế giới từ tổ chức, quản lý đào tạo đến xây dựng bài giảng, hỗ trợ ngƣời học. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, phƣơng thức e-learning đã mang lại những ƣu điểm nhƣ: Linh hoạt, dễ tiếp cận, thuận tiện và hƣớng tới ngƣời học: Ngƣời học có thể học tập chủ động về thời gian, về nội dung học tập, về khối lƣợng kiến thức mà họ muốn thu nhận, về cách thức thu nhận kiến thức sao cho phù hợp với bản thân mỗi ngƣời mà không phải đến trƣờng lớp;

Là phƣơng thức đào tạo mang tính toàn cầu: với sự phát triển của Internet, không còn khoảng cách giữa các quốc gia, ngƣời học và ngƣời dạy có thể đến từ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nội dung học tập phong phú đa dạng, dễ dàng cập nhật giúp ngƣời học có thể tiếp cận đƣợc những tri thức mới, thƣờng xuyên thu thập tri thức; Cho phép ngƣời học học mọi lúc mọi nơi; Tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại của ngƣời học và ngƣời dạy.

3.3.3 Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy các chương trình trực tuyến tại trường

Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng đội ngũ giảng viên trong chƣơng trình đào tạo trực tuyến hiện nay trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đƣợc sinh viên đánh giá ở mức độ đồng ý tuy nhiên số ít sinh viên vẫn còn phân vân với các tiêu chí của đề tài.

Theo SV đƣợc khảo sát thì Đội ngũ giảng viên giảng dạy chƣơng trình ĐTTT đã đạt các yêu cầu về “Đội ngũ giảng viên có chuyên môn, năng lực dạy học, năng lực nghiên cứu khoa học với tỷ lệ chọn là 88%; Giảng viên có kỹ năng thiết kế hình ảnh, âm thanh và video để truyền đạt nội dung học tập đến ngƣời học với tỷ lệ chọn là 88%”. Tuy nhiên mặt còn tồn tại ở đây về “Đội ngũ giảng viên luôn hƣớng dẫn, nhiệt tình với ngƣời học với tỷ lệ 55%; Sử dụng nhiều phƣơng pháp trong quá trình giảng

dạy là 57%” và cuối cùng là “Đội ngũ giảng viên luôn xây dựng bài giảng bắt mắt với tỷ lệ chọn 44%”.

Có thể thấy, việc tƣơng tác giữa ngƣời học và ngƣời dạy rất quan trọng để giúp ngƣời học hiểu bài và nắm đƣợc đầy đủ kỹ năng của môn học. Chƣơng trình ĐTTT của nhà Trƣờng hiện tại chủ yếu học qua video, mp3 nên còn hạn chế việc tƣơng tác hai chiều. Hơn nữa, việc học Online đòi hỏi bài giảng cần sinh động, phong phú dễ tiếp thu nên năng lực đội ngũ giảng viên, ý thức trách nhiệm trong giảng dạy có ảnh hƣởng đến khả năng tiếp thu, hứng thú của sinh viên với bài dạy, môn dạy. Do vậy, cần nâng cao năng lực, kỹ năng đặc biệt trong chƣơng trình ĐTTT cần có kỹ năng thiết kế, ứng dụng CNTT trong bài giảng.

3.3.4 Thực trạng yếu tố sinh viên tham gia vào các chương trình đào tạo trực tuyến

trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

Kết quả khảo sát qua 4 yếu tố cơ bản thuộc về đối tƣợng ngƣời học đƣợc đánh giá ƣu điểm nhất là: “Sinh viên tự xây dựng phƣơng pháp học tập phù hợp với đặc thù môn học với tỷ lệ chọn là 100%” với và “Sinh viên tuân thủ quy định về đào tạo trực tuyến là 100%; sau đó là Sinh viên chủ động xây dựng mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn, có ý thức tích cực, tự giác trong học tập với tỷ lệ chọn là 94%”. Phƣơng pháp học trực tuyến yêu cầu SV phải tự giác, chủ động việc học tập, xây dựng phƣơng pháp học tập phù hợp với đặc thù môn học so với thời gian và năng lực của bản thân. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet và công nghệ thông tin giúp cho việc học trực tuyến có nhiều thuận lợi. Thông qua mạng kết nối và máy tính là sinh viên có thể truy cập vào hàng loạt những tài liệu học tập.

Tuy nhiên vẫn còn hạn chế ở các tiêu chí nhƣ: “Ngƣời học hứng thú với chƣơng trình học với tỷ lệ chọn là 48%”. Thực tế, đào tạo trực tuyến không có sự tƣơng tác trực tiếp giữa ngƣời học và ngƣời giảng dạy nên sinh viên hay bị xao nhãng và thiếu

động lực học tập, đòi hỏi bài học cần sinh động, bắt mắt, dễ hiểu thì mới gây hứng thú cho SV.

Khả năng tự học của ngƣời học và phƣơng thức tổ chức lớp học, hệ thống giáo trình và các hình thức hỗ trợ học tập, thi cử, thông qua trực tuyến… cũng là những tác nhân quan trọng góp phần xúc tác ý thức học tập của mỗi cá nhân. Một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến động cơ, ý chí cũng nhƣ hứng thú sinh viên đó là tính tƣơng tác, giao diện, cấu hình, đƣờng truyền… trong giao diện của website. Bởi những tính năng về marketing của nhà trƣờng trong chƣơng trình ĐTTT sẽ tạo cảm quan, thiện cảm cho sinh viên khi đăng nhập hoặc tham gia học tập. Do vậy, cần phải duy trì hoạt động, server trang web và tránh để tình trạng các trang web bị quá tải, bị mất kết nối. Tận dụng kênh truyền thông mạng xã hội để lan toả những thông tin về trƣờng ĐHTKTQD và thông tin tuyển sinh rộng rãi hơn.

