1.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn hình thức đào tạo trực tuyến
1.3.2 Nhân tố khách quan:
Ảnh hƣởng của gia đình: Gia đình đóng vai trò quan trọng và có ảnh hƣởng đến hành vi, sự phát triển của mỗi cá nhân. Yamamoto (2006) đã tìm thấy rằng học sinh/Sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ bị ảnh hƣởng lớn từ cha mẹ cũng nhƣ gia đình. Cha mẹ hay gia đình khuyến khích hay hỗ trợ sinh viên sẽ có ảnh hƣởng trực tiếp đến quyết định của các em (Koe và Saring, 2012). Bên cạnh đó, sự khuyến khích từ cha mẹ hay gia đình cho sinh viên theo đuổi việc học tại các tổ chức giáo dục đại học đƣợc đi kèm với những hỗ trợ lớn nhƣ tiết kiệm tài chính, thảo luận những chi phí liên quan, kế hoạch theo đuổi việc học đại học (Rahim và Azman, 2010).
Mặt khác, sự kỳ vọng của gia đình có ảnh hƣởng lớn đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo trực tuyến của sinh viên trong việc theo đuổi việc học đại học. Gia đình kỳ vọng những sinh viên có thể có đƣợc bằng cấp học vấn tốt và đạt đƣợc những kinh nghiệm sống có giá trị (Pimpa, 2004). Bên cạnh đó, theo Kember và cộng sự (2010), những sinh viên đƣợc động viên theo đuổi việc học đại học vì trong hiện nay nhu cầu xã hội, sự thay đổi ngành nghề nên học thêm chƣơng trình đào tạo đƣợc cấp bằng đại học có vai trò vô cùng quan trọng. Nhiều sinh viên học đại học trực tuyến để hoàn thành hy vọng của cha mẹ. Ngoài ra, họ có nghĩa vụ phát triển hạnh phúc, tinh thần và kiếm việc làm dễ dàng hơn khi có thêm hoặc có bằng cấp đại học.
Ảnh hƣởng của gia đình đƣợc các nhà nghiên cứu đo lƣờng bằng các nhận định sau: - Cha tôi khuyến khích tôi (Harris và Halphin, 2002);
- Cha mẹ cho phép tôi theo đuổi việc học đại học trực tuyến (Abdul Rahim và Azman;
- Cha mẹ của tôi tích cực về giáo dục điều dƣỡng (Tan-Kuick và Ng, 2011); - Cha mẹ của tôi tin rằng điều dƣỡng là nghề nghiệp đáng tin cậy và xứng đáng
(Tan-Kuick và Ng, 2011);
Tất cả các nhận định này đƣợc đo bằng thang đo likert 5 mức độ (từ 1 – rất không đồng ý đến 5 – rất đồng ý)
Tóm lại: Yếu tố gia đình có tác động đến hành vi lựa chọn CTĐT trực tuyến của sinh viên là:
Bố/ mẹ của tôi khuyến khích tôi tham gia học chƣơng trình đào tạo đại học trực tuyến
Bố/ mẹ của tôi tin rằng có đƣợc bằng đại học bằng hình thức đào tạo trực tuyến sẽ giúp tôi có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tƣơng lai
Bố/Mẹ tôi lựa chọn cho tôi ngành/nghề trong chƣơng trình đào tạo trực tuyến
Bố/mẹ băn khoăn về giá trị bằng cấp khi tôi đăng ký chƣơng trình đào tạo đại học trực tuyến.
Qua các nghiên cứu trƣớc đó có thể thấy rằng Gia đình có ảnh hƣởng tích cực (cùng chiều) đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo trực tuyến của ngƣời học.
Ảnh hƣởng của bạn bè: Theo kết quả nghiên cứu của Terenzini và cộng sự (1994), bạn bè đƣợc xem nhƣ một bƣớc đệm xã hội giúp sinh viên giảm sự chuyển tiếp từ việc theo học ở các CTĐT trực tuyến. Chức năng của những ngƣời bạn này là mối quan hệ giữa các cá nhân nhằm mang lại mạng lƣới bạn bè, phƣơng thức hoạt động và sự quan tâm trong những năm học đại học trực tuyến. Cũng từ nghiên cứu này, Terenzini và cộng sự (1994) đã phát hiện ra rằng đi học CTĐT trực tuyến của sinh viên
bị ảnh hƣởng bởi những ngƣời bạn đang theo học hay không theo học tại các CTĐT trực tuyến. Học sinh đƣa ra các quyết định dựa trên lời khuyên của bạn bè về hoạt động tƣơng lai hoặc theo đuổi việc học.
Bên cạnh đó, khi học sinh thiếu thông tin về các CTĐT trực tuyến, họ sẽ tìm hiểu thông tin và dễ bị ảnh hƣởng lẫn nhau. Những học sinh này sẽ tìm những ngƣời bạn có kiến thức và kinh nghiệm học tập mà tƣơng tự với họ để hỏi ý kiến về ƣu điểm và nhƣợc điểm của việc theo học CTĐT trực tuyến. Điều này có nghĩa là hành vi lựa chọn CTĐT trực tuyến đƣợc thực hiện và nó bị ảnh hƣởng bởi bạn bè (Hallinan và Williams, 1990).
