Kết quả đo đầu ra sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 81 - 95)

7.2.3 .Phương pháp đàm thoại

9. Cấu trúc của khóa luận

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.3. Kết quả đo đầu ra sau thực nghiệm

3.6.3.1.Đánh giá về tính tự lập của trẻ 5 – 6 tuổi (thực nghiệm và đối chứng) trong hoạt động thí nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm

Sau thực nghiệm, ở nhóm thực nghiệm chúng tôi tiến hành tổ chức các biện pháp phát huy tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh.

Còn ở nhómđối chứng, giáo viên hướng dẫn lớp vẫn tổ chức hoạt động thí nghiệm bình thường. Chúng tôi quan sát, ghi chép kết quả biểu hiện tính tự lập của trẻ trong hoạt động thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.3: Mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ 5 – 6 tuổi (thực nghiệm và đối chứng) trong hoạt động thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh sau khi

tiến hành thực nghiệm

Nhóm trẻ Số

trẻ

Mức độ thực hiện nội dung (%) Điểm trung bình

X

Cao TB Thấp

Đối chứng 20 30% 35% 35% 1.95

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Cao TB Thấp Đối chứng Thực nghiệm

Biểu đồ 3.3: So sánh mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ 5 – 6 tuổi (thực nghiệm và đối chứng) trong hoạt động thí nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm

Quan sát hoạt động của trẻ trong hoạt động thí nghiệm, chúng tôi thấy biểu hiện tính tự lập của trẻ ở nhóm thực nghiệm có tiến bộ hơn hẳn ở nhóm đối chứng, điều đó thể hiện cụ thể như sau:

- Trẻ thích thú hoạt động, tự lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, nội dung hoạt động, chủ động phối hợp cùng bạn….

Chủ đề và nội dung hoạt động thí nghiệm luôn thay đổi. Trẻ tự tin nói lên suy nghĩ của mình. Trẻ luôn tự mình chủ động học hỏi các kiến thức về tự lập và hoàn thành nhiệm vụ mà không nhờ vả cô giáo. Ví dụ: Khi thực hiện thí nghiệm

“làm khinh khí cầu” ở nhómđối chứng,bạn Lan Chi còn chưa có những hành

vi tự lập thông thường khi cô mời trẻ làm thí nghiệm trong lúc các bạn tự đi lấy bóng bay và ống hút để làm thí nghiệm thì bạn Lan Chi lại ngồi chơi và chờ cô lấy cho. Bạn Bảo Bảo trong nhóm thực nghiệm lại chưa phân biệt được đâu là hành vi tự lập đúng đắn đó là khi cô đang hướng dẫn cả lớp làm thì bạn Bảo không nhìn mà tự ý làm theo ý của mình. Nhưng đến sau thực nghiệm cháu Lan Chi có nhưng vẫn ít hành vi tự lập thông thường. Cháu Bảo Bảo có thể phân biệt các hành vi tự lập một cách rõ ràng.

- Trẻ tích cực thực hiện dự định, kiên trì làm đi làm lại hành động nếu chưa hoàn thành. Không những thế trẻ còn tự đánh giá hành động của mình và của bạn.

Sự đánh giá, nhận xét của trẻ tỏ ra mạnh dạn, rất tự tin. Ví dụ: Cháu Đăng Khoa trong khi làm thí nghiệm “trứng chìm trứng nổi” có thể giải thích được lý do tại sao quả trứng lại nổi và tại sao quả trứng lại chìm.

Trong quá trình hoạt động trẻ tỏ thái độ rất sung sướng khi làm được một việc nào đó. Trẻ thường đánh giá mình bằng các câu nói “Con giỏi hơn”, tỏ thái độ tự tin và thích “khoe”. Ở một số trẻ yếu hơn luôn có sự phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động, trẻ luôn kiểm tra kết quả hoạt động của nhau. Trẻ thích thú và tự hào về sản phẩm của mình. Đặc biệt trẻ đặt ra nhiều câu hỏi với giáo viên về những vấn đề chúng quan tâm và những việc trẻ đang làm, chúng rất phấn khởi trước những lời động viên khen ngợi của giáo viên.

