Những hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại trƣờng đại học kinh tế quốc dân (Trang 95 - 105)

Kết quả nghiên cứu có đƣợc trên cơ sở vận dụng phù hợp lý thuyết về hành vi tiêu dùng, tham khảo ý kiến chuyên gia, việc phân tích tài liệu thứ cấp, điều tra từ số liệu sơ cấp từ các sinh viên đang theo học ĐHTT tại ĐHKTQD.

Tuy nhiên, do quy mô địa bàn nghiên cứu còn hạn chế ở một trƣờng và sinh viên tập trung khu vực phía Bắc, hơn nữa việc nhiều sinh viên còn e ngại trong việc đánh giá cũng nhƣ cho biết về tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hƣởng khi ra quyết định lựa chọn chƣơng trình ĐHTT chƣa thực sự có kết quả chính xác tuyệt đối.

Một hạn chế nữa là Luận văn mới dừng lại ở góc độ sử dụng số liệu thống kê mô tả, tác giả chƣa đƣa ra đƣợc mô hình nghiên cứu và chạy mô hình hồi quy để làm rõ hơn nhằm chỉ ra mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn chƣơng trình đào tạo trực tuyến.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 4

Trong chƣơng 4, tác giả đã đƣa ra đƣợc các nguyên tắc định hƣớng cho việc đề ra các giải pháp và đƣa đƣợc ba giải pháp quan trọng để thúc đẩy hành vi lựa chọn hình thức đào tạo ĐHTT của học viên với Trƣờng ĐHKTQD. Đồng thời đã đƣa ra mục tiêu và nội dung của từng giải pháp. Ngoài ra, tác giả cũng nêu rõ các hạn chế của luận văn.

KẾT LUẬN

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động đến mọi mặt của xã hội, tạo nên các mô hình kinh doanh mới, nhƣ mô hình kinh tế chia sẻ, làm thay đổi mạnh mẽ cách thức vận hành và cung cấp dịch vụ trong xã hội. Loại hình cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến tuy không mới, nhƣng với sự tiến bộ vƣợt bậc của công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin, cùng với những thay đổi về môi trƣờng pháp lý của Nhà nƣớc trong lĩnh vực đào tạo, đã tạo nên những thay đổi căn bản. Đào tạo trực tuyến sẽ là hình thức cung cấp dịch vụ đào tạo tối ƣu, giúp các trƣờng đại học/cơ sở đào tạo mở rộng phạm vi (bao gồm: không gian, thời gian, đối tƣợng ngƣời học) cung cấp dịch vụ của mình. Việc hiểu đúng các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo trực tuyến, để từ đó xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế, giúp Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân cũng nhƣ các trƣờng đại học/cơ sở đào tạo cải thiện về mặt chất lƣợng, dịch vụ, thu hút học viên tham gia hình thức đào tạo trực tuyến.

Các nghiên cứu trƣớc đó trong lĩnh vực đánh giá hành vi ngƣời học trong việc lựa chọn trƣờng/chƣơng trình đào tạo đều thống nhất và bổ sung cho nhau trong việc phân loại các hành vi ảnh hƣởng. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện mới chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá hành vi của ngƣời học đối với những loại hình đào tạo truyền thống (tâp trung/không tập trung), mà chƣa có nhiều nghiên cứu đƣợc công bố về đánh giá hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo của ngƣời học đối với loại hình đào tạo trực tuyến.

Trên cơ sở kết quả tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến việc ngƣời học lựa chọn trƣờng trong việc học đại học từ các nghiên cứu trƣớc đó (2 nhân tố chủ quan và 3 nhân tố khách quan), tác giả đã xây dựng bảng hỏi để khảo sát hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo đại học trực tuyến của học viên tại Trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc

Dân. Việc khảo sát đƣợc thực hiện trực tiếp với hơn 300 sinh viên, trong 02 ngày (29 và 30/6/2019). Kết quả khảo sát cho thấy yếu tố chủ quan “Động cơ cá nhân” là nhân tố ảnh hƣởng lớn nhất (4.50) đến hành vi lựa chọn hình thức đào tạo trực tuyến. Ngoài ra có 02 yếu tố ảnh hƣởng nhiều đến hành vi lựa chọn hình thức đào tạo trực tuyến là “Ảnh hƣởng từ bạn bè” (4.33) và “Uy tín của trƣờng đại học” (4.25). Các nhân tố ít ảnh hƣởng đến đến hành vi lựa chọn hình thức đào tạo trực tuyến bao gồm: “Khả năng tài chính” (3.33) và “Ảnh hƣởng từ gia đình” (3.00).

