Cơ sở lý thuyết hành vi và các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại trƣờng đại học kinh tế quốc dân (Trang 27 - 30)

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản

Khái niệm hành vi. Hành vi tiêu dùng là hành động mà ngƣời tiêu dùng biểu

hiện trong việc tìm kiếm: mua, dùng, đánh giá các sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thoả mãn các nhu cầu của họ [5].

Trên cơ sở phân tích lý luận về hành vi của các trƣờng phái tâm lý học phƣơng Tây, chúng tôi nhận thấy rằng: quan điểm của Tâm lý học hành vi có một sai lầm là cho rằng các kích thích môi trƣờng quyết định một cách máy móc và tuyệt đối đến tâm lý, hành vi của con ngƣời; quan điểm của Phân tâm học lại quá đề cao yếu tố vô thức trong hành vi của con ngƣời. Trƣờng phái tâm lý học nhân văn dựa trên quan điểm nhìn nhận hành vi ngƣời ở góc độ cá nhân mà bỏ qua sự chi phối của cộng đồng xã hội đến hành vi của cá nhân.

Dƣới góc độ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đồng quan điểm với các nhà tâm lý học kinh doanh cho rằng hành vi là những biểu hiện của những nội dung tâm lý bên trong. Từ các quan điểm của các nhà tâm lý học về hành vi, có thể thống nhất quan niệm về hành vi nhƣ sau: Hành vi là hành động có ý thức, là sự biểu hiện các mặt vô thức, thái độ và hành động của con ngƣời đối với thế giới xung quanh hoặc với chính bản thân mình.

Quan niệm về hành vi nhƣ trên không phủ nhận tác động của thế giới xung quanh đối với hành vi. Suy cho cùng, mọi yếu tố của thế giới xung quanh muốn phát huy tác dụng đối với hành vi thì không thể theo kiểu kích thích phản ứng mà phải đƣợc phản ánh vào não ngƣời “hình ảnh” tâm lý. Kết quả sự tƣơng tác giữa hình ảnh tâm lý này với những hiện tƣợng tâm lý khác của con ngƣời (đã hình thành trƣớc đó do sự tác động của thực hiện khách quan vào não ngƣời) sẽ chi phối hành vi của con ngƣời. Quan niệm về hành vi nhƣ trên cũng khắc phục đƣợc hạn chế của những trƣờng phái không thừa nhận sự tồn tại hoặc quá coi nhẹ vai trò của tâm lý đối với hành vi. Tâm lý chi phối hành vi có thể ở mức đô ý thức hoặc mức độ vô thức, quan niệm trên không bỏ qua vai trò của vô thức thúc đẩy hành vi con ngƣời.

Khái niệm chương trình đào tạo. Theo Nguyễn Thị Hồng Vân (2011), đào tạo là

hoạt động truyền thụ kiến thức, huấn huyện kỹ năng, giáo dục thái độ nhằm giúp ngƣời học chiếm lĩnh đƣợc một năng lực nghề nghiệp hoặc một năng lực liên quan đến một

mặt nào đó của cuộc sống. Lê Quang Sơn (2010), cho rằng đào tạo là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy và học tiến hành trong một cơ sở giáo dục, mà trong đó tính chất, phạm vi, cấp độ, cấu trúc, quy trình của hoạt động đƣợc quy định một cách chặt chẽ, cụ thể về mục tiêu, chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đánh giá kết quả đào tạo, cũng nhƣ về thời gian và đối tƣợng đào tạo cụ thể.

Từ các nghiên cứu trên có thể hiểu, chƣơng trình đào tạo là: một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (khoá đào tạo) cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phƣơng pháp đào tạo và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó đƣợc sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ. Chƣơng trình đào tạo cần có 4 thành tố cơ bản đó là: Mục tiêu đào tạo; Nội dung đào tạo; Phƣơng pháp hay quy trình đào tạo; Cách đánh giá kết quả đào tạo.

Khái niệm Chương trình đào tạo trực tuyến. Đào tạo trực tuyến là quá trình học

tƣơng tác thông qua việc sử dụng máy tính và các kỹ thuật truyền thông để đào tạo và học tập. Đào tạo trực tuyến là hình thức truyền tải nội dung bằng phƣơng tiện điện tử qua trình duyệt web, ví dụ nhƣ Netscape Navigator hay Internet Explorer thông qua mạng Internet/Intranet hay qua các hình thức khác nhƣ CD-ROM, DVD broadcast video, nội dung theo yêu cầu hay lớp học ảo...Nói một cách khác, đào tạo trực tuyến là sự kết hợp của Internet và các công nghệ số tạo ra mô hình đào tạo trong đó các thông tin về giáo dục, đào tạo, các kiến thức và sự lĩnh hội đƣợc thực hiện thông qua các máy tính, Internet, các website…

Hành vi lựa chọn chương trình đào tạo. Hành vi lựa chọn chƣơng trình đào tạo

là quá trình ngƣời học tìm kiếm và xử lý thông tin về chƣơng trình đào tạo, hình thức, giảng viên, chất lƣợng đào tạo, uy tín – thƣơng hiệu của cơ sở đào tạo, thời gian, loại hình biểu hiện ở các mặt vô thức, thái độ và hành động của họ và tham khảo ý kiến

ngƣời thân – bạn bè, từ đó đƣa ra quyết định lựa chọn chƣơng trình đào tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại trƣờng đại học kinh tế quốc dân (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)