7.2.3 .Phương pháp đàm thoại
9. Cấu trúc của khóa luận
2.3. Một số biện pháp tổ chức thí nghiệm khám phá môi trường xung
2.3.6. Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
a. Mục tiêu
Đánh giá kết quả thí nghiệm của trẻ vừa là bước cuối cùng vừa là bước khởi đầu cho quá trình sư phạm tiếp theo. Dựa trên sự đánh giá đó, giáo viên xác định được chất lượng, hiệu quả giáo dục của những biện pháp giáo dục tính tự lập thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 5 – 6 tuổi. Phát hiện ra những ưu, nhược điểm trong quá trình tổ chức các thí nghiệm. Từ đó đưa ra những điều chỉnh, khắc phục để công tác tổ chức lần sau đem lại hiệu quả cao hơn.
Qua nhận xét, đánh giá của giáo viên, giúp trẻ điều chỉnh hành vi của mình theo những chuẩn mực, từ đó hình thành thói quen tốt về tự lập và có hiểu biết về nó.
b. Nội dung:
Đánh giá kết quả thí nghiệm của trẻ chính là việc giáo viên cùng với trẻ xác định chất lượng và hiệu quả hoạt động làm thí nghiệm của trẻ. Giáo viên phát hiện ra những sai lệch và điều chỉnh đánh giá chúng nhằm thực hiện tốt mục tiêu đã đặt ra. Dựa trên kết quả đánh giá, giáo viên có thể lập
kế hoạch tổ chức các nhóm thí nghiệm mới, đổi các cách thí nghiệm khác nhau của trẻ ở giai đoạn tiếp theo.
c. Cách tiến hành:
- Trước hết, giáo viên cho trẻ tham gia vào quá trình tự đánh giá lẫn nhau trong nhóm bạn bè, từ đó giúp trẻ nhận ra những kiến thức và kỹ năng cần thiết.
- Giáo viên đánh giá kết quả thí nghiệm của trẻ.
Ví dụ: cô thấy các con tham gia thí nghiệm rất tốt đấy, nhưng may mắn đạt được kết quả tốt hơn là đội thỏ con. Còn các bạn nhóm gấu con cũng tham gia rất tốt nhưng kém may mắn hơn một chút nên về thứ hai, đội mình sẽ cùng nhau cố gắng hơn ở lần thí nghiệm sau nhé! Cô khen cả hai đội nào!
d. Điều kiện vận dụng:
- Giáo viên phải có kỹ năng đánh giá
- Giáo viên phải theo dõi, bao quát và đánh giá công bằng trong việc đánh giá trẻ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Để việc giáo dục tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi đạt hiệu quả cao cần nắm được yêu cầu đề xuất các biện pháp và có các biện pháp giáo dục cụ thể, phù hợp để tác động đến trẻ. Trong công trình nghiên cứu này, tôi đưa ra 6 biện pháp đó là:
- Biện pháp 1: Sưu tầm, thiết kế và lựa chọn các hoạt động thí nghiệm phù hợp với nội dung giáo dục tính tự lập.
- Biện pháp 2: Mở rộng chủ đề thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh ở mọi hoạt động.
- Biện pháp 3: Thường xuyên thay đổi các cách thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh khác nhau
- Biện pháp 4: Tạo môi trường hoạt động phù hợp, hấp dẫn đối với trẻ - Biện pháp 5: Sử dụng câu hỏi, lời gợi ý, lời nhận xét và bổ xung câu trả lời của trẻ, hướng trẻ đến một mục tiêu giáo dục tính tự lập.
- Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm.
Các biện pháp trên có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong thực tiễn giảng dạy, giáo viên cần vận dụng phối hợp các biện pháp trên và sử dụng chúng một cách linh hoạt dựa trên cơ sở nắm vững đặc điểm tâm sinh lý, kỹ năng khám phá của trẻ trong nhóm, lớp cũng như trong điều kiện cụ thể của trường mầm non nói riêng và thực tiễn giáo dục mầm non nói chung.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM