Đánh giá chung về công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh lào cai (Trang 99 - 103)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư

xây dựng tỉnh Lào Cai

3.4.1. Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, cùng với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Ban QLDA và sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên nên công tác QLDA tại Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên từng mảng công tác. Cụ thể như sau:

3.4.1.1. Công tác quản lý lập, thẩm định, phê duyệt dự án

Công tác lập dự án được thực hiện tuân thủ theo các quy định hiện hành, phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH của Trung ương, địa phương, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.

3.4.1.2. Công tác quản lý đấu thầu

Công tác đấu thầu tại Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai được triển khai tuần tự từng bước từ trình duyệt kế hoạch đấu thầu, lập và trình duyệt hồ sơ mời thầu, phát hành hồ sơ, mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu và trình duyệt kết quả đấu thầu theo đúng quy định Luật Đấu thầu và Quy chế đấu thầu quy định tại các nghị định.

Đa số gói thầu đã thực hiện sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi để tuyển nhà thầu, tạo ra được môi trường cạnh tranh giữa các nhà thầu và bên mời thầu qua đó cũng có cơ hội lựa chọn được nhà thầu tốt nhất các yêu cầu của mình.

Số lượng các gói thầu sử dụng hình thức chỉ định thầu đang có xu hướng giảm. Điều này giúp cho việc chống thất thoát, lãng phí, chống tham nhũng, tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của các công trình.

Công tác đấu thấu cũng được diễn ra một cách công khai, minh bạch ở tất cả các khâu.

3.4.1.3. Công tác quản lý chất lượng, tiến độ thi công, khối lượng xây dựng công trình

Ban QLDA đã lập kế hoạch tiến độ chung cho toàn dự án và quy định rõ trách nhiệm báo cáo tiến độ của nhà thầu, TVGS theo từng tuần, từng tháng. Từ đó, giúp cho Ban QLDA nắm được tình hình thực hiện tiến độ của các dự án.

Công tác quản lý chất lượng thi công công trình của Ban QLDA tuân thủ các quy định của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Quản lý chất lượng dự án được thực hiện ở tất cả các

khâu, từ khâu khảo sát, thiết kế cho đến thi công công trình và khi công trình hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng. Chất lượng dự án ở giai đoạn thi công xây dựng công trình tương đối đảm bảo về mặt khối lượng theo thiết kế, nghiệm thu đúng thực tế thi công. Chất lượng dự án ở giai đoạn vận hành cũng được đảm bảo, không để xẩy ra các sự cố nghiêm trọng, quy trình bảo trì, bảo hành dự án được thực hiện nghiêm ngặt.

3.4.1.4. Công tác quản lý chi phí dự án

Tỷ lệ giải ngân cho các dự án ngày càng tăng lên, gần đạt kế hoạch vốn giao hàng năm. Cơ cấu chi cho các công trình do Ban QLDA ĐTXD tỉnh Lào Cai quản lý là khá hợp lý. Bên cạnh đó, không có hiện tượng thông đồng giữa cán bộ Ban QLDA với nhà thầu để tăng khống chi phí.

3.4.1.5. Công tác quản lý các nội dung khác

Ban QLDA đã thực hiện việc lập kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường đầy đủ. Bên cạnh đó, Ban QLDA đã bố trí nhân sự để thực hiện quản lý an toàn lao động và bảo vệ môi trường của các công trình, dự án. Tổ chức kiểm tra, giám sát các nhà thầu trong công tác bảo vệ môi trường và an toàn lao động trong thi công công trình và đã kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm của nhà thầu.

Chỉ đạo, phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động, sự cố về môi trường

3.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

3.4.2.1. Hạn chế, tồn tại

a. Công tác quản lý lập dự án

Tổng mức đầu tư, tổng dự toán được lập chưa sát với thực tế do đó dẫn đến khó khăn trong cân đối nguồn vốn đầu tư hoặc phải duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Một số dự án chưa xem xét, đề cập đến tác động của dự án tới môi trường, xã hội và đời sống của người dân ở khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án. Chất lượng hồ sơ một số dự án chưa cao như thiết kế cơ sở và các báo cáo chuyên đề chưa đầy đủ, phải phê duyệt điều chỉnh hoặc phát sinh nhiều hạng mục, nhiều phần việc trong quá trình thiết kế bản vẽ thi công dẫn đến việc phải điều chỉnh tổng mức đầu tư,…

b. Công tác quản lý đấu thầu

Đội ngũ cán bộ tham gia làm công tác đấu thầu tại Ban QLDA còn hạn chế về trình độ, năng lực. Các cán bộ phụ trách đấu thầu thường không được đào tạo bài bản mà chỉ làm việc thông qua kinh nghiệm và học hỏi từ các dự án đã thực hiện và thông qua một số khóa đào tạo, tập huấn về đấu thầu.