Giáo viên của nhóm thực nghiệm luôn tạo ra các tình huống để phát huy khả năng sáng tạo của trẻ. Sự đồng tình ủng hộ của giáo viên, sự động viên, khuyến khích kịp thời luôn là điều kiện để phát huy tính tự lập sáng tạo của trẻ. Thể hiện ngay trong việc trẻ tự mình làm đồ dùng, đồ chơi vào mục đích khác nhau. Trẻ còn tự mình làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho hoạt động của mình.

Ở nhóm đối chứng mức độ tự lập của trẻ có cao hơn so với trước nhưng độ chênh lệch không đáng kể, số trẻ đạt ở mức độ tốt và khá còn thấp. Số trẻ đạt ở mức độ 2 và 3 lại rất cao. Nhóm đối chứng, trẻ tỏ ra thụ động, thiếu tự tin, thường xuyên có sự gợi ý của giáo viên khi tham gia hoạt động. Nội dunghoạt động của trẻ còn nghèo nàn, lặp đi lặp lại. Trong quá trình làm thí nghiệm, trẻ không tự giao tiếp giữa bạn bè và ít có những sáng kiến trong quá trình hoạt động. Trẻ tỏ ra thiếu tính tự lập luôn thụ động chờ vào sự giúp đỡ của giáo viên.

Bảng 3.4: Bảng biểu hiện tính tự lập của trẻ 5 – 6 tuổi (thực nghiệm và đối chứng) trong hoạt động thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh sau khi

tiến hành thực nghiệm( Theo tiêu chí)

Nhóm trẻ Số trẻ Tiêu chí Kết quả chung

(X ) Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

Thực nghiệm 20 1.94 1.97 2.1 7.0

Đối chứng 20 1.59 1.32 1.35 5.6

Bảng 3.4 cho thấy biểu hiện tính tự lập của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh của trẻ nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm đã có sự chênh lệch, ( Nhóm thực nghiệm được 6.0 điểm, nhóm đối chứng được 5.6 điểm). Để thấy rõ hơn kết quả khảo sát trước thực nghiệm, khóa luận thể hiện kết quả khảo sát qua biểu đồ 3.4.

0 0.5 1 1.5 2 2.5

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

Đối chứng Thực nghiệm

Biểu đồ 3.4: Kết quả về biểu hiện tính tự lập của trẻ 5 – 6 tuổi (thực nghiệm và đối chứng) trong hoạt động thí nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm ( Theo

tiêu chí)

Khi so sánh biểu hiện tính tự lập thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh của trẻ ở cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng ở các tiêu chí có thể thấy:

- Mức độ tự tin của trẻ khi tham gia vào các hoạt động (tiêu chí 1). (thực nghiệm là 1.94 điểm / 3 điểm và đối chứng là 1.59 điểm trên 3 điểm). Trẻ ở

nhóm thực nghiệm đã tự tin trong khi hoạt động, trẻ ở nhóm đối chứng không tự tin, rụt rè không chủ động trong khi hoạt động cô còn nhắc nhở nhiều.

- Xây dựng được kế hoạch khi tham gia hoạt động (tiêu chí 2) (thực nghiệm là 1.97 điểm/ 3 điểm, đối chứng là 1.32 điểm/ 3 điểm). Mức độ biểu hiện này cho thấy trẻ ở nhóm thực nghiệm đã tự xây dựng được kế hoạch cho bản thân còn nhóm đối chứng một số trẻ còn ỷ lại cô chờ cô lập kế hoạch cho.

- Sự quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đặt ra (tiêu chí 3) ở tiêu chí này thấy hẳn sự khác biệt ( thực nghiệm là 2.1 điểm/3 điểm và đối chứng là 1.35 điểm / 3 điểm). Trẻ nhóm thực nghiệm đã quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đặt ra, trẻ nhóm đối chứng không quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đặt ra, rất thụ động hay chán nản.

Qua quá trình thực nghiệm tôi nhận thấy rằng biểu hiện tính tự lập của trẻ 5 – 6 tuổi giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự thay đổi.

3.6.3.2. Mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh ở nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm

Mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ trong nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm phát triển cao hơn so với trước thực nghiệm. Có thể thấy rõ trong bảng sau:

Bảng 3.5. Mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ nhóm thực nghiệm trước và sau khi thực nghiệm

Mẫu Số lượng Mức độ Cao TB Thấp Trước thực nghiệm 20 4 20% 9 45% 7 35% 1.85 Sau thực nghiệm 20 10 50% 7 35% 3 15% 2.35

Kết quả bảng 3.5 cho thấy:

Sau khi tiến hành thực nghiệm, mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ ở nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với trước thực nghiệm, cụ thể là:

- Số trẻ đạt ở mức độ cao tăng, trước thực nghiệm là (20%) sau thực nghiệm tăng lên là (50%).

