Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh lào cai (Trang 37 - 40)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp dự kiến được thu thập từ một số nguồn như các sách, giáo trình, tạp chí, báo, các công trình nghiên cứu liên quan và các website chuyên ngành. Cụ thể như sau:

Từ UBND tỉnh Lào Cai: Báo cáo tình hình KT-XH tỉnh Lào Cai các năm 2017, 2018, 2019; Các Quyết định của UBND tỉnh về việc thành lập Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai và các Quyết định có liên quan đến công tác QLDA trên địa bàn tỉnh,…

Từ Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác các năm, các tài liệu về tình hình nhân sự của Ban QLDA,…

Từ internet: các Luật, Nghị định, Thông tư liên quan đến công tác QLDA ĐTXD, các luận án, luận văn, công trình khoa học đã công bố,….

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Mục đích thu thập: nhằm có những đánh giá khách quan, chính xác về công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai.

Đối tượng khảo sát: tác giả tiến hành khảo sát 03 nhóm đối tượng, đó là: cán bộ làm việc tại Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai, các nhà thầu đang thực hiện các gói thầu do Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai quản lý và cán bộ Sở GTVT-Xây dựng tỉnh Lào Cai.

Số lượng mẫu điều tra, khảo sát được xác định như sau

- Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai: toàn bộ lãnh đạo Ban và tất cả cán bộ nhân viên thuộc Ban. Tổng số: 87 người

- Nhà thầu: Hiện nay, các dự án do Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai quản lý có tất cả là 152 gói thầu do 83 nhà thầu thực hiện. Tuy nhiên, do thời gian và kinh phí có hạn nên tác giả chỉ điều tra ngẫu nhiên 30 doanh nghiệp là nhà thầu đại diện cho các nhà thầu đang thực hiện các dự án do Ban quản lý. Số mẫu này chiếm trên 30% tổng số nhà thầu, do vậy đảm bảo được tính đại diện cho tổng thể. Mỗi nhà thầu sẽ điều tra 01 người là đại diện của nhà thầu đó.

+ Sở GTVT - Xây dựng: 01 người là Giám đốc/Phó Giám đốc Sở, 01 cán bộ là Trưởng phòng/Phó phòng Quản lý xây dựng.

Như vậy, có tất cả 119 người được điều tra.

Mặc dù, chức năng, nhiệm vụ của 3 đối tượng điều tra là khác nhau, tuy nhiên để đánh giá thực trạng quản lý dự án tại BQL DA ĐT xây dựng tỉnh Lào Cai, thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá đều liên quan trực tiếp 3 đối tượng này nên tác giả sử dụng chung 1 mẫu phiếu.

Phương pháp thu thập là điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn, được thể hiện trong phần Phụ lục.

Nội dung điều tra, khảo sát: khảo sát các nội dung liên quan đến công tác QLDA gồm: quản lý lập dự án, quản lý đấu thầu, quản lý chất lượng, tiến độ thi công, khối lượng xây dựng công trình, quản lý chi phí dự án và quản lý các nội dung khác. Ngoài ra, tác giả cũng khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng tới công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai.

Phương pháp đánh giá:

Để đánh giá công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai, luận văn sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Cụ thể:

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình để đánh giá công tác QLDA đầu tư xây dựng. Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

k i i i n X K X n    Điểm trung bình: điểm (1≤ X ≤5). X : Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i

n: Số người tham gia đánh giá.

Khoảng cách thang đo cho điểm: k = (5-1)/5 = 0,8

Các biến quan sát trong phiếu điều tra được trả lời theo thang đo 5 mức độ từ 1 đến 5 với quy ước:

1 – Hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý;

3 – Phân vân; 4 – Đồng ý

5 – Hoàn toàn không đồng ý.

Kết quả điểm số trung bình của các đối tượng được khảo sát theo từng biến quan sát sẽ phản ánh mức độ cảm nhận đối với công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai; mức độ cảm nhận này theo quy ước như sau:

Điểm trung bình Ý nghĩa

1,00 – 1,80 Hoàn toàn không đồng ý 1,81 – 2,60 Không đồng ý

2,61 – 3,40 Phân vân 3,41 – 4,20 Đồng ý

4,21 – 5,00 Hoàn toàn đồng ý

2.2.1.3. Phương pháp chuyên gia

Thực hiện việc phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực QLDA tại Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai để có thể đưa ra những đánh giá xác đáng về công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Từ các số liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học. Sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập nên các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị,…

- Các phương pháp tổng hợp: phân tổ thống kê, đồ thị thống kê, bảng thống kê.

- Đối với thông tin sơ cấp: phiếu khảo sát sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê, mô tả: là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng KT-XH bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương

pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số bình quân để phân tích tình hình thực hiện dự án đầu tư và tính hiệu quả của dự án đầu tư.

- Phương pháp so sánh: so sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

+ Biểu hiện bằng số: số lần, phần trăm

+ Phương pháp so sánh gồm các dạng: So sánh các nhiệm vụ kế hoạch, so sánh qua các giai đoạn khác nhau, so sánh các đối tượng tương tự, so sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để so sánh về số lượng dự án được phê duyệt qua các năm, số lượng dự án bị chậm tiến độ, so sánh chênh lệch giữa giá trị công trình sau quyết toán với giá trị được duyệt,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh lào cai (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)