Lực lƣợng lao động quản lý của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội (Trang 56 - 63)

Chức vụ Tổng số Tr/đó nữ

Tr/đó Đảng viên

Trình độ

chuyên môn Trình độ lý luận Trên

ĐH Đại

học Trung cấp Cao cấp Trung cấp Sơ cấp

Tổng Giám đốc 1 0 1 0 1 0 1 0 0

Phó Tổng Giám đốc 4 0 4 3 1 0 4 0 0

Giám đốc 27 1 27 5 22 0 26 0 1

Chức vụ Tổng số Tr/đó nữ Tr/đó Đảng viên Trình độ

chuyên môn Trình độ lý luận Trên ĐH Đại học Trung cấp Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Trƣởng phòng 130 20 129 6 121 3 21 19 72 Phó phòng 166 26 158 6 141 14 7 11 119 Tổng 383 48 373 28 332 17 95 32 206 (Nguồn: Phòng Nhân sự)

Bảng 2.7 cho thấy tổng số lao động quản lý của Công ty là 383 ngƣời, chiếm 5,1% tổng lao động của Công ty; cụ thể Đảng viên là 373 ngƣời, đạt 97,4%; lao động quản lý nữ là 48 ngƣời, đạt 12,5% tổng số lao động quản lý. Trong tổng số lao động gián tiếp là 657 ngƣời thì lao động quản lý là 383 ngƣời, chiếm tới 58,3% số lao động gián tiếp, điều này cho thấy hiện nay lực lƣợng lao động quản lý chiếm quá lớn.

2.2.2.2 Về thực trạng phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nguồn nhân lực

* Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

Giai đoạn từ 2015-2019, Công ty thực hiện chú ý đầu tƣ tăng cƣờng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho NNL. Sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ NNL tại Công ty thể hiện tại bảng 2.8.

Qua bảng 2.8 cho thấy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ NNL tại Công ty tăng trƣởng qua mỗi năm, tỷ lệ tăng đƣợc giải đều cho các trình độ từ công nhân kỹ thuật cho tới trên đại học. Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng vẫn duy trì ở mức thấp, do vậy trong thời gian tới Công ty cần đầu tƣ hơn nữa trong việc đào tạo, tăng cƣờng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với NNL.

Bảng 2.8: Sự phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ qua các năm nhƣ sau:

TT Trình độ

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 1 Tiến sỹ 2 0,02 2 0,03 2 0,03 2 Thạc sỹ 34 0,45 36 0,51 37 0,50 3 Ðại học 2.157 28,28 2.160 29,03 2.160 29,02 4 Cao đẳng 396 5,19 397 5,34 397 5,33 5 Trung cấp 3.744 49,07 3.746 50,36 3.752 50,41 6 Công nhân kỹ thuật 1.031 13,5 1.034 13,9 1.035 13,91

7 Lao động phổ thông 266 3,49 62 0,83 60 0,8

Tổng: 7.630 100 7.437 100 7.443 100

(Nguồn: Phòng Nhân sự)

Cơ cấu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ lao động theo khối chức năng của Công ty tính đến 31/12/2019 thể hiện trong bảng 2.9:

Bảng 2.9: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngƣời lao động

TT Trình độ L Ð trực tiếp L Ð bổ trợ L Ð gián tiếp Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Tiến sỹ 2 2 0,03 2 Thạc sỹ 3 2 32 37 0,50 3 Ðại học 1.487 148 525 2.160 29,02 4 Cao đẳng 319 31 47 397 5,33 5 Trung cấp 3.382 319 51 3.752 50,41

6 Công nhân kỹ thuật 1.035 1.035 13,91

7 Lao động phổ thông 60 60 0,8

Tổng: 6.286 500 657 7.443 100

Từ bảng 2.9 cho thấy:

- Số lao động đã qua đào tạo của Công ty hiện chiếm tỷ trọng cao với 99,19%, số lao động chƣa qua đào tạo là 60 lao động chiếm 0,81%.

- Số lƣợng lao động gồm cả trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học hiện là 2.596 ngƣời, chỉ chiếm 34,9%; còn lại là lao động thuộc trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật. Riêng lao động trình độ trung cấp với số lƣợng tƣơng đối cao với 3.752 ngƣời tƣơng ứng 50,41%.

- Số lƣợng lao động có trình độ trên đại học chủ yếu tập trung ở khối lao động gián tiếp, trong khi đó ở khối chủ chốt trọng Công ty là khối lao động trực tiếp lại có rất ít.

