7.2.3 .Phương pháp đàm thoại
9. Cấu trúc của khóa luận
2.1.1. Dựa vào chiến lược phát triển con người Việt Nam thế kỷ XXI
Chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn bé chính là sự đầu tư lâu dài và ngay từ đầu, tạo tiền đề cho sự tăng tốc trong sự phát triển kinh tế - xã hội tương lai.
”Vì ích mười năm trồng cây Vì lợi ích chăm năm trồng người ” ( Lời nói của Hồ Chủ Tịch)
Con người là nhân tố quan trọng nhất bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Việc đầu tư cho sự phát triển của con người không chỉ vì mục tiêu nhân văn mà còn là sự đầu tư có lợi nhất cho sự phát triển bền vững. Đó là những kết luận khá thống nhất trong kinh nghiệm của các nước phát triển và là bài học cần ghi nhớ của các nước đi sau như Việt Nam. Coi trọng việc phát triển những phẩm chất, nhân cách, giá trị xã hội ở con người là nội dung quan trọng không thể xem nhẹ. Trong định hướng phát triển con người thời nào cũng được đề cập chỉ có điều sự định hướng cụ thể ở mỗi thời kỳ, mỗi dân tộc lại không giống nhau. Trong xã hội phong kiến phương Đông ở Trung Quốc, Việt Nam hay một số quốc gia khác, con người mà trung tâm xã hội hướng tới là các nhà Nho, kẻ sĩ, bậc quân tử; phẩm chất nhân cách cơ bản là sự tôn trọng tôn ti trật tự trên dưới theo đạo Luân – Thường. Chủ nghĩa tư bản lại hướng tới những con người năng động, vượt lên cái trật tự vốn có, cổ vũ cho sự tự do sáng tạo cá nhân. Việc nhấn mạnh những phẩm chất, nhân cách, giá trị xã hội của con người theo chiều hướng nào, điều đó
phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nó không chỉ mang dấu ấn nhận thức chung của thời đại, của điều kiện kinh tế - chính trị – xã hội thời đại hiện đang sống, truyền thống, bản sắc văn hoá của từng dân tộc và cả sự chọn lựa định hướng, giáo dục, xây dựng của các nhà tư tưởng, các nhà lãnh đạo, quản lý xã hội v.v.. Nói cách khác, những phẩm chất, nhân cách, giá trị cần phát triển ở con người ở một giai đoạn nào đó là kết quả tổng hợp của sự lựa chọn dựa trên những tiền đề được xác định, được quy định không chỉ bởi những điều kiện khách quan, mà cả những yếu tố có tính chủ quan.