7.2.3 .Phương pháp đàm thoại
9. Cấu trúc của khóa luận
2.3. Một số biện pháp tổ chức thí nghiệm khám phá môi trường xung
2.3.3. Biện pháp 3: Thường xuyên thay đổi các cách thí nghiệm khám phá
môi trường xung quanh khác nhau
a. Mục đích
Thường xuyên thay đổi các cách thí nghiệm nhằm hướng trẻ tới nội dung giáo dục tính tự lập trong hoạt động nhằm giúp trẻ giải quyết các nhiệm vụ một cách có hiệu quả. Vì vậy, thay đổi các cách thí nghiệm phù hợp trong quá trình hoạt động sẽ tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm và rèn luyện nhiều hơn, giúp trẻ huy động vốn kiến thức, kỹ năng đã có để vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập trong nhiều tình huống khác nhau một cách phù hợp.
b. Ý nghĩa
Giáo viên thường xuyên thay đổi các cách thí nghiệmtác động đến tính tò mò sáng tạo của trẻ, hướng trẻ tới nội dung giáo dục tính tự lập trong hoạt động, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào việc huy động tối đa vốn hiểu biết, kỹ năng của mình về tính tự lập để giải quyết tình huống mới đặt ra. Đồng thời uốn nắn, chỉnh sửa cho trẻ những kiến thức, kỹ năng và thái độ đúng đắn đối với việc biết tự lập.
c. Cách tiến hành
Việc tạo ra các tình huống, thường xuyên thay đổi các cách thí nghiệm bằng nhiều phương tiện hướng trẻ vào nội dung giáo dục tính tự lập trong hoạt động thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh được tiến hành như sau:
Trong quá trình làm thí nghiệm của trẻ, các tình huống có vấn đề có thể xảy ra bất cứ lúc nào và vào bất cứ thời điểm nào của hoạt động có thể trẻ sẽ chưa thành công ngay lần làm thí nghiệm đầu tiên. Vì vậy, trước tiên giáo viên phải theo dõi, quan sát để phát hiện những tình huống nảy sinh theo diễn biến của cuộc thi trong các mối quan hệ của trẻ rồi mới thay đổi các cách thí nghiệm khác nhau. Khi trong lớp chia làm nhiều nhóm thí nghiệm mỗi nhóm làm một cách thì phải thay đổi luân phiên nhau. Trong nhóm thí nghiệm đồ dùng phải đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Đối với tình huống nảy sinh từ các mối quan hệ thực của trẻ trong từng hoạt động, giáo viên quan sát toàn bộ quá trình tham gia, chọn cách và thực hiện hoạt động cho đến khi hoạt động kết thúc để nhanh chóng phát hiện các vấn đề mới nảy sinh. Từ đó, giáo viên sẽ giúp trẻ giải quyết các vấn đề một cách có hiệu quả thông qua việc thay đổi các cách thí nghiệm khác nhau.
Ví dụ: Cô chia lớp làm 2 nhóm làm thí nghiệm nước cầu vồng. Một nhóm cô cho làm thí nghiệm bằng kẹo theo số lượng kẹo tăng dần 2 viên màu đỏ, 4 viên màu cam, 6 viên màu vàng, 8 viên màu xanh, 10 viên màu tím làm tan kẹo rồi lấy ống tiêm bơm vào lọ thủy tinh từ màu tím đến màu đỏ tạo ra cốc nước cầu vồng. Còn nhóm thứ 2 làm cốc nước cầu vồng với màu thực phẩm, nước, đường pha với tỉ lệ cốc màu đỏ 1 thìa đường, cốc
màu cam 2 thìa đường, cốc màu vàng 3 thìa đường, cốc màu xanh 4 thìa đường, cốc màu tím 5 thì đường, sau đó cũng lấy bơm tiêm bơm lần lượt từ màu tím đến màu đỏ rồi quan sát. Sau khi 2 nhóm làm thí nghiệm thành công thì đổi cách làm cho nhau cô giáo chỉ là người quan sát hướng dẫn còn lại để trẻ tự thực hiện.
- Đối với các tình huống nảy sinh trong các hoạt động thí nghiệm, giáo viên cũng quan sát quá trình hoạt động của trẻ để phát hiện kịp thời các tình huống có vấn đề. Từ các tình huống đó, giáo viên có thể đưa ra các thay đổi về các cách thí nghiệm để trẻ tự giải quyết để gợi ý cho trẻ cách giải quyết theo mục đích giáo dục của mình.
- Ngoài các tình huống có vấn đề tự nảy sinh trong quá trình hoạt động của trẻ, giáo viên có thể tạo ra những tình huống có vấn đề và hướng sự chú ý của trẻ vào việc giải quyết các vấn đề đó theo định hướng giáo dục của mình.
- Khi đưa ra các thay đổi về các cách thí nghiệm, giáo viên phải tạo ra những tình huống nhằm mở rộng nội dung hoạt động giúp trẻ có cơ hội luyện tập, vận dụng các kỹ năng và thể hiện thái độ đúng đắn đối với việc nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập trong các mối quan hệ với nhau và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
d. Điều kiện vận dụng
- Giáo viên phải có sự nhạy cảm và khả năng quan sát tốt để có thể phát hiện những vấn đề nảy sinh kịp thời, có sự linh hoạt trong quá trình tổ chức thí nghiệm: các thay đổi về các cách thí nghiệm trong hoạt động thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh giúp trẻ giải quyết các vấn đề, vận dụng các kiến thức, kĩ năng mà trẻ học được một cách có hiệu quả.
- Giáo viên phải tự nhiên, không gò bó ép trẻ, phù hợp với khả năng nhận thức và vốn kinh nghiệm của trẻ. Các tình huống thí nghiệm đồng thời phải gắn với nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ. Sự thay đổi cách thí nghiệm phải phù hợp vào mong muốn của trẻ.