Thực trạng về việc tổ chức giáo dục tính tự lậpcho trẻ 5–6 tuổ

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 39 - 51)

7.2.3 .Phương pháp đàm thoại

9. Cấu trúc của khóa luận

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Thực trạng về việc tổ chức giáo dục tính tự lậpcho trẻ 5–6 tuổ

thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp

1.2.1.1. Mục đích khảo sát

Chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát nhằm tìm hiểu:

- Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp ở trường mầm non.

- Những biện pháp nhằm giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp ở trường mầm non.

- Hiệu quả giáo dục tính tự lập của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp

- Dựa trên kết quả điều tra để xác định cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các biện pháp phát huy tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh.

1.2.1.2. Đối tượng khảo sát thực trạng

Tiến hành khảo sát 26 giáo viên mầm non đang giảng dạy tại trường mầm non Thanh Lâm – Phù Ninh – Phú Thọ. Những giáo viên được khảo sát đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn và các giáo viên đều có thâm niên công tác trên hai năm. Những giáo viên này đang trực tiếp tham gia giảng dạy ở các lớp mẫu giáo, có nhiệt huyết với nghề, có lòng yêu trẻ, có kỹ năng và kinh nghiệm trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Đồng thời chúng tôi còn tiến hành khảo sát trên 40 trẻ thuộc lớp 5 tuổi A1 và 5 tuổi A2 trường mầm non Thanh Lâm.

1.2.1.3. Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phiếu đều tra (ankét) đối với giáo viên mẫu giáo, đàm thoại trực tiếp với giáo viên kết hợp ghi chép làm cơ sở đánh giá thực trạng.

- Quan sát trực tiếp quá trình giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp, tiến hành quan sát quá trình giáo dục tính tự lập cho trẻ thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp ở 2 nhóm lớp 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Thanh Lâm – Phù Ninh – Phú Thọ, mỗi nhóm quan sát 3 lần, ghi chép làm cơ sở đánh giá quá trình tổ chức giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Để đảm bảo cho việc đánh giá kết quả thực trạng được khách quan và chính xác, chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp để thu nhập, xử lý thông tin:

- Phương pháp quan sát: Là phương pháp xuyên suốt quá trình từ khi xác định thực trạng đến khi làm thực nghiệm, chúng tôi xuống từng lớp 5 tuổi để quan sát những biện pháp giáo dục tính tự lập thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh.

- Phương pháp đàm thoại:

+ Đàm thoại với giáo viên về biện pháp giáo dục tính tự lập thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh

+ Đàm thoại với trẻ 5 – 6 tuổi để xác định các kiến thức, hiểu biết và nhận thức của trẻ về tự lập thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh :

Đưa ra một số câu hỏi, chẳng hạn:

* Theo con thì tự vệ sinh cá nhân, giữ gìn đồ dùng, dụng cụ, dọn dẹp chỗ chơi có phải là tính tự lập không?

* Theo con thì khi làm thí nghiệm xong thì chúng ta phải làm những gì? * Nếu gặp các vật dụng nguy hiểm con có sử dụng chúng không? Vì sao? * Khi làm thí nghiệm đơn giản con có tự làm không?

* Nếu vật liệu thí nghiệm dễ tìm thì con có chuẩn bị không? - Phương pháp điều tra ANKET:

Chúng tôi dùng phiếu điều tra cho các giáo viên để lấy ý kiến của họ về việc giáo dục tính tự lập thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh.

1.2.1.4. Kết quả thực trạng

a, Kết quả khảo sát, dự giờ thí nghiệm của trẻ

Qua thời gian khảo sát các giờ hoạt động thí nghiệm của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Thanh Lâm, chúng tôi có một vài nhận xét như sau: * Ưu điểm:

- Trường mầm non Thanh Lâm nói chung, các nhóm lớp 5 – 6 tuổi nói riêng đã chú ý tổ chức và giáo dục tính tự lập thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo kế hoạch cho từng tuần, tháng, từng chủ điểm và phù hợp cho trẻ 5 – 6 tuổi.