Từ kết quả nghiên cứu về mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo trực tuyến, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo chƣơng trình Đại học trực tuyến và trong công tác truyền thông Marketing của Trƣờng ĐHKTQD. Nội dung nghiên cứu đã đạt đƣợc kết quả nhất định trong việc xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến hành vi lựa chọn chƣơng trình học trực tuyến của Đại học Kinh tế Quốc dân.

Nội dung nghiên cứu đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, bao gồm: 1) Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo Đại học trực tuyến của ngƣời học; 2) Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo Đại học trực tuyến của ngƣời học; và 3) Đƣa ra các đề xuất giải pháp để thu hút học viên lựa chọn chƣơng trình Đào tạo Đại học trực tuyến.

Do nội dung nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thống kê, mô tả, vì thế kết quả các đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến hành vi lựa chọn chƣơng trình học trực tuyến mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát. Để có kết quả đánh giá cƣờng độ tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn chƣơng trình đào tạo trực tuyến, cần tiếp tục nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng. Bên cạnh đó, việc nâng cao tính khái quát của kết quả nghiên cứu, có thể thực hiện bằng cách mở rộng tập mẫu

là sinh viên đang học trực tuyến của các trƣờng đại học/cơ sở đào tạo tại các vùng địa lý (Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam hoặc trên toàn quốc).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Báo cáo số 760 /BC-BGDĐT về sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học, các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng

đào tạo.

2. Trƣơng Đình Chiến, 2012. Quản trị Marketing. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

3. Trần Minh Đạo, 2014. Giáo trình Marketing căn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân.

4. Lê Thị Linh Giang, 2014. Mô hình lý thuyết: Cấu trúc sự hài lòng của SV đối

với hoạt động đào tạo đại học. Tạp chí Khoa học trƣờng ĐH An Giang, 3, 93-99

5. Trần Văn Hòe, 2007. Giáo trình Thương mại điện tử. Hà Nội: Nhà xuất bản Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân.

6. Lê Văn Huy, 2008. Khảo sát ý kiến sinh viên nhằm nâng cao và đảm bảo chất

lượng đào tạo. Báo cáo toàn văn Hội thảo Khoa học Kiểm định, đánh giá và

quản lƣ chất lƣợng đào tạo đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 148-163.

7. Phillip Kotler, 2003. Quản trị Marketing. Dịch từ tiếng Anh. Ngƣời dịch Vũ Trọng Hùng, 2009. TPHCM: Nhà xuất bản Lao động & Xã hội.

8. Phillip Kotler và Gary Armstrong, 2012. Nguyên lý Marketting. Dịch từ tiếng Anh. Ngƣời dịch Nhiều tác giả, 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động & Xã hội.

9. Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, 2010. Thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của GV tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Thanh Phong, 2013, Yếu tố quyết định chọn trường đại học tiền giang

của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Tỉnh Tiền Giang. Luận văn Thạc

sỹ

11. Trần Văn Qúy, Cao Hào Thi, 2009. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn

trường đại học của học sinh phổ thông trung học, Tạp chí Phát triển Khoa học

và Công nghệ, số 15/2009, ĐHQGTP. HCM.

12. Vũ Trí Toàn, 2007. Nghiên cứu về chất lượng đào tạo của khoa Kinh tế và

Quản lý theo mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL, Báo cáo nghiên cứu

khoa học, trƣờng ĐH Bách Khoa Hà Nội.