Theo bảng trên thấy đƣợc hiện nay Công ty sở hữu lực lƣợng lao động hầu hết đã qua đào tạo, tuy nhiên trình độ lao động không đồng đều, số lƣợng lao động với trình độ cao chiếm tỷ trọng thấp và phân bố chƣa hợp lý. Đây là hạn chế của Công ty vì với nhiệm vụ kinh doanh vận tải, trình độ chuyên môn ngƣời lao động là vấn đề quyết định năng lực cạnh tranh, khi đó lao động có năng lực, tay nghề cao sẽ giúp Công ty tăng tƣởng nhanh, hiệu quả và nâng cao thị phần của mình trên thị trƣờng vận tải có sự cạnh tranh cao.

Đối với khối lao động quản lý, từ số liệu trên thấy đƣợc: hầu hết lao động quản lý đạt trình độ đại học, số lao động có trình độ trên đại học rất ít chiếm 28 ngƣời tƣơng đƣơng 7,3%; vẫn còn 17 lao động quản lý thuộc trình độ trung cấp, tập trung chủ yếu ở chức danh Phó phòng, một số ít là Trƣởng phòng. Vấn đề này đòi hỏi Công ty cần lên kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đối với khối lao động quản lý thời gian tới để phù hợp, đảm đƣơng công việc tốt hơn trong các vị trí quản lý.

Việc cử các CBCNV có năng lực tham gia chƣơng trình, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, hàng năm Công ty đều cử ngƣời tham gia, cụ thể trong bảng 2.10:

Bảng 2.10: Số lƣợng lao động đƣợc cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn qua các năm

Lớp Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

KH Năm 2020

Số ngƣời Số ngƣời Số ngƣời Số ngƣời Số ngƣời Số người

Ðào tạo CNKT 30 30 30 60 55 45

Ðào tạo Ðại học 20 20 20 25 33 30

Ðào tạo Thạc sỹ 2 6

(Nguồn: Phòng Nhân sự)

Số liệu trong bảng 2.10 cho thấy: số ngƣời Công ty cử đi đào tạo chƣa nhiều, mới chỉ tập trung vào trình độ công nhân kỹ thuật, đại học. Trong khi đó, vẫn còn 60 lao động chƣa qua đào tạo cần đƣợc cử đi đào tạo; rất nhiều lao động có trình độ công nhân kỹ thuật, trung cấp, cao đẳng cần đƣợc đào tạo nâng cao trình độ. Đối với những lao động thuộc trình độ đại học, thạc sỹ cần đƣợc chọn lọc tiếp tục cử đi học lên thạc sỹ, tiến sỹ.

* Trình độ ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nƣớc, lý luận chính trị:

Năng lực, khả năng ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nƣớc, lý luận chính trị của lực lƣợng lao động Công ty đến 31/12/2019 cụ thể gồm:

Bảng 2.11: Trình độ ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nƣớc, lý luận chính trị TT Trình độ L Ð trực tiếp L Ð bổ trợ L Ð gián tiếp Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Ngoại ngữ: Trình độ A,B,C 1.146 47 526 1.720 23,11

Ðại học, trên đại học 13 4 4 21 0,282

Tổng: 1.741 23,39

2

Tin học:

Chứng chỉ tin học 1.258 250 530 2.038 27,4

Ðại học, trên đại học 15 3 18 36 0,48

Tổng: 2.074 27,88

TT Trình độ L Ð trực tiếp L Ð bổ trợ L Ð gián tiếp Tổng số Tỷ lệ (%) 4 Lý luận chính trị: Trung cấp, sơ cấp 1.490 150 464 2.104 28,27 Cao cấp 95 95 1,28 Tổng: 2.199 29,55 (Nguồn: Phòng Nhân sự)

Số liệu trong bảng 2.11 cho thấy:

- Số lƣợng lao động đạt trình độ ngoại ngữ, tin học trong Công ty chƣa cao. Số lao động học ngoại ngữ qua trình độ A, B, C là 23,11%; số lao động có trình độ ngoại ngữ đại học, trên đại học chỉ đạt 0,28%. Số lao động đƣợc cấp chứng chỉ tin học là 27,4%, số lao động có trình độ tin học là đại học, trên đại học chỉ chiếm 0,48%.