- Trước khi cho trẻ thực hành giáo viên đã bao quát trẻ, rèn luyện kỹ năng thực hành cho trẻ giúp trẻ nhận thức và có kỹ năng để tham gia thí nghiệm một cách tích cực.

- Trẻ 5 – 6 tuổi tỏ ra rất hào hứng và tích cực tham gia tìm hiểu tính tự lập trong khi làm thí nghiệm.

- Giáo viên đặc biệt chú ý tới nội dung giáo dục tính tự lập một cách tích hợp thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh như: Một số thói quen tự phục vụ trong lúc làm thí nghiệm, biết cách giữ gìn sức khỏe và an toàn, biết tránh xa những nơi nguy hiểm.

* Hạn chế:

- Trong quá trình tổ chức giáo dục tính tự lập thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 5 – 6 tuổi, giáo viên còn áp đặt trẻ làm đúng với nội dung cô giáo đã đặt ra làm hạn chế sự hiểu biết vốn có của trẻ. Giáo viên ít chú ý tạo ra các tình huống gắn với nội dung giáo dục tính tự lập để trẻ có thể có được những hiểu biết về nội dung đó và vận dụng chúng vào trong sự phát triển cơ thể của mình.

- Nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh còn hạn chế về phương pháp giáo dục đôi

lúc còn lặp đi lặp lại một nội dung vào các chủ đề làm cho trẻ không còn hứng thú và tham gia một cách mờ nhạt.

b) Kết quả điều tra bằng phiếu Anket Chúng tôi thu được kết quả như sau:

* Đánh giá về tầm quan trọng của việc giáo dục tính tự lập thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh trong công tác giáo dục trẻ 5-6 tuổi:

Có 22/26 giáo viên (chiếm khoảng 85%) trả lời rằng việc giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi là rất quan trọng và có 4/26 giáo viên (chiếm khoảng 15%) trả lời là quan trọng, không có giáo viên nào phủ nhận vai trò của việc giáo dục tính tự lập đối với sự phát triển của trẻ. Như vậy, hầu hết giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của việc giáo dục tính tự lập đối với sự phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi.

* Đánh giá về việc thực hiện giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non:

Có 26/26 giáo viên được điều tra (chiếm 100%) trả lời là có thực hiện giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Điều này chứng tỏ rằng từ việc nhận thức đúng đắn ý nghĩa của việc giáo dục tính tự lập cho trẻ, các giáo viên đã tổ chức thực hiện giáo dục tính tự lập cho trẻ nhằm chăm sóc, giáo dục trẻ một cách tốt nhất.

* Đánh giá của giáo viên mầm non về vai trò của các hoạt động trong việc giáo dục tính tự lập cho trẻ.

- Để xác định nhận thức của giáo viên về vai trò của thí nghiệm trong giáo dục tính tự lập thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 5–6 tuổi, chúng tôi đặt câu hỏi: Theo Chị, việc lồng ghép nội dung giáo dục tính tự lập vào hoạt động nào là hiệu quả nhất? Và kết quả thu được như sau:

Bảng 1.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động thí nghiệm trong việc giáo dục tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi.

STT Tên hoạt động Số lượng Tỉ lệ %

1 2 3 4 5 Hoạt động học tập Hoạt động lao động Hoạt động thí nghiệm Hoạt động tham quan

Hoạt động dạo chơi ngoài trời

10/26 3/26 6/26 2/26 5/26 38,5 11,5 23 7,7 19,2 Qua bảng này ta thấy có tới 38,5% giáo viên mầm non cho rằng việc tích hợp nội dung giáo dục tính tự lập thông qua hoạt động học tập có tác dụng rất lớn trong việc giáo tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi, nhất là trò chơi học tập, có tới 23% giáo viên mầm non cho rằng hoạt động thí nghiệm cũng là hình thức giáo dục hiệu quả. Có 19,5% giáo viên cho việc tích hợp nội dung giáo dục tính tự lập thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời, 11,5% là thông qua hoạt động lao động, 7,7% là thông qua hoạt động tham quan. Đây là một nhận thức chưa thực sự đúng đắn, bởi lẽ hoạt động học tập của trẻ đã bị đè nặng, trẻ phải học tập gượng ép do vậy mà kết quả đạt được chưa như mong muốn. Đối với trẻ mầm non thì biện pháp “ học mà chơi, chơi mà học” mới chính là biện pháp tối ưu nhất. Mỗi hoạt động thí nghiệm là một mảnh ghép để trẻ học hỏi các kiến thức về tính tự lập rất hiệu quả và để lại những kiến thức khắc sâu hơn trong bản thân mỗi đứa trẻ khi tham gia thí nghiệm. Vì vậy thực tế hơn cả là hoạt động thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh trẻ vừa có thể chơi thoải mái mà vẫn có thể tiếp thu được những kiến thức cần thiết.