3.4 Nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo Đại học trực tuyến của khách hàng tại trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân trực tuyến của khách hàng tại trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân

3.4.1 Động cơ cá nhân

Kết quả khảo sát cho thấy, các ý kiến đánh giá các yếu tố động cơ cá nhân có ảnh hƣởng lớn đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân đƣợc thể hiện qua Hình 3.3

Hình 3.3 Kết quả tổng hợp các khía cạnh ảnh hƣởng đến động cơ cá nhân

(Nguồn tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát)

Chú thích:

1 - Hoàn toàn không ảnh hƣởng; 2 - Không ảnh hƣởng; 3 – Ít ảnh hƣởng; 4 - Ảnh hƣởng; 5 – Rất ảnh hƣởng;

Trong nhân tố động cơ cá nhân thì nhân tố “Học trực tuyến cho tôi cơ hội học

vừa học vừa đi làm” có mức độ ảnh hƣởng lớn nhất với tỷ lệ ảnh hƣởng 95,66% . Điều

này cho thấy, sinh viên theo học đã xác định rõ rất rõ về đặc điểm cá nhân cũng nhƣ những ƣu, nhƣợc điểm của chƣơng trình ĐHTT. Với sự linh hoạt trong lựa chọn khóa học đến không bị gò bó về mặt thời gian nên sinh viên theo học có thể:

- Tự xây dựng lộ trình học tập: SV theo học ĐH trực tuyến tại ĐHKTQD là khóa

học trực tuyến nên SV có thể tự xây dựng lộ trình học tập cho mình, chọn học nhanh hay chậm phù hợp với nhu cầu, thời gian, mục tiêu của bản thân. Bên

cạnh đó, SV tự điều chỉnh: có thể tự điều chỉnh tiến độ khóa học cho mình, nghĩa là ngƣời học có thể học từ từ hay nhanh do thời gian mình tự sắp xếp hay do khả năng tiếp thu kiến thức của mình.

- Tính linh hoạt: Tính linh hoạt của một khóa học ĐH trực tuyến là rõ ràng bởi vì

bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ cho việc học trực tuyến là linh hoạt. Từ khi đăng ký học đến lúc hoàn thiện ngƣời học có thể học theo thời gian biểu mình định ra. Không bị gò bó bởi thời gian và không gian lớp học dù bạn vẫn đang ở trong lớp học “ảo”.

- Tính đồng bộ: Giáo trình và tài liệu của các khóa học ĐH trực tuyến là có tính

đồng bộ cao vì các hầu hết tài liệu đƣợc soạn thảo và đƣa vào chƣơng trình dạy đƣợc xem xét và đƣa lên trang trực tuyến từ ban đầu.

- Tương tác và hợp tác: Học trực tuyến sinh viên có thể giao lƣu và tƣơng tác với

nhiều ngƣời cùng lúc. Họ cũng có thể hợp tác với bạn bè trong nhóm học trực tuyến để thảo luận và làm bài tập về nhà. Ngày nay, việc tƣơng tác và hợp tác trên Internet là phổ biến qua forum, blog, Facebook, Zalo… và có thể tận dụng Internet để “vừa làm vừa học vừa làm”. Hiệu quả: Học trực tuyến giúp sinh viên không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đáp ứng đúng với nhu cầu.

Chính vì việc tự xây dựng lộ trình học tập của mình nên SV trong chƣơng trình đào tạo ĐH TT của ĐHKTQD đánh giá nhân tố “Tôi muốn theo học và có được bằng

đại học ngành kinh tế, kế toán, ngân hàng,…” cũng đƣợc lựa chọn khá cao với sự ảnh

hƣởng là 95,65% và “Tôi muốn có những kỹ năng khác nhau về kinh doanh và kinh tế” với tỷ lệ ảnh hƣởng là 76,25%. Đây là điểm tích cực thúc đẩy sinh viên đăng ký, tham gia khóa học. Bởi nếu sinh viên có nhận thức đúng đắn về ƣu điểm, lợi ích của khóa học sẽ tích cực tìm hiểu, có động cơ thôi thúc sinh viên tham gia khóa học.

Sự hấp dẫn của chƣơng trình Đào tạo ĐHTT đã thu hút sinh viên đăng ký các chƣơng trình ĐTTT. Các tài liệu học tập đƣợc Nhà trƣờng upload lên hệ thống tài liệu

theo nhiều dạng eBook khác nhau (file word, excel, PDF, PowerPoint…) hay các file video, MP3… Sinh viên tham gia học tập bằng cách truy cập vào hệ thống của nhà trƣờng học online, hoặc down tài liệu về máy nếu cần. Ngoài ra, nhà trƣờng có các hình thức trao đổi, tƣơng tác trực tiếp bằng Video call, chat, học trực tuyến qua mạng… Đây là cách tƣơng tác chính của giảng viên và sinh viên trên hệ thống. Thêm vào đó, sự cuốn hút đối với sinh viên từ chƣơng trình ĐTTT còn thể hiện ở điểm: Bài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại trƣờng đại học kinh tế quốc dân (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)