7.2.3 .Phương pháp đàm thoại
9. Cấu trúc của khóa luận
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.5. Khái niệm biện pháp tổ chức thí nghiệm khám phá môi trường xung
1.1.5.1. Khái niệm biện pháp
Muốn giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó, cần phải nghiên cứu các yếu tố xoay quanh vấn đề đó như: Mục đích, nội dung, nhiệm vụ, phương pháp, phương tiện, biện pháp và hình thức giải quyết vấn đề đặt ra. Các yếu tố này có
liên quan chặt chẽ với nhau và ở một chừng mực nhất định, yếu tố này là cơ sở để xác định yếu tố kia. Biện pháp là một trong các yếu tố nêu trên và nó được xác định căn cứ vào những yếu tố khác như: Mục đích, nhiệm vụ, nội dung, đặc điểm của đối tượng... Trong yếu tố biện pháp chứa đựng các yếu tố nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và cách thức thực hiện một vấn đề đặt ra.
Vậy biện pháp là gì? Theo cuốn đại từ điển Tiếng Việt khái niệm biện pháp được giải thích như: một cách làm, cách thức tiến hành giải quyết một vấn đề cụ thể. Như vậy biện pháp là một khái niệm thuộc phạm trù phương pháp , bao gồm các phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện một vấn đề cụ thể nào đó, các thành tố của biện pháp tương tác với nhau một cách biện chứng. Việc xác định đúng biện pháp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết công việc, nhanh chóng đạt được mục đích đề ra.
1.1.5.2. Khái niệm biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi
Từ khái niệm biện pháp, từ những quy luật chung của quá trình giáo dục mà biện pháp giáo dục phải thoả mãn, chúng ta có thể hiểu: Biện pháp giáo dục là phương thức hoạt động gắn bó, là cách làm cụ thể trong hoạt động của giáo viên và trẻ để hướng tới mục đích, nội dung giáo dục nhằm hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra.
Chúng ta có thể hiểu: Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi là phương thức hoạt động gắn bó, là cách làm cụ thể của giáo viên và trẻ nhằm hình thành và phát triển ở trẻ 5 – 6 tuổi tính tự lập.
1.1.5.3. Khái niệm biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp
Tính tự lập là một thuộc tính quan trọng của nhân cách. Người lớn có vai trò quan trọng trong việc hình thành tính tự lập cho trẻ, cũng như vai trò hướng dẫn, chỉ đạo của người lớn trong quá trình lĩnh hội các kĩ năng và thói quen tự lập trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Vì vậy việc hướng tới tổ chức hoạt động thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh để hình thành và rèn luyện cho trẻ những thói quen, kĩ năng tự lập như khả
năng tự chuẩn bị đồ dùng, tự mặc quần áo phù hợp với thời tiết, biết xử lí tình huống khi thí nghiệm thất bại...Điều đó hướng tới nhiệm vụ hình thành ở trẻ ý thức tự lập, độc lập chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1.
Như vậy, biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp là cách làm cụ thể của cô và trẻ trong hoạt động thí nghiệm nhằm phát huy tính tự lập cho trẻ.