- Số trẻ đạt ở mức độ TB đã giảm. Trước thực nghiệm là (45%) sau thực nghiệm giảm xuống (35%).

- Số trẻ đạt ở mức độ thấp giảm mạnh. Trước thực nghiệm là ( 35%) sau thực nghiệm giảm còn (15%).

Sau khi tiến hành thực nghiệm điểm trung bình () của nhóm TN đã có sự chêng lệch so với trước TN TTN =1.85 ; STN = 2.35).

Biểu diễn kết quả này dưới dạng biểu đồ, chung ta thấy rõ hơn sự khác biệt đó. 20 50 45 35 35 15 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Cao TB Thấp Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

Biểu đồ 3.5. Mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ nhóm thực nghiệm trước và sau khi thực nghiệm

Mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ trong nhóm thực nghiệm phát triển cao hơn so với trẻ trước thực nghiệm. Ví dụ: Bé Minh Khôi khi tham gia vào hoạt động thí nghiệm “nước cầu vồng” trước thực nghiệm rất nhút nhát, không biết lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, tỏ ra chán nản, không thích thú,… Nhưng sau khi chúng tôi tiến hành đưa các biện pháp giáo dục tính tự lập vào hoạt động thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh sau một thời gian bé Minh Khôi đã tự tin hơn, lựa chọn đúng và sử dụng tương đối thành thạo đồ dùng, đồ chơi, thích thú, tích cực tham gia hoạt động.

Số trẻ ở mức độ 1 tăng lên, số trẻ ở mức độ 2 giảm xuống, đặc biệt còn rất ít trẻ ở mức độ 3, kết quả này một lần nữa đã khẳng định những tác động có hiệu quả của các biện pháp phát huy tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh và ở mức độ nhất định đã giúp trẻ có điều kiện được phát triển theo nhịp điệu riêng của chúng.

Bảng 3.6. Mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ nhóm thực nghiệm trước và sau khi thực nghiệm ( theo tiêu chí)

Mẫu Số lượng Tiêu chí 

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Trước thực

nghiệm 20 1.6 1.47 1.84 5.4

Sau thực

nghiệm 20 1.94 1.97 2.1 7.0

Để thấy rõ hơn chúng tôi thể hiện số liệu trên biểu đồ 3.6

0 0.5 1 1.5 2 2.5

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

Trước thực nghiệm

Sau thực nghiệm

Biểu đồ 3.6. Mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ nhóm thực nghiệm trước và sau khi thực nghiệm ( Theo tiêu chí)

Nhìn vào bảng 3.6 và biểu đồ 3.6 cho thấy: mức độ biểu hiện tính tự lập trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm thay đổi đáng kể

- Qua các bài tập tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh ta nhận thấy mức độ tự tin của trẻ khi tham gia vào các hoạt động (tiêu chí 1) thì đã tự tin hơn (trước thực nghiệm là điểm 1.6 / 3 điểm và sau thực

nghiệm là 1.94 điểm/ 3điểm). Trẻ đã biết tự tin hơn khi làm hoạt động, nói ra được ý kiến của mình

- Tiêu chí 2, xây dựng được kế hoạch khi tham gia hoạt động trước thực nghiệm và sau thực nghiệm có sự thay đổi (trước thực nghiệm là 1.47 điểm/ 3 điểm và sau thực nghiệm là 1.97 điểm/ 3 điểm). Trẻ sau thực nghiệm cũng đã biết tự lập kết hoạch hoạt động cho mình dù kế hoạch vẫn còn sơ sài nhưng trẻ đã biết tự làm mà không nhờ ai.

- Tiêu chí 3, sự quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đặt ra có sự tăng lên (trước thực nghiệm là 1.84 điểm/ 3 điểm và sau thực nghiệm là 2.1 điểm/ 3 điểm). Biểu hiện trẻ biết đặt mục tiêu quyết tâm khi đã có kế hoạch để thực hiện. Như vậy trước thực nghiệm, mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ đa số ở mức trung bình và thấp nhưng sau thực nghiệm sự biểu hiện đó tập trung ở mức cao tương đối nhiều. Đây là dấu hiệu của sự chuyển biến tích cực về thái độ, hành vi của trẻ.