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu chưa được chặt chẽ. Vì vậy, chưa kịp thời phòng ngừa và phát hiện ra được những sai phạm trong hoạt động đấu thầu.

Ngoài ra, công tác đấu thầu chưa lựa chọn được nhà thầu thực sự phù hợp, thời gian đấu thầu thường xuyên bị chậm so với kế hoạch.

c. Công tác quản lý chất lượng, tiến độ thi công, khối lượng xây dựng công trình

Công tác GPMB còn chậm, gây ảnh hưởng đến tiến độ của công trình. Hiệu quả trong công tác phối hợp của Ban QLDA với các cấp chính quyền địa phương và quần chúng nhân dân trong công tác GPMB còn thiếu tính thực tế, chỉ mang tính chất thúc giục, đôn đốc. Công tác lập kế hoạch GPMB chưa cụ thể, không bám sát tình hình thực tế ở các địa phương cũng như năng lực thực hiện của Ban QLDA. Ngoài ra, việc nắm bắt giá cả bất động sản và công tác dự báo biến động thị trường trong công tác dự toán kinh phí GPMB còn kém. Do đó, thường xuyên xảy ra tình trạng kinh phí GPMB vượt dự toán, phải điều chỉnh dự toán, chờ phê duyệt do đó ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của dự án.

Còn một số công trình bị chậm tiến độ thi công. Hoạt động kiểm tra, giám sát tiến độ thi công chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, chưa theo dõi cập nhật những thông tin, vướng mắc khách quan để điều chỉnh kịp thời tiến độ thi công. Công tác giám sát thi công còn rất hạn chế, mang tính hình thức nên tác dụng không đáng kể. Thêm vào đó, vẫn còn tình trạng TVGS dễ dãi với các nhà thầu.

Quản lý chất lượng dự án ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư của một số dự án chưa thực sự tốt, vẫn còn tình trạng khảo sát không đầy đủ, dùng phương pháp nội suy để có các số liệu về địa chất dẫn đến không sát với thực tế. Bên cạnh đó, các đơn vị tư vấn do khảo sát không kỹ phải thay đổi phương án thiết kế, trong đề án không so sánh phương án để có lựa chọn phương án tối ưu. Chất lượng hồ sơ thiết kế chưa cao, hồ sơ không đầy đủ, nhiều dự án trình duyệt để lấy ngày dẫn tới việc có nhiều vấn đề phát sinh trong khi thi công,…

d. Công tác quản lý chi phí dự án

Các cán bộ quản lý chi phí vẫn chưa chịu khó nghiên cứu, thiếu thống kê, tổng hợp các số liệu để công tác quản lý, lập kế hoạch được chuyên nghiệp hơn, chính xác hơn, chưa thường xuyên theo dõi, cập nhật giá cả thị trường do đó tình trạng chênh lệch giá thường xuyên xảy ra.

Công tác giám sát và kiểm soát chi phí cũng chưa thực sự tốt, đôi khi vẫn xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát chi phí.

e. Công tác quản lý các nội dung khác

Mặc dù đã bố trí nhân sự để thực hiện quản lý an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng, tuy nhiên công tác kiểm tra, giám sát các nhà thầu chưa chặt chẽ. Các hình thức xử lý đối với các nhà thầu sai phạm trong công tác an toàn lao động và bảo vệ môi trường chưa đủ sức răn đe.

3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại * Nguyên nhân chủ quan

- Một số lãnh đạo phụ trách; lãnh đạo phòng chưa thực sự quan tâm sát sao đến từng cán bộ và chất lượng công việc.

- Một số cán bộ, viên chức còn hạn chế về trình độ và kỹ năng làm việc, chưa đáp ứng yêu cầu trong quản lý và giám sát dự án…; chưa chủ động trong việc nghiên cứu hồ sơ bản vẽ, tiêu chuẩn, luật, nghị định……chính nội dung này ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và chất lượng công việc.

- Công tác phối hợp giữa các phòng ban chưa được tốt dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao.

- Sự quá tải trong công việc tại Ban, mỗi nhân viên của Ban phải thực hiện nhiều dự án cùng một lúc điều này dẫn đến việc chậm trễ trong công việc và quá tải trong việc kiểm tra kiểm soát và giám sát tiến độ, chất lượng.

* Nguyên nhân khách quan

- Tiến độ thi công một số công trình còn chậm nguyên nhân do nguồn vốn ít, vướng mắc trong công tác GPMB, năng lực của nhà thầu, do điều kiện thời tiết, khí hậu,…

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh lào cai (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)