Các nhà nghiên cứu đã đo lƣờng sự ảnh hƣởng của bạn bè thông qua thang đo likert với 5 mức độ (từ 1 – rất không đồng ý đến 5 – rất đồng ý) cho các nhận định sau:
- Lời khuyên từ bạn bè tiếp tục học chƣơng trình đào tạo đại học (Sia, 2011); - Hầu hết bạn bè đều đang học chƣơng trình đào tạo đại học (Sia, 2011);
- Bạn bè của tôi nghĩ rằng tôi nên học chƣơng trình đào tạo đại học trực tuyến (Zandi, Naysary và Kwan, 2013);
Tóm lại: Ảnh hƣởng từ bạn bè đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo trực tuyến trƣờng của khách hàng tại có các nhân tố sau:
Bạn của tôi khuyên tôi nên học chƣơng trình đào tạo trực tuyến. Hầu hết bạn của tôi có kế hoạch học chƣơng trình đại học trực tuyến Bạn của tôi tƣ vấn, hƣớng dẫn tôi cách thức tham gia học để lấy bằng đại
học trực tuyến
Bạn của tôi nghĩ việc học học chƣơng trình đại học trực tuyến là cần thiết.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng Bạn bè có ảnh hƣởng tích cực (cùng chiều) đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo của ngƣời học.
Uy tín của trƣờng đại học: Uy tín của trƣờng đại học có một ảnh hƣởng lớn đến hành vi lựa chọn CTĐT trực tuyến. Kết quả nghiên cứu của Jager và Sootiens (2009) cho thấy sinh viên ở Nam Phi nhận thức uy tín của trƣờng đại học nhƣ là một trong những đặc điểm quan trọng tới hành vi lựa chọn CTĐT. Tƣơng tự, uy tín của trƣờng học là một trong những đặc điểm quan trọng nhất cho sinh viên quốc tế theo đuổi một bằng kinh doanh tại Mỹ (Daily và cộng sự, 2010).
Ngoài ra, Amstrong (1997) đã thực hiện phỏng vấn nhóm để khám phá những đặc điểm của trƣờng đại học có thể thu hút sinh viên cũng nhƣ những yếu tố và nguồn thông tin mà sinh viên cân nhắc là quan trọng đối với quyết định lựa chọn trƣờng đại học. Nghiên cứu cho thấy chi phí thấp, vị trí thuận lợi, uy tín học thuật tốt trong lĩnh vực nghiên cứu của trƣờng là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng học sinh quyết định theo học tại trƣờng đại học North Texas. Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu của Canale, Dunlop, Britt và Donahue (1996) đã xác định uy tín học thuật của trƣờng đại học là yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn trƣờng đại học của học sinh Mỹ gốc Nam Phi vì họ có đƣợc kiến thức và kỹ năng trong một lĩnh vực cụ thể để theo đuổi công việc mà họ muốn.
Bên cạnh đó, tầm quan trọng của uy tín trƣờng đại học cũng đƣợc đề cập đến trong các nghiên cứu của Ancheh và cộng sự (2007), O’brien và cộng sự (2007) và Sia (2010).
Kamol Kitsawad (2013) đã đo lƣờng uy tín trƣờng đại học thông qua thang đo likert với mức độ đồng ý (từ 1 – rất không đồng ý đến 5 – rất đồng ý) cho các nhận định:
- Trƣờng đại học có uy tín tốt về học thuật xuất sắc; Trƣờng đại học có vai trò và nhiệm vụ rõ ràng;
- Trƣờng đại học có uy tín tốt về chất lƣợng đội ngũ giảng viên; - Trƣờng đại học có uy tín tốt về chất lƣợng sinh viên tốt nghiệp;
- Trƣờng đại học có uy tín tốt về cơ sở hạ tầng công nghệ cao; cơ sở vật chất cho việc dạy và học.
Tóm lại: Uy tín trƣờng đại học có ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo ở các các yếu tố sau:
Trƣờng có uy tín với xã hội về khả năng đào tạo kiến thức, đào tạo trực tuyến
Trƣờng có đội ngũ giảng viên uy tín, có phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với chƣơng trình đào tạo trực tuyến
Trƣờng có sinh viên tốt nghiệp chất lƣợng.
Trƣờng có cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc dạy và học trực tuyến Nhƣ vậy, có thể thấy rằng Uy tín Trƣờng Đại học có ảnh hƣởng tích cực (cùng chiều) và khá sâu sắc đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1, tác giả trình bày tổng quan các nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo, cũng nhƣ các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu nhƣ lý thuyết về hành động hợp lý, lý thuyết hành vi dự định và mô hình hành vi khách hàng của Kotler và Amstrong (2012).
Trên cơ sở tổng hợp kết quả các nghiên cứu trƣớc đó, tác giả đã xác định đƣợc khoảng trống trong nghiên cứu, đó là nghiên cứu những yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn trƣơng trình đào tạo trực tuyến. Những nội dung này sẽ là tiền đề để tác giả tiếp tục nghiên cứu, xây dựng phƣơng pháp nghiên cứu ở phần tiếp theo.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu