Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án
3.3.1. Các yếu tố khách quan
3.3.1.1. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là căn cứ quan trọng để thực hiện công tác QLDA. Nếu các chính sách và quy định pháp luật về QLDA được ban hành đầy đủ sẽ giúp cho công tác QLDA được thực hiện trôi chảy, không bị vướng mắc, lúng túng trong quá trình thực hiện.
Kết quả khảo sát về môi trường pháp lý hiện nay liên quan đến công tác QLDA được thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 3.19: Kết quả khảo sát về môi trường pháp lý liên quan đến QLDA
STT Tiêu chí ĐTB Ý nghĩa
1 Hệ thống các văn bản pháp quy quy định về QLDA
được ban hành đầy đủ, rõ ràng 3,75 Đồng ý
2 Hệ thống các văn bản pháp quy quy định về QLDA
được ban hành kịp thời 3,53 Đồng ý
3 Các văn bản pháp quy quy định về QLDA đồng bộ,
không bị chồng chéo 3,16 Phân vân
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)
Có thể thấy, trong số 03 tiêu chí được đưa ra để đánh giá về môi trường pháp lý liên quan đến QLDA, có 02/03 tiêu chí được đánh giá ở mức “đồng ý” là “Hệ
thống các văn bản pháp quy quy định về QLDA được ban hành đầy đủ, rõ ràng” và
tiêu chí “Hệ thống các văn bản pháp quy quy định về QLDA được ban hành kịp thời”, chỉ có 01 tiêu chí bị đánh giá ở mức “phân vân” là “Các văn bản pháp quy quy định về QLDA đồng bộ, không bị chồng chéo”.
Thực tế hiện nay, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ban ngành liên tục ban hành các Luật, Nghị định, Thông tư quy định, hướng dẫn về công tác quản lý dự án,
đặc biệt là các dự án trong lĩnh vực đầu tư xây dựng như: Luật Đấu thầu (2013), Luật Xây dựng (2014), Luật Đầu tư công (2014), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng”, Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ về “Sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị đinh 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng”, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về “Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng”,… Các văn bản này liên tục được sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời quy định rõ ràng, cụ thể từng nội dung của QLDA, từ đó tạo điều kiện cho Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai có căn cứ để thực hiện đúng các quy định về QLDA.
Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta tồn tại rất nhiều văn bản pháp luật liên quan đến quá trình QLDA, các thủ tục hành chính liên quan còn khá rườm rà. Dù đã có nhiều điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mới của đất nước và tạo điều kiện hội nhập với thế giới, song các văn bản pháp luật của Nhà nước về QLDA vẫn không tránh khỏi còn những chồng chéo, chưa hợp lý, thiếu sự đồng bộ giữa các cơ quan quản lý thuộc các lĩnh vực khác nhau (ví dụ giữa Bộ GTVT với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính,…), gây khó khăn cho công tác QLDA trong cả nước nói chung và Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai nói riêng.
3.3.1.2. Môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai
Trong những năm qua, kinh tế Lào Cai liên tục tăng trưởng và phát triển ổn định, vươn lên đứng thứ 2 trong 14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc (chỉ sau Thái Nguyên), cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, hợp lý với tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm trên 90% tổng GRDP. Lào Cai hiện đã có cơ sở hạ tầng khá thuận lợi cho việc khai thác cơ hội phát triển với vai trò là “cầu nối” trên tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh rất nhiều tiềm năng, có thể phát triển trở thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa, dịch vụ, mậu dịch sôi động hơn trong tương lai giữa thị trường Tây Nam Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN. Bên cạnh đó, Lào Cai cũng có thế mạnh phát triển du lịch. Trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai tiếp tục định hướng thu hút đầu tư trong đó ưu tiên các dự án chế biến sâu khoáng sản; các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai và các dự án hoạt động trên các ngành công nghiệp phụ trợ, vật liệu mới. Thu hút các dự án phát triển du lịch tại địa phương có nhiều thế mạnh đặc thù, phát triển về du lịch tại các huyện Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, các dự án phát triển dịch vụ tại khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, khu đô thị thành phố Lào Cai, các dự án trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch tại trung tâm các
huyện, thành phố trong tỉnh… Để đạt được điều này, nhu cầu tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng là tất yếu, do đó các dự án ĐTXD trên địa bàn sẽ tăng lên, đòi hỏi Ban QLDA phải không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả QLDA của mình để có thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Với sự tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững còn giúp cho Lào Cai có thêm ngân sách, từ đó đảm bảo bố trí được vốn cho các dự án, giúp dự án thực hiện đúng tiến độ.
Bên cạnh đó, thời gian qua giá cả thị trường xây dựng biến động, giá nguyên, nhiên vật liệu xây dựng bất ổn, tỷ lệ lạm phát tăng mạnh, lạm phát gia tăng góp phần cho giá cả tăng theo gây khó khăn cho công tác khái toán, lập dự toán dự án đầu tư xây dựng.
Ngoài ra, Lào Cai với đặc thù là một tỉnh miền núi, có nhiều người dân tộc thiểu số sinh số, trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn thấp, đời sống kinh tế của nhân dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, hiểu biết về pháp luật cũng như các chủ trương đầu tư của huyện chưa đầy đủ. Điều này cũng gây khó khăn cho công tác quản lý của Ban QLDA, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng, triển khai thi công xây dựng công trình, vận hành công trình xây dựng chưa đáp ứng đúng kế hoạch đã đề ra, gây khó khăn cho công tác QLDA ĐTXD của Ban.
Với đặc thù là một tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, trong những năm qua, các hiện tượng thời tiết cực đoan như sạt lở đất, lũ quét,… thường xuyên xảy ra trên địa bàn khiến cho tiến độ thi công các công trường cũng bị ảnh hưởng.