Nguyên nhân chậm tiến độ thực hiện dự án giai đoạn 2017 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh lào cai (Trang 75 - 78)

giai đoạn 2017 - 2019

Nội dung

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số dự án bị chậm tiến độ 12 100,00 13 100,00 8 100,00

-Do chậm phê duyệt chủ trương đầu tư 1 8,33 2 16,67 0 0,00

-Do chậm/chưa bố trí được vốn đầu tư 3 25,00 3 23,08 2 25,00

-Do sai sót trong thiết kế và dự toán 6 50,00 4 30,77 3 37,50

-Do công tác GPMB 4 33,33 7 53,85 5 62,50

-Do ảnh hưởng của các điều kiện

khách quan 3 25,00 5 38,46 2 25,00

-Do năng lực yếu kém của nhà thầu 7 58,33 6 46,15 5 62,50

(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Quản lý chất lượng, Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai)

Số liệu trong bảng trên cho thấy, có những dự án bị chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân khác nhau và trong số các dự án bị chậm tiến độ, phần lớn là do sai sót trong thiết kế và dự toán, do công tác giải phóng mặt bằng và do năng lực yếu kém của nhà thầu, ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như do chậm/chưa bố trí được vốn đầu tư, do ảnh hưởng của điều kiện khách quan,… Cụ thể như sau:

- Do sai sót trong thiết kế và dự toán:

Năm 2017 số dự án bị chậm tiến độ vì lý do này là 06 dự án (chiếm 50,00%), năm 2018 có 04 dự án (chiếm 30,77%) và năm 2019 có 03 dự án (chiếm 37,50%). Các sai sót thường gặp trong công tác thiết kế và dự toán khiến cho dự án bị chậm tiến độ gồm: thiết kế chưa tính đến các quy hoạch tương lại, thiết kế vượt quá yêu cầu gây lãng phí vốn đầu tư, thiếu thiết kế chi tiết, dự toán không chính xác,…

- Do công tác đền bù GPMB:

Số dự án bị chậm tiến độ do công tác đền bù GPMB là khá cao. Số dự án bị chấm tiến độ vì lý do này năm 2017 là 04 dự án (chiếm 33,33% trong tổng số dự án bị chậm tiến độ), năm 2018 là 07 dự án (chiếm 53,85%) và năm 2019 là 05 dự án (chiếm 62,50%).

Thực tế hiện nay, công tác giải quyết các vướng mắc về đền bù GPMB của các dự án do Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai quản lý vẫn chưa thật sự quyết liệt, vẫn còn tình trạng người dân kiến nghị đề xuất nhiều nội dung chưa phù hợp với chế độ chính sách hiện hành. Bên cạnh đó, do UBND tỉnh chưa phê duyệt đơn giá bồi thường về

đất một số dự án (Kè sông Hồng...) nên ảnh hưởng đến công tác thống kê xét duyệt. Một số dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt đơn giá bồi thường nhưng chưa phê duyệt đơn giá giao đất tái định cư (Đường B10, Trường trung cấp Y) nên các hộ dân không đồng ý di chuyển bàn giao mặt bằng. Nhiều trường hợp các hộ dân làm nhà trên đất nông nghiệp, khi xét duyệt không được tái định cư nên các hộ dân không di chuyển bàn giao mặt bằng ảnh hưởng tiến độ dự án. Hay như năm 2019, công trình Trụ sở làm việc các cơ quan hành chính huyện Sa Pa cũng chưa thể triển khai thực hiện được công trình do chưa có mặt bằng để khởi công xây dựng,...

- Do năng lực của các nhà thầu hạn chế:

Đây là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án. Năm 2017, trong tổng số 12 dự án bị chậm tiến độ, có tới 07 dự án bị chậm tiến độ vì lý do này (chiếm 58,33%). Năm 2018 có 06 dự án và năm 2019 có 05 dự án cũng bị chậm tiến độ vì lý do này, với tỷ lệ chiếm trong tổng số dự án bị chậm tiến độ lần lượt là 46,15% và 62,50%.

Thực tế, năng lực của một số đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công các công trình do Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai quản lý còn hạn chế; nhà thầu chưa nhiệt tình trong việc phối hợp lập hồ sơ hoàn công quyết toán các dự án hoàn thành; Trong quá triển khai một số dự án phải điều chỉnh bổ sung phát sinh nhiều lần (Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Nội tiết,…) do khi duyệt dự án một số hạng mục duyệt chưa đồng bộ; năng lực thiết kế còn hạn chế, từ đó dẫn đến việc dự án bị chậm tiến độ thực hiện.

