Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh lào cai (Trang 46 - 49)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lào Cai

3.1.4. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai bao gồm: -Lãnh đạo Ban: 01 Giám đốc và 04 Phó Giám đốc

-Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ gồm: 06 phòng

 Phòng Kế toán - Tổng hợp

 Phòng Kế hoạch và Quản lý chất lượng

 Phòng Dự án 1

 Phòng Dự án 2

 Phòng Dự án 3

 Phòng Dự án 4

Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai có thể mô phỏng qua hình dưới đây:

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tổng hợp, Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai) * Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

- Giám đốc là người đứng đầu Ban QLDA, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở GTVT - Xây dựng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban QLDA;

- Các Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;

- Phòng Kế toán – Tổng hợp

Phòng có chức năng, nhiệm vụ như sau:

+ Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: công tác tài chính, kế toán, thanh quyết toán hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán các chi phí hoạt động của Ban;

+ Tham mưu cho Giám đốc, Ban Giám đốc thực hiện chức năng quản lý các lĩnh vực công tác: tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động, an toàn lao động trong cơ quan, BHXH, BHYT, BHTN, công tác an ninh nội bộ, thi đua khen thưởng và kỷ luật;

+ Quản lý công tác sử dụng tài sản công, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, đi lại của cơ quan. Tổng hợp báo cáo hoạt động của cơ quan nhằm phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Ban;

GIÁM ĐỐC PGĐ 1 PGĐ 2 Phòng Kế toán – Tổng hợp Phòng Kế hoạch và Quản lý chất lượng Phòng Dự án 1 Phòng Dự án 2 Phòng Dự án 3 Phòng Dự án 4 PGĐ 3 PGĐ 4

+ Xây dựng kế hoạch quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế và tài sản của Ban. Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách; thi đua khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức và người lao động; lưu trữ quản lý hồ sơ cán bộ; thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng của Ban;

- Phòng Kế hoạch và Quản lý chất lượng Phòng có chức năng, nhiệm vụ như sau:

+ Thực hiện công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, trung hạn đầu tư; + Thẩm tra, kiểm tra hoặc thẩm định nhiệm vụ phương án kỹ thuật khảo sát, dự toán khảo sát xây dựng trước khi trình lãnh đạo phê duyệt;

+ Thẩm định trước khi trình các cơ quan quản lý Nhà nước về việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Dự án đầu tư, Báo cáo KTKT ĐTXD theo yêu cầu;

+ Thẩm định, trình cơ quan chức năng thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng và bảo trì công trình xây dựng theo quy định, tùy thuộc vào dự án sử dụng nguồn vốn;

+ Thẩm định điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng trong trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí gồm cả chi phí dự phòng nhưng không làm thay đổi giá trị tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt;

+ Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;

+ Thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với những dự án do Ban QLDA làm chủ đầu tư và những dự án UBND tỉnh làm chủ đầu tư nhưng giao nhiệm vụ cho Ban QLDA thực hiện;

+ Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất chất lượng, tiến độ thi công xây dựng công trình, các công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường,…; Kiểm tra hồ sơ quản lý chất lượng trước khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng; Kiểm tra trình tự hồ sơ quản lý chất lượng trước khi báo cáo cơ quan nhà nước để bàn giao công trình đưa vào sử dụng;

+ Theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, báo cáo định kỳ cho Ban Giám đốc hoặc đột xuất khi lãnh đạo yêu cầu;

+ Kiểm soát khối lượng, hồ sơ thanh quyết toán công trình so với hợp đồng và các phụ lục hợp đồng phát sinh (nếu có);

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của phòng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao. Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác

tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm của Ban trên cơ sở các báo cáo, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các phòng;

+ Soạn thảo những văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng;

+ Tham gia xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức hoạt động, các quy chế làm việc của Phòng, Ban để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền.

- Các Phòng Dự án: các phòng dự án thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý các dự án thuộc các lĩnh vực được phân công như xây dựng dân dụng và công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn,… Các công việc thực hiện bao gồm: công tác khảo sát đánh giá sự cần thiết phải đầu tư, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, công tác chuẩn bị các thủ tục hồ sơ đầu tư, quản lý đầu tư (hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán), công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, quản lý hợp đồng,… theo đúng các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh lào cai (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)