Kết quả đấu thầu giai đoạn 2017 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh lào cai (Trang 64 - 73)

Nội dung

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng (Gói thầu) Tỷ trọng (%) Số lượng (Gói thầu) Tỷ trọng (%) Số lượng (Gói thầu) Tỷ trọng (%) Tổng số 137 100,00 104 100,00 152 100,00 Đấu thầu rộng rãi 69 50,36 63 60,58 105 69,08 Đấu thầu hạn chế 3 2,19 0 0,00 0 0,00 Chỉ định thầu 57 41,61 39 37,50 41 26,97 Chào hàng cạnh tranh 8 5,84 2 1,92 6 3,95

(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Quản lý chất lượng, Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai)

Số liệu trong bảng cho thấy, trong giai đoạn 2017 - 2019, Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai đã triển khai tổng số 393 gói thầu, trong đó hình thức đấu thầu rộng rãi chiếm chủ yếu, cụ thể như sau:

Năm 2017, tổng số gói thầu Ban triển khai là 137 gói, trong đó: đấu thầu rộng rãi là 69 gói thầu, tiếp theo là chỉ định thầu 57 gói, còn lại, đấu thầu theo hình thức đấu thầu hạn chế 3 gói thầu và chào hàng cạnh tranh 8 gói thầu.

Đến năm 2018, tổng số gói thầu triển khai là 104 gói, trong đó đấu thầu rộng rãi 63 gói, chỉ định thầu 39 gói và chào hàng cạnh tranh 2 gói. Trong năm, Ban không tổ chức đấu thầu hạn chế.

Năm 2019, tổng số gói thầu triển khai tăng lên là 152 gói, trong đó đấu thầu rộng rãi 105 gói, chỉ định thầu 41 gói và chào hàng cạnh tranh 6 gói. Trong năm này, Ban cũng không tổ chức đấu thầu hạn chế gói thầu nào.

Xét về cơ cấu các gói thầu có thể thấy, tỷ trọng các gói thầu được tổ chức đấu thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi đang ngày càng tăng lên, từ 50,36% năm 2017 lên đạt 69,08% năm 2019. Tỷ trọng các gói thầu được chỉ định thầu đang có xu hướng ngày càng giảm, từ 41,62% năm 2017 xuống còn 37,50% năm 2018 và đến năm 2019 còn 26,97%. Ngoài ra, hình thức đấu thầu hạn chế cũng có xu hướng giảm đi, trong giai đoạn 2017 - 2019 chỉ có năm 2017 tổ chức đấu thầu hạn chế 03 gói thầu (chiếm 2,19%), còn lại trong năm 2018 và năm 2019 không tổ chức hạn chế gói thầu nào. Các gói thầu được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh có số lượng và tỷ trọng thay đổi qua các năm. Tuy nhiên, hình thức này cũng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng số gói thầu triển khai.

Như vậy có thể thấy, đa số gói thầu đã thực hiện sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi để tuyển nhà thầu. Hình thức đấu thầu này có ưu điểm tạo ra được môi trường cạnh tranh giữa các nhà thầu và bên mời thầu qua đó cũng có cơ hội lựa chọn được nhà thầu tốt nhất các yêu cầu của mình. Song do số lương các bên dự thầu là không hạn chế nên sẽ gây khó khăn cho bên mời thầu trong việc đánh giá, chấm thầu, xét thầu. Mặt khác, chi phí đấu thầu vì thế cũng tốn kém hơn.

Số lượng các gói thầu sử dụng hình thức chỉ định thầu đang có xu hướng giảm. Điều này giúp cho việc chống thất thoát, lãng phí, chống tham nhũng, tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của các công trình và hình thức này chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt, đó là các gói thầu chứa đựng yếu tố về chính trị, an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia; các gói thầu cấp bách chứa đựng yếu tố thời gian, địa lý mà nếu triển khai đấu thầu sẽ chậm trễ, gây hậu quả không tốt.