13. Vũ Huy Thông, 2010. Giáo trình hành vi người tiêu dùng. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

14. Phan Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Minh Hòa, 2017. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn theo học chương trình đạo tạo có yếu tố nước ngoài ở

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Tạp chí Phát triển Khoa học - Đại học

Huế, số 5A/2017, Tr. 29 – 42.

Tiếng Anh

15. Ajzen, I., 1991. The Theory of Planned Behaviour, Organization Behaviour and Human Decision Processes, No. 50, pp. 179-211.

16. Blackwell, R.D., Miniard, P.W., Engel, J.F., 2006. Consumer behavior, 7th Ed, the Dryden Press.

17. Chapman, D. W, 1981. A Model of Student College Choice, The Journal of Higher Education, 52(5), 490 – 505.

18. Davis Bagozzi, Warshaw, 1989. Theory of Reasoned Action.

19. Hossler, D., & Gallagher, K. S., 1987. Studying student college choice: A three-

phase model and the implications for policymakers, College and university, 62

20. Perna., 2006. Studying college: Access and Choice:A proposed conceptual

model, Higher Education: Handbook of theory and research, vol. XXI, p 117

21. Schiffman, L.G, Kanuk, L.L., 1991. Consumer behavior, 4th ed, Prentice Hall. 22. Solomon, M.R., 2007. Consumer behavior: Buying, Having and Being, 7th ed,

Pearson Education.

Website:

23. Lúng túng công nhận bằng đào tạo từ xa, Báo Thanhnien.vn, Ngày 03/10/2017.

Link: https://thanhnien.vn/giao-duc/lung-tung-cong-nhan-bang-dao-tao-tu-xa- 881630.html 24. https://www.dammio.com/2018/10/08/cac-so-lieu-thong-ke-internet-viet-nam- nam-2018 25. https://vi.wikipedia.org 26. https://quantri.vn

PHỤ LỤC

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho học viên theo học chƣơng trình đào tạo Đại học trực tuyến trƣờng Đại học Kinh tế Quốc Dân)

Các bạn thân mến!

Bảng khảo sát này nghiên cứu thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo Đại học trực tuyến của khách hàng tại Trƣờng Đại học Kinh

Tế Quốc Dân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng

đối với chất lƣợng của các chƣơng trình đào tạo trực tuyến. Bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số nội dung dƣới đây. Mọi thông tin cá nhân sẽ đƣợc bảo mật và ý kiến của bạn chỉ phục vụ duy nhất cho mục đích nghiên cứu khoa học. Rất mong nhận đƣợc sự hợp tác của bạn.

Bạn cho ý kiến bằng cách đánh dấu “X” vào ô lựa chọn. Trân trọng cảm ơn!

I. ĐÁNH GIÁ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

1. Lý do bạn lựa chọn chƣơng trình đào tạo trực tuyến?

Chú thích: 1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Phân vân; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý

STT Nội dung Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

1 Linh động thời gian học tập 2 Chủ động về kế hoạch học tập 3 Tiết kiệm chi phí

4 Tiết kiệm thời gian học tập 5 Lý do khác (xin ghi rõ):

2. Bạn đánh giá nhƣ thế nào về nội dung, chƣơng trình đào tạo trực tuyến hiện nay của nhà trƣờng? (5. Rất tốt; 4. Tốt; 3. Khá; 2. Trung bình; 1. Yếu, kém)

Các tiêu chí đánh giá Chọn một câu trả lời duy nhất

1 2 3 4 5

Nội dung chƣơng trình đầy đủ theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo

Nội dung đào tạo đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, gắn với thực tiễn

Nội dung chƣơng trình bài giảng phù hợp với trình độ của ngƣời học

Chƣơng trình học đã trang bị cho ngƣời học kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thiết thực.

Chƣơng trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội và ngành nghề đào tạo

3. Bạn đánh giá nhƣ thế nào về đội ngũ giảng viên giảng dạy các chƣơng trình trực tuyến hiện nay của nhà trƣờng? (1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Phân vân; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý).