* Đánh giá thực trạng biện pháp giáo dục tính tự lập thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non cho trẻ 5 – 6 tuổi:

Bảng 1.2. Thực trạng biện pháp giáo dục tính tự lập thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non cho trẻ 5 – 6 tuổi

Nhìn vào kết quả khảo sát thực trạng trong bảng 1.2 có thể thấy:

- Một số biện pháp được giáo viên sử dụng thường xuyên là biện pháp lựa chọn những thí nghiệm phù hợp với khả năng của trẻ, phù hợp với nội dung giáo dục tính tự lập (chiếm 90%), trò chuyện, đàm thoại với trẻ về môi trường xung quanh, về phương pháp làm thí nghiệm (chiếm 75%).

- Các biện pháp được giáo viên thỉnh thoảng sử dụng như: Sưu tầm và thiết kế các thí nghiệm thực hành có nội dung giúp giáo dục tính tự lập ở trường mầm non (chiếm 60%), sử dụng bài thơ, bài hát, tranh ảnh...trong khi làm thí nghiệm (chiếm 55%), Giải quyết tình huống nảy sinh trong quá trình

Biện pháp Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1

Lựa chọn những thí nghiệm phù hợp với khả năng của trẻ, phù hợp với nội dung giáo dục tính tự lập

90% 10% 0%

2

Trò chuyện, đàm thoại với trẻ về môi trường xung quanh, về phương pháp làm thí nghiệm

75% 20% 5%

3

Sưu tầm và thiết kế các thí nghiệm thực hành có nội dung giúp giáo dục tính tự lập ở trường mầm non

60% 30% 10%

4 Sử dụng bài thơ, bài hát, tranh ảnh...trong

khi làm thí nghiệm 55% 35% 10%

5 Gợi ý trẻ nhắc lại những tri thức đã biết, mở

rộng hiểu biết của trẻ. 10% 35% 55%

6 Giải quyết tình huống nảy sinh trong quá

trình thí nghiệm 50% 25% 25%

7 Gợi ý để trẻ liên kết các nhóm thí nghiệm 20% 15% 65%

8 Nhận xét, đánh giá kỹ năng, nề nếp trong

thí nghiệm (chiếm 50%).

- Một số biện pháp giáo viên chưa bao giờ sử dụng chiếm tỷ lệ cao là: Gợi ý trẻ nhắc lại những tri thức đã biết, mở rộng hiểu biết của trẻ (chiếm 10%), Gợi ý để trẻ liên kết các nhóm thí nghiệm (chiếm 20%), nhận xét, đánh giá kỹ năng, nề nếp trong khi thí nghiệm (chiếm 25%)..

* Đánh giá về những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình giáo dục tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh:

Bảng 1.3. Khó khăn mà giáo viên khi tổ chức giáo dục tính tự lập cho trẻ 5-6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh

Khó khăn Số ý kiến lựa chọn Tỷ lệ %

Lớp quá đông trẻ 11 42,3

Góc thí nghiệm chật chội 8 30,8

Không có thời gian cho trẻ hoạt động 5 19,2

Trẻ không thích tham gia vào hoạt động 2 7,7

Các ý kiến khác 0 0

Theo kết quả khảo sát thì đa số giáo viên gặp khó khăn khi tổ chức giáo dục tính tự lập cho trẻ là do lớp quá đông trẻ (chiếm tỷ lệ 42,3%). Thực tế cho thấy hai cô giáo trông 1 lớp khoảng gần 40 cháu. Khi trẻ tham gia vào hoạt động trẻ rất hiếu động nên giáo viên vừa tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động, vừa phải lo quản lớp. Bên cạnh đó số trẻ đông, góc thí nghiệm lại nhỏ nên chật chội, không đủ không gian để trẻ hoạt động (chiếm tỷ lệ 30,8%) Trẻ do phải đợi lâu mới đến lượt hoặc không được thí nghiệm thỏa mãn nhu cầu nên chóng chán, quậy phá, chạy nhảy rất dễ ngã. Vì vậy phải có những biện pháp để trẻ hoạt động thoải mái hơn.