* Kết quả khảo sát về công tác quản lý đấu thầu tại Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai

Để đánh giá về công tác quản lý đấu thầu tại Ban QLDA, tác giả đưa ra 06 tiêu chí đánh giá. Kết quả đánh giá được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 3.9: Kết quả khảo sát công tác quản lý đấu thầu tại Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai

STT Tiêu chí ĐTB Ý nghĩa

1 Quy trình đấu thầu được thực hiện tuân thủ

các quy định hiện hành 3,79 Đồng ý

2 Công tác đấu thầu được thực hiện công

khai, minh bạch 3,60 Đồng ý

3 Đội ngũ thực hiện công tác đấu thầu đảm

bảo về năng lực, trình độ 3,15 Phân vân

4 Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát

hoạt động đấu thầu 3,30 Phân vân

5 Công tác đấu thầu lựa chọn được nhà thầu

phù hợp 3,39 Phân vân

6 Thời gian tổ chức đấu thầu đảm bảo theo

quy định 3,17 Phân vân

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Số liệu trong bảng trên cho thấy, trong số 06 tiêu chí được đưa ra để đánh giá về công tác quản lý đấu thầu tại Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai, chỉ có 02/06 tiêu chí được đánh giá ở mức độ “đồng ý”, còn lại 04/06 tiêu chí chỉ được đánh giá ở mức “phân vân”. Cụ thể như sau:

02 tiêu chí được đánh giá cao, ở mức đồng ý đó là “Quy trình đấu thầu được

thực hiện tuân thủ các quy định hiện hành” và tiêu chí “Công tác đấu thầu được thực hiện công khai, minh bạch” với mức điểm lần lượt là 3,79 điểm và 3,60 điểm.

Theo các ý kiến được khảo sát, hiện nay Ban QLDA đã và đang tuân thủ chặt chẽ quy trình đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2013. Bên cạnh đó, công tác đấu thấu cũng được diễn ra một cách công khai, minh bạch ở tất cả các khâu.

04 tiêu chí chỉ được đánh giá ở mức “phân vân” là: “Đội ngũ thực hiện công

tác đấu thầu đảm bảo về năng lực, trình độ”, “Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu”, “Công tác đấu thầu lựa chọn được nhà thầu phù hợp” và tiêu chí “Thời gian tổ chức đấu thầu đảm bảo theo quy định”.

Tiêu chí “Đội ngũ thực hiện công tác đấu thầu đảm bảo về năng lực, trình

độ” chỉ được đánh giá ở mức điểm 3,15 điểm. Thực tế, hiện nay đội ngũ cán bộ tham gia làm công tác đấu thầu tại Ban QLDA chủ yếu tập trung vào cán bộ của Phòng Dự án. Tuy nhiên, các cán bộ phụ trách đấu thầu thường không được đào tạo bài bản mà chỉ làm việc thông qua kinh nghiệm và học hỏi từ các dự án đã thực hiện và thông qua một số khóa đào tạo, tập huấn về đấu thầu.

Tiêu chí “Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu”

cũng chỉ được đánh giá với 3,30 điểm. Hiện tại, Ban QLDA chưa có bộ phận thanh tra đấu thầu độc lập mà chỉ có Ban kiểm soát và Ban thanh tra nhân dân hoạt động kiêm nhiệm cho mọi hoạt động chung của toàn Ban QLDA. Khi có vấn đề cần thiết phải thanh tra thì các bộ phận này mới tiến hành thanh tra. Vì vậy, chưa kịp thời kịp thời phòng ngừa và phát hiện ra được những sai phạm trong hoạt động đấu thầu.

Tiêu chí “Công tác đấu thầu lựa chọn được nhà thầu phù hợp” cũng không được đánh giá cao. Nguyên nhân là bởi năng lực của đội ngũ thực hiện công tác đấu thầu còn nhiều hạn chế, thêm vào đó, một số gói thầu có ít nhà thầu tham gia đấu thầu nên Ban QLDA không có nhiều sự lựa chọn để chọn được nhà thầu đáp ứng tốt nhất do đó đôi khi công tác đấu thầu chưa thực sự lựa chọn được nhà thầu phù hợp.

