Thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh và ưu thế của nó vớ

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 31 - 35)

7.2.3 .Phương pháp đàm thoại

9. Cấu trúc của khóa luận

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.3. Thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh và ưu thế của nó vớ

1.1.3.1. Khái niệm “ Thí nghiệm phám phá môi trường xung quanh” a, Khái niệm “ Thí nghiệm”

Có nhiều quan điểm khác nhau về thí nghiệm, nhưng có thể phân theo các hướng nghiên cứu sau:

Thứ nhất, thí nghiệm là quá trình tạo ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để quan sát, thu thập các thông tin về sự vật hiện tượng nào đó [5, tr15-16].

Thứ hai, thí nghiệm là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào các đối tượng của hiện thực khách quan để thu thập tri thức mới về chúng dựa trên sự phân tích các điều kiện diễn ra sự tác động, các kết quả của sự tác động đến đối tượng tham gia [3, tr104-109].

Thứ ba, thí nghiệm là hành vi có mục đích kiểm chứng giả thuyết hay lý luận đặt ra hoặc để phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật hiện tượng trong điều kiện nhân tạo vào sử dụng các dụng cụ thích hợp để quan sát, đo đạc, thí nghiệm giúp ta có được những kết quả khách quan, dựa vào

đó có thể tìm ra đúng, sai của giả thuyết để đề ra mối quan hệ của sự vật hiện tượng [19].

Từ các quan niệm trên, chúng ta có thể nhận thấy:

- Thí nghiệm là một sự tác động của con người lên các đối tượng - Thí nghiệm làm biến đổi các sự vật hiện tượng

- Thí nghiệm chỉ diễn ra trong điều kiện nhất định

- Kết quả thí nghiệm cho ta nhiều thông tin về sự vật hiện tượng. Như vậy, chúng ta có thể hiểu về khái niệm “ Thí nghiệm” như sau: “ Thí nghiệm là sự tác động vào các đối tượng trong tự nhiên nhằm tạo ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện nhất định để làm bộc lộ tính chất của chúng, đáp ứng nhu cầu nhận thức của chủ thể” b, Khái niệm “ Thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh”

Dựa vào nguồn gốc hình thành xã hội loài người trên Trái Đất, các nhà khoa học đã khẳng định rằng mọi cá nhân ngay từ khi sinh ra đã có mối quan hệ mật thiết với môi trường xung quanh. Kết quả của mối quan hệ này là quá trình cá nhân trở thành người – quá trình cá nhân thích ứng với môi trường, nhận thức về môi trường và cải tạo nó để đáp ứng nhu cầu bản thân.

Như vậy, khám phá môi trường xung quanh chính là quá trình phát triển trẻ em như một nhân cách được bắt đầu từ việc thích ứng đến lĩnh hội và cải tạo môi trường.

Cho trẻ khám phá môi trường xung quanh chính là việc giáo viên tạo ra các điều kiện, cơ hội và tổ chức hoạt động để trẻ tích cực tìm tòi, phát hiện những điều thú vị về các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Thực chất đó là giáo viên tạo môi trường, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm các sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh, thông qua đó trẻ có thể hiểu biết về đặc điểm, thuộc tính của sự vật hiện tượng, các mối quan hệ qua lại, sự thay đổi và phát triển của chúng. Điều quan trọng hơn cả là thông qua các hoạt động khám quá trẻ học được các kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán giải quyết vấn đề, truyền tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận.

Từ đó ta có thể hiểu “ Thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh là sự tác động, tiếp xúc, trải nghiệm các sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh, thông qua đó ta có thể hiểu biết về đặc điểm, thuộc tính của sự vật hiện tượng, hay một sự biến đổi nào đó trong điều kiện nhất định để làm bộc lộ tính chất của chúng, đáp ứng nhu cầu nhận thức của chủ thể”

1.1.3.2. Đặc điểm của thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh a, Khái niệm “Môi trường xung quanh”

Môi trường xung quanh là tất cả những gì bao quanh chúng ta như tự nhiên, con người, các đồ vật... Khái niệm này có thể nhìn nhận theo 2 nghĩa.

Nghĩa rộng, môi trường xung quanh là tất cả các sự vật, hiện tượng, con người có trong hành tinh mà chúng ta đang sống

Nghĩa hẹp, môi trường xung quanh là những hoàn cảnh cụ thể (các sự vật, hiện tượng, con người... ) bao quanh một đối tượng có liên quan mật thiết với nó.