Đây là một thực trạng rất đáng đƣợc quan tâm và đặt ra thách thức lớn với Công ty bởi ngành ĐSVN đang trong quá trình chuyển đổi, kinh doanh dịch vụ với đối tƣợng khách hàng đa dạng bao gồm cả khách hàng trong nƣớc và khách hàng quốc tế; đồng thời, Công ty đang chuẩn bị ứng dụng công nghệ tiên tiến gồm đƣờng sắt cao tốc, bán vé tầu điện toán, điều khiển tập trung,... để dần thay thế cho các công nghệ lạc hậu. Việc tăng cƣờng trình độ ngoại ngữ, tin học để có thể ứng dụng thành thạo công nghệ tiên tiến, phục vụ tận tình các loại đối tƣợng khách hàng trong và ngoài nƣớc là thiết yếu.

- Dựa trên lực lƣợng lao động quản lý: Số liệu tại bảng 2.6 và bảng 2.10 cho thấy: trong 383 lao động quản lý mới có 54 ngƣời theo học các lớp quản lý nhà nƣớc. Trình độ lý luận chính trị sơ cấp của lao động quản lý còn chiếm tỷ lệ cao với 206 ngƣời chiếm 53,8%, trong khi số lao động quản lý với trình độ trung cấp, cao cấp chỉ chiếm non nửa. Để đội ngũ lao động quản lý có thể đảm đƣơng tốt tại mỗi vị trí lãnh đạo, thời gian tới Công ty cần tập trung đào tạo tăng cƣờng trình độ quản lý nhà nƣớc, lý luận chính trị đến các vị trí lãnh đạo này.

2.2.2.3 Về thực trạng phát triển kỹ năng của người lao động

Kỹ năng nghề của ngƣời lao động thể hiện về sự hiểu biết với tay nghề, kinh nghiệm, đảm bảo thực hiện công việc ngày càng nhuần nhuyễn và đảm bảo hiệu quả chất lƣợng công việc của Công ty.

Công ty là đơn vị kinh doanh vận tải, sử dụng, sửa chữa toa xe nên kỹ năng nghề nghiệp đối với NNL trong Công ty có sự khác nhau. Trƣớc đây, do chƣa nhận thức đầy đủ về vấn đề này nên trong thời gian dài kỹ năng nghề nghiệp của NNL Công ty chƣa đƣợc đầu tƣ phát triển thích đáng, bố trí sử dụng cán bộ chƣa hợp lý.

Những năm gần đây, lãnh đạo Công ty bƣớc đầu có kế hoạch phát triển kỹ năng nghề nghiệp đối với ngƣời lao động, tập trung vào tổ chức về các lao động sản xuất đồng thời học và thực hành, thi nâng cao bậc thợ; tổ chức các lớp học đi đôi với thực hành khi đƣa công nghệ mới vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh;... cụ thể:

- Đối với hệ cơ khí, tổ chức thi nâng cao tay nghề cho các chức danh nhƣ: tiện, phay, doa, bào, mài, khoan, gò, nguội, rèn, nhiệt luyện, đúc, hàn, điện, sơn, gõ rỉ, sửa chữa, mộc, kiểm trục, kiểm tu, thủ kho, cấp phát, điều vận,...

- Đối với hệ vận tải, tổ chức thi nâng cao tay nghề cho các chức danh nhƣ: chỉ đạo tài xế, tài xế, phụ tài xế, trực ban, phái ban, gọi ban, trƣởng tàu, nhân viên trên tàu, nhân viên phục vụ ăn uống, điều độ, trƣởng đồn, trật tự, kiểm soát, phát thanh, thu ngân, bảo vệ,...

Nhờ vậy, kỹ năng nghề nghiệp của ngƣời lao động trong Công ty dần đƣợc cải thiện qua các năm, thể hiện trong bảng 2.12 nhƣ sau:

Bảng 2.12: Lao động theo ngành nghề, bậc thợ qua các năm Ngành nghề Năm 2017 Năm 2018 Đến 31/12/2019 Tổng Bậc thấp Bậc cao Tổng Bậc thấp Bậc cao Tổng Bậc thấp Bậc cao Hệ cơ khí 1.635 616 1.019 1.756 645 1.111 1.761 640 1.121 Hệ vận tải 4.510 2.123 2.387 4.116 1.704 2.412 4.127 1.693 2.434 Nhóm việc khác 1.485 703 782 1.565 766 799 1.555 752 803 Tổng cộng 7.630 3.442 4.188 7.437 3.115 4.322 7.443 3.085 4.358 (Nguồn: Phòng Nhân sự)

Kết cấu lao động theo ngành nghề, bậc thợ của Công ty tính đến thời điểm 31/12/2019 biểu hiện trong bảng 2.13 cụ thể:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)