Tiêu chí “Thời gian tổ chức đấu thầu đảm bảo theo quy định” chỉ được đánh giá với 3,17 điểm, ở mức bình thường. Theo một số ý kiến được khảo sát, hiện nay hầu hết các đợt tổ chức đấu thầu tại Ban QLDA đều bị chậm so với kế hoạch do thời gian lập hồ sơ mời thầu chiếm quá nhiều thời gian do quá trình thẩm định thiết kế và dự toán kéo dài. Bên cạnh đó, do phải tuân theo nhiều yêu cầu, thủ tục từ nhiều phía nên công tác đấu thầu thường chậm hơn nhiều so với thời gian dự kiến.

3.2.3.3. Quản lý chất lượng, tiến độ thi công, khối lượng xây dựng công trình a. Quản lý chất lượng dự án

Quản lý chất lượng dự án là hoạt động quản lý của Ban QLDA ĐTXT tỉnh Lào Cai trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.

Công tác quản lý chất lượng thi công công trình của Ban QLDA tuân thủ các quy định của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Quản lý chất lượng dự án gồm quản lý chất lượng ở tất cả các khâu, từ khâu khảo sát, thiết kế cho đến thi công công trình và khi công trình hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng.

* Quản lý chất lượng khảo sát

Quy trình quản lý chất lượng khảo sát tại Ban QLDA ĐTXT tỉnh Lào Cai

như sau:

Hình 3.4: Quy trình quản lý chất lượng khảo sát tại Ban QLDA ĐTXT tỉnh Lào Cai

(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Quản lý chất lượng, Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai)

Có thể thấy, Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai đã xây dựng và thực hiện quy trình quản lý chất lượng khảo sát xây dựng khá chặt chẽ và cụ thể, tuân thủ theo các

Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng

Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng

Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng

quy định hiện nay về quản lý chất lượng công trình. Tuy nhiên, thực tế trong giai đoạn 2017 - 2019, một số gói thầu thực hiện khảo sát không được nghiệm thu, phê duyệt khảo sát ngay từ lần đầu, mà phải thực hiện khảo sát lại lần 2, thậm chí có nhà thầu không đạt yêu cầu phải chuyển sang cho nhà thầu khác thực hiện khảo sát. Điều này cho thấy Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai chưa thực hiện tốt công tác lựa chọn và giám sát nhà thầu khảo sát để đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu công việc được giao.

* Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình

Việc thiết kế xây dựng công trình sẽ do nhà thầu tư vấn thiết kế thực hiện. Quy trình quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình gồm 05 bước. Cụ thể như sau:

Hình 3.5: Quy trình quản lý chất lượng thiết kế tại Ban QLDA ĐTXT tỉnh Lào Cai

(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Quản lý chất lượng, Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai)

Có thể thấy, quy trình quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai đã tuân thủ theo các văn bản quy định hiện hành. Thực tế, trong quá trình Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai thực hiện quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình của các nhà thầu tư vấn thiết kế cho thấy: chất lượng

Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình

Quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng

Thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng

Phê duyệt thiết kế xây dựng công trình

Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình

sản phẩm của tư vấn thiết kế tham gia các dự án do Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai quản lý, điều hành về cơ bản đáp ứng được yêu cầu chủ yếu của dự án như: nội dung thiết kế xây dựng công trình phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế, thỏa mãn yêu cầu và công năng sử dụng, thiết kế phù hợp với quy hoạch xây dựng, tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng cho dự án, đảm bảo an toàn công trình, khối lượng thiết kế xây dựng khá sát với thực tế thi công, dự toán chi tiết cụ thể,….. Tuy nhiên, năng lực của tư vấn thiết kế vẫn còn những hạn chế nhất định, một số nội dung thiết kế chưa phù hợp với thực tế hiện trường dẫn tới phải điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công, tính toán chi phí xây dựng còn sai số phải điều chỉnh, tính toán lại,…

* Quản lý chất lượng thi công công trình

Quy trình quản lý chất lượng thi công công trình tại Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai như sau:

Hình 3.6: Quy trình quản lý chất lượng thi công công trình tại Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai

(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Quản lý chất lượng, Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai)

Qua hình trên có thể thấy, việc quản lý chất lượng thi công ở công trình chủ yếu do các nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện. Tuy nhiên do năng lực của nhiều nhà thầu tư vấn giám sát còn yếu nên Ban QLDA ĐTXT tỉnh Lào Cai phải phân công cán bộ Phòng Kế hoạch và Quản lý chất lượng cùng tham gia giám sát với vai trò là

Kiểm tra Kiểm tra Giám sát tác giả Kiểm định Giám sát Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai

Nhà thầu thi công công trình

Tư vấn giám sát Đơn vị kiểm định chất lượng P. Kế hoạch và

Quản lý chất lượng

Tư vấn thiết kế (Thiết kế hồ sơ kỹ thuật)

giám sát của Chủ đầu tư để giám sát việc thực hiện của cả đơn vị thi công và đơn vị tư vấn giám sát.

Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng.

Hiện nay, hầu hết các công trình đều được Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai thuê tư vấn kiểm định chất lượng các hạng mục công trình làm cơ sở để đánh giá chất lượng thi công công trình. Sau khi công trình hoàn thành, Ban QLDA ĐTXT tỉnh Lào Cai tổ chức nghiệm thu công trình hoàn thành để bàn giao cho CĐT đưa vào sử dụng.

Trong thời gian qua, Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai luôn chú trọng đến vấn đề quản lý chất lượng dự án nên các công trình do Ban quản lý sau khi được nghiệm thu và bàn giao đều được đánh giá là đảm bảo các yêu cầu về chất lượng. Tuy nhiên, vẫn có một số hạng mục công việc vẫn phải sửa chữa một số sai sót.

b. Quản lý tiến độ thực hiện dự án

Công tác quản lý tiến độ do phòng Kế hoạch và Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm chính. Tiến độ dự án do phòng Kế hoạch và Quản lý chất lượng kết hợp với các nhà thầu lập dựa trên đặc điểm cụ thể của từng dự án. Qua bảng tiến độ thi công dự án mà Ban có thể tiến hành công tác kiểm tra giám sát của mình và kịp thời điều chỉnh cũng như các biện pháp xử lý khi cần thiết đối với các sai phạm do lỗi của các nhà thầu. Công cụ quản lý chủ yếu của Ban là qua Bảng tiến độ và hệ thống các báo cáo tiến độ được theo dõi qua từng tuần, tháng quý, năm.

* Về phân cấp tiến độ dự án

Tiến độ của tất cả các dự án do Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai được chia thành 03 cấp độ và đây là căn cứ quan trọng cho Ban QLDA trong việc theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án. Công tác quản lý tiến độ thực hiện các dự án tại Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai có thể mô phỏng qua hình dưới đây:

Hình 3.7: Công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án tại Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai

(Nguồn: Phòng Dự án, Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai)

Việc theo dõi tiến độ các dự án được Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai chia thành 03 cấp độ như sau:

Tiến độ cấp 1: là tiến độ Tổng thể toàn dự án do Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào

Cai lập. Tiến độ cấp 1 là tiến độ tổng thể của toàn dự án do Ban QLDA lập và đã được CĐT phê duyệt. Ban QLDA căn cứ vào tiến độ này để thương thảo và ký hợp đồng với các Nhà thầu. Bảng tiến độ này thường thể hiện đơn vị thời gian là tháng hoặc quý.

Tiến độ cấp 2: là tiến độ Tổng thể toàn bộ gói thầu do Nhà thầu lập. Tiến độ

cấp 2 là tiến độ tổng thể do Nhà thầu lập, phải phù hợp với tiến độ hợp đồng và phù hợp với các hạng mục công việc đã được chi tiết hóa.

Tiến độ cấp 3: là tiến độ thi công chi tiết do nhà thầu lập

Tư vấn thiết kế DỰ ÁN Tiến độ tổng thể Gói thầu Gói thầu Ước lượng thời gian cho từng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh lào cai (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)