Môi trường xung quanh bao gồm cả môi trường tự nhiên và xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm tự nhiên vô sinh và hữu sinh. Môi trường xã hội bao gồm mọi người, đồ vật và xã hội loài người. Các môi trường trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.

b, Đặc điểm của thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh

Điểm đặc biệt quan trọng của thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh là tính có thể quan sát được bằng cách ta thay đổi, biến đổi một đại lượng nào đó có liên quan trực tiếp đến sự biến đổi phụ thuộc của một đại lượng khác, làm chúng bộc lộ ra những đặc tính giúp chúng ta có tri thức về nó nhờ các giác quan quan sát hoặc sự hỗ trợ của các phương tiện đo đạc khác.

Các điều kiện của thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh phải được lựa chọn và được thiết lập có chủ định, sao cho thông qua thí nghiệm, có thể trả lời được những thắc mắc, những câu hỏi đặt ra, có thể kiểm tra được giả thuyết hay hệ quả được suy ra từ giả thuyết. Mỗi thí nghiệm luôn có ba yếu tố cấu thành cần được xác định rõ: Đối tượng cần nghiên cứu; phương tiện gây ra tác động lên đối tượng cần được nghiên cứu; và phương tiện quan sát, đo đạc để thu nhận kết quả của sự tác động.

Các điều kiện của thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh có thể làm biến đổi được để ta có thể nghiên cứu sự phụ thuộc giữa một số đại lượng, trong khi các đại lượng khác không đổi.

Các đại lượng của thí nghiệm phải được khống chế, kiểm soát đúng như dự định nhờ sử dụng các dụng cụ thí nghiệm có mức độ chính xác tương đối.

Có thể lặp lại thí nghiệm, tức là với các thiết bị thí nghiệm, các điều kiện thí nghiệm như nhau thì khi bố trí lại thí nghiệm, hiện tượng vẫn diễn ra như lần đầu và cho kết quả giống nhau.

1.1.3.3. Vai trò của thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi

Hình thành biểu tượng đúng về môi trường xung quanh để nâng cao việc giáo dục tính tự lập, giáo dục tình cảm, thái độ và rèn luyện kĩ năng, hành vi cho trẻ, cần phải lựa chọn những nội dung cơ bản, phổ biến, phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ mầm non, tạo điều kiện để thực hiện tốt các mục tiêu.

Sự sinh động và hấp dẫn của sự vật, hiện tượng, con người xung quanh, nhằm hình thành ở trẻ thái độ đúng với môi trường, tạo tiềm năng và động cơ kích thích trẻ tham gia vào cải tạo môi trường xung quanh trên bình diện tưởng tượng và trong cuộc sống thực. Các nội dung hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh có liên quan đến sự kế thừa và phát huy truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc (giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên, sử dụng tài nguyên môi trường tiết kiệm, quan hệ của con người với nhau, với gia đình, quê hương, đất nước…) và tăng cường sự hợp tác quốc tế (giáo dục ý thức về bảo vệ hành tinh Trái Đất và giáo dục lòng nhân ái, thái độ nhân đạo giữa con người với nhau…)

Trẻ 5 – 6 tuổi phát triển tư duy trực quan hình thành: học cách tìm hiểu đặc điểm cơ bản về cấu tạo của thực vật, động vật và thiết lập sự phụ thuộc của nó với điều kiện sống. Phát triển hình thành tư duy lôgíc đơn giản: khả năng phân tích tổng hợp, biết nêu ra những dấu hiệu riêng biệt và dấu hiệu chung của động vật, thực vật, đồ vật, con người xung quanh và có khả năng khái quát. Vì thế khi trẻ tự khám phá tìm hiểu, thực hành thí nghiệm và phân tích các thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ góp phần rất lớn để trẻ phát huy tính

tự lập. Tri thức về môi trường xung quanh là vô tận và không thể tích luỹ đủ mọi tri thức cần thiết cho cuộc sống. Do vậy, cách tốt nhất giúp trẻ tích luỹ tri thức về môi trường xung quanh là hình thành ở chúng các kĩ năng nhận thức và thái độ tích cực trong việc tìm hiểu môi trường xung quanh để chúng tự khám phá sự vật, hiện tượng và cuộc sống xã hội xung quanh chúng.

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)