Các tiêu chí đánh giá Chọn một câu trả lời duy nhất

1 2 3 4 5

Đội ngũ giảng viên luôn xây dựng bài giảng bắt mắt Đội ngũ giảng viên có chuyên môn, năng lực dạy học, năng lực nghiên cứu khoa học

Đội ngũ giảng viên luôn hƣớng dẫn, nhiệt tình với ngƣời học

Giảng viên có kỹ năng thiết kế hình ảnh, âm thanh và video để truyền đạt nội dung học tập đến ngƣời học Sử dụng nhiều phƣơng pháp trong quá trình giảng dạy

4. Bạn đánh giá về yếu tố sinh viên tham gia vào các chƣơng trình đào tạo trực tuyến của nhà trƣờng? (1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Phân vân; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý).

Các tiêu chí đánh giá Chọn một câu trả lời duy nhất

1 2 3 4 5

Sinh viên chủ động xây dựng mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn, có ý thức tích cực, tự giác trong học

tập

Sinh viên tuân thủ quy định về đào tạo trực tuyến Ngƣời học hứng thú với chƣơng trình học

Sinh viên tự xây dựng phƣơng pháp học tập phù hợp với đặc thù môn học

II. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Bạn hãy đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại Trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân? (1. Hoàn toàn không ảnh hưởng, 2. Không ảnh hưởng, 3. Ít ảnh hưởng, 4. Ảnh hưởng, 5. Rất ảnh hưởng).

Các tiêu chí đánh giá Mức độ ảnh hưởng

1 2 3 4 5

Động cơ cá nhân

1. Tôi muốn theo học và có đƣợc bằng đại học ngành kinh tế, kế toán, ngân hàng,…

2. Tôi muốn có những kỹ năng khác nhau về kinh doanh và kinh tế.

3. Học trực tuyến cho tôi cơ hội học vừa học vừa đi làm 4. Tôi khao khát đƣợc phát triển bản thân thông qua chƣơng trình đào tạo trực tuyến

Ảnh hƣởng từ gia đình

1. Bố/ mẹ của tôi khuyến khích tôi tham gia học chƣơng trình đào tạo đại học trực tuyến

2. Bố/ mẹ của tôi tin rằng có đƣợc bằng đại học bằng hình thức đào tạo trực tuyến sẽ giúp tôi có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tƣơng lai

3. Bố/Mẹ tôi lựa chọn cho tôi ngành/nghề trong chƣơng trình đào tạo trực tuyến

4. Bố/mẹ băn khoăn về giá trị bằng cấp khi tôi đăng ký chƣơng trình đào tạo đại học trực tuyến.

Ảnh hƣởng của bạn bè

1. Bạn của tôi khuyên tôi nên học chƣơng trình đào tạo trực tuyến.

2. Hầu hết bạn của tôi có kế hoạch học chƣơng trình đại học trực tuyến

Các tiêu chí đánh giá Mức độ ảnh hưởng

1 2 3 4 5

học để lấy bằng đại học trực tuyến

4. Bạn của tôi nghĩ việc học học chƣơng trình đại học trực tuyến là cần thiết.

5. Bạn của tôi không tin về giá trị Bằng cấp của bằng Đại học trực tuyến

Khả năng tài chính

1. Mức học phí của chƣơng trình đại học trực tuyến phù hợp với chất lƣợng đào tạo

2. Các khoản chi phí phát sinh ngoài học phí là hợp lý 3. Có các chƣơng trình học bổng và hỗ trợ tài chính cho ngƣời học

Uy tín của trƣờng đại học

1. Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân có uy tín với xã hội về khả năng đào tạo kiến thức, đào tạo trực tuyến

2. Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân có đội ngũ giảng viên uy tín, có phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với chƣơng trình đào tạo trực tuyến

3. Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân có sinh viên tốt nghiệp chất lƣợng.

4. Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân có cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc dạy và học trực tuyến

III. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Bạn vui lòng cho biết một số thông tin dưới đây:

2. Khóa học:... 3. Ngành học

4. Giới tính: Nam Nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại trƣờng đại học kinh tế quốc dân (Trang 95 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)