* Đánh giá ý kiến của giáo viên về tác dụng của giáo dục tính tự lập đối với sự phát triển của mỗi đứa trẻ.

Bảng 1.4. Kết quả khảo sát tác dụng của giáo dục tính tự lập đối với sự phát triển của trẻ

Tác dụng Số ý kiến lựa chọn Tỷ lệ %

Rèn luyện được thói quen tự phục vụ

hàng ngày cho trẻ 11 42

Tăng cường tính tự giác cho trẻ 5 19

Tạo thói quen cho trẻ tự lập 7 27

Tác dụng khác cho trẻ 3 11

Phần lớn giáo viên cho rằng giáo dục tính tự lập cho trẻ có tác dụng hình thành được thói tự phục vụ hàng ngày cho trẻ (42%). 19% giáo viên cho rằng giáo dục tính tự lập giúp trẻ tăng cường tính tự giác. 27% giáo viên cho rằng giáo dục tính tự lập cho trẻ giúp trẻ tạo thói quen tự lập. Và 11% giáo dục tính tự lập còn rất nhiều tác dụng khác. Điều đó cho thấy các giáo viên đã nhận thức đúng các tác dụng của giáo dục tính tự lập đối với sự phát triển cho trẻ 5 – 6 tuổi

* Tóm lại: qua điều tra về việc thực hiện các biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non Thanh Lâm chúng tôi nhận thấy có một số mặt tích cực và hạn chế sau:

- Ưu điểm:

Giáo viên đã cố gắng lựa chọn và sử dụng các biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ nhằm thực hiện mục đích giáo dục của mình. Biện pháp mà giáo viên sử dụng đã góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ, chuẩn bị cho trẻ vào bậc học tiếp theo.

- Hạn chế:

+ Giáo viên mầm non chưa tạo điều kiện giúp trẻ mở rộng hiểu biết của mình. Khi quan sát cách đàm thoại, trò chuyện của cô giáo với trẻ chúng tôi thấy cô giáo chưa gợi ý để trẻ tìm tòi và đưa ra ý kiến của mình.

+ Giáo viên chưa tạo cho trẻ cơ hội được bộc lộ hết khả năng và hiểu biết của mình. Do đó, hiệu quả và chất lượng giáo dục thực sự chưa có trong

các buổi thí nghiệm, chưa phát huy hết khả năng của trẻ

+ Cách tổ chức buổi thí nghiệm của giáo viên chưa thể hiện sự nhiệt tình và tâm huyết với trẻ. Hầu hết các buổi thí nghiệm mà chúng tôi được quan sát đều thấy có một sự quen thuộc, chưa có yếu tố mới lạ và hấp dẫn cho nên chưa mang lại cho trẻ cảm giác hứng thú khi tham gia hoạt động. c) Thực trạng và hiệu quả thí nghiệm của trẻ mẫu giáo trong hoạt động thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh

- Qua quá trình quan sát, đàm thoại và dự giờ chúng tôi nhận thấy kỹ năng thí nghiệm của trẻ còn yếu, các nhóm thí nghiệm chưa liên kết với nhau, trẻ chưa có điều kiện tập dượt các hành vi tự lập của mình trong các hoàn cảnh, các tình huống.

- Hiệu quả thí nghiệm còn được thể hiện mỗi khi đến lớp hay về nhà trẻ nhiều khi còn chưa biết cách chào hỏi người lớn: bố mẹ, ông bà, anh chị, các cô hiệu trưởng, hiệu phó…; khi đến lớp trẻ nhiều lúc còn chưa biết cất

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 39 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)