- Do ảnh hưởng của các điều kiện khách quan

Trong quá trình thực hiện dự án không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khách quan, đặc biệt là ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, khí hậu. Hiện nay, cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã khiến cho các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ thực hiện các dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng. Điển hình như công trình Kè biên giới sông Hồng mốc M93 xã Nậm Chạc: Mùa mưa năm 2018 thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều bất lợi, mưa lũ liên tục và kéo dài trong các tháng 7,8 và đầu tháng 9, nước sông Hồng dâng cao và luôn duy trì ở mức cao, gói thầu thi công công trình số: 01- phần 1, Kè biên giới sông Hồng mốc M93 xã Nậm Chạc phải dừng thi công, tiến độ thi công không đảm bảo theo kế hoạch,…

- Do chậm/không bố trí được vốn đầu tư

Các dự án không thể thực hiện đầu tư nếu không có vốn. Tuy nhiên, trong số các dự án do Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai quản lý, có một số dự án, trong đó chủ yếu là các dự án sử dụng vốn từ NSNN, do nguồn vốn NSNN cho đầu tư phát triển hàng năm ngày càng hạn chế, bố trí vốn chậm nên đã ảnh hưởng đến tiến độ phê duyệt kế hoạch đấu thầu, tiến độ lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công thi công chậm;

- Do công tác phê duyệt chủ trương đầu tư chậm:

Việc chậm phê duyệt chủ trương đầu tư gây ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện các khâu đấu thầu, khảo sát, thiết kế,…. Trong giai đoạn 2017 – 2019, có tất cả 03 dự án bị chậm tiến độ cho chậm phê duyệt chủ trương đầu tư, trong đó năm 2017 có 01 dự án và năm 2018 có 02 dự án đó là:

Năm 2017: Dự án Kè biên giới sông Hồng mốc 97(2) xã Bản Qua huyện Bát Xát: Ngày 22/9/2017 UBND tỉnh đã có Quyết định số 4124/QĐ-UBND về việc phân bổ nguồn vốn dự phòng NS TW năm 2016 là 25.000 triệu đồng, Ban QLDA đã trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư. Ban QLDA đã hoàn thiện trình Hồ sơ dự án, tuy nhiên đến hết năm vẫn chưa đủ điều kiện trình thẩm định và phê duyệt do chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư.

Năm 2018: Dự án Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Khương đã trình chủ trương đầu tư với quy mô 150 giường, nhưng tỉnh chưa xác định được cơ cấu nguồn vốn cho dự án và dự án ''Sửa chữa và nâng cao an toàn đập'' (WB8), vốn vay WB: Sở Nông nghiệp và PTNT đã thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt dự án, do phải duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường - xã hội trước mới phê duyệt được dự án vì vậy chưa có cơ sở để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công và các bước tiếp theo dẫn đến không giải ngân được vốn kế hoạch giao năm 2018.

Ngoài các lý do trên, các dự án do Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai bị chậm tiến độ còn do chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ thuộc Ban còn hạn chế. Cụ thể:

- Trình độ cán bộ không đồng đều, nhiều cán bộ kinh nghiệm còn hạn chế. - Tính chủ động trong công việc chưa cao; một số cán bộ tinh thần làm việc còn hạn chế, làm việc hiệu quả thấp.

- Kỹ năng, năng lực giám sát của nhiều cán bộ chưa cao; Chất lượng giám sát và chất lượng hồ sơ quản lý chất lượng còn nhiều tồn tại, nhiều cán bộ chưa chịu khó nghiên cứu các quy trình quy phạm, Thông tư, Nghị định.

c.Quản lý khối lượng thi công công trình

Nhà thầu thi công công trình sẽ thực hiện việc thi công theo thiết kế đã được duyệt, khối lượng thi công được tính toán, xác nhận theo thực tế thi công với sự tham gia của các thành phần có liên quan như CĐT, nhà thầu thi công, TVGS làm cơ sở để nghiệm thu, thanh toán.

Trong quá trình thực tế thi công, vì một số lý do mà thiết kế có thể cần phải điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với thực tế hiện trường, Ban QLDA tổ chức kiểm tra hiện trường với sự tham gia của CĐT, TVGS, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công. Nội dung xử lý hiện trường được lập thành biên bản làm cơ sở để điều chỉnh thiết kế và thẩm định phê duyệt theo quy định. Việc thanh toán khối lượng phát sinh thực hiện theo các nội dung của hợp đồng xây dựng giữa Ban QLDA và nhà thầu thi công. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình làm vượt tổng mức đầu tư thì Ban QLDA báo cáo người quyết định đầu tư quyết định.

Trong giai đoạn 2017 – 2019, trong số các dự án do Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai quản lý, có 11 dự án có khối lượng chênh lệch so với khối lượng được duyệt. Số liệu cụ thể về các dự án này được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh lào cai (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)