3.6.3.3. Mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh ở nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm

Bảng 3.7. Mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ nhóm đối chứng trước và sau khi thực nghiệm Mẫu Số lượng Mức độ  Cao TB Thấp Trước thực nghiệm 20 4 20% 10 50% 6 30% 1.90 Sau thực nghiệm 20 6 30% 7 35% 7 35% 1.95

Kết quả bảng 3.7 cho thấy:

Sau khi tiến hành thực nghiệm, mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ

ở nhóm đối chứng có tăng lên nhưng tăng lên không đáng kể so với trước thực nghiệm, cụ thể là:

- Số trẻ đạt ở mức độ cao tăng không đáng kể , trước thực nghiệm là (20%) sau thực nghiệm tăng lên là (30%).

- Số trẻ đạt ở mức độ TB bị giảm hơn. Trước thực nghiệm là (50%) sau thực nghiệm giảm còn (35%).

- Số trẻ đạt ở mức độ thấp lại bị tăng lên. Trước thực nghiệm là (30%) sau thực nghiệm tăng lên (35%)

Sau khi tiến hành thực nghiệm điểm trung bình()của nhóm ĐC không có sự chêng lệch nhiều so với trước TN TTN=1.90 ; STN= 1.95).

Biểu diễn kết quả này dưới dạng biểu đồ, chung ta thấy rõ hơn sự khác biệt đó. 20 30 50 35 30 35 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Cao TB Thấp Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

Biểu đồ 3.7. Mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ nhóm đối chứng trước và sau khi thực nghiệm

Mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ trong nhóm đối chứng có phát triển nhưng không đáng kể so với trẻ trước thực nghiệm. Ví dụ: Trong thí nghiệm “Làm khinh khí cầu” trước thực nghiệm bé Đức Lâm không biết cách lấy tự thổi bóng bay và làm cho bóng bay, sau thực nghiệm bé biết tự làm thí nghiệm khinh khí cầu, nhưng vẫn cần tới cô giáo hướng dẫn và giúp đỡ.

Bảng 3.8. Mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ nhóm đối chứng trước và sau khi thực nghiệm ( theo tiêu chí)

Mẫu Số lượng Tiêu chí 

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Trước thực

nghiệm 20 1.04 1.54 1.64 5.3

Sau thực

nghiệm 20 1.59 1.32 1.35 5.6

Để thấy rõ hơn chúng tôi thể hiện số liệu trên biểu đồ 3.8

0 0.5 1 1.5 2

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

Trước thực nghiệm

Sau thực nghiệm

Biểu đồ 3.8. Mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ nhóm thực nghiệm trước và sau khi thực nghiệm ( Theo tiêu chí)

Nhìn vào bảng 3.8 và biểu đồ 3.8 cho thấy: mức độ biểu hiện tính tự lập trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng không có nhiều thay đổi

- Qua các bài tập tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh ta nhận thấy mức độ tự tin của trẻ khi tham gia vào các hoạt động (tiêu chí 1) thì đã tự tin hơn (trước thực nghiệm là điểm 1.04 / 3 điểm và sau thực nghiệm là 1.59 điểm/ 3điểm). Trẻ đã biết tự tin hơn khi làm hoạt động

- Tiêu chí 2, xây dựng được kế hoạch khi tham gia hoạt động trước thực nghiệm và sau thực nghiệm có sự giảm sút (trước thực nghiệm là 1.54 điểm/ 3 điểm và sau thực nghiệm là 1.32 điểm/ 3 điểm). Trẻ sau thực nghiệm vì đã được các cô làm hộ quen nên càng ngày trẻ càng có thói quen ỷ lại

- Tiêu chí 3, sự quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đặt ra có sự giảm sút rõ rêt ( trước thực nghiệm là 1.64 điểm/ 3 điểm và sau thực nghiệm là 1.35 điểm/ 3 điểm). Vì không thực hiện để lập kế hoạch nên trẻ đã không có sự quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, hoạt động không tập trung.

Như vậy trước thực nghiệm và sau thực nghiệm mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ nhóm đối chứng không tăng mà có phần giảm sút.

* So sánh mức độ thực hiện các nội dung của trẻ ở 2 nhóm trước và sau khi tiến hành thực nghiệm.

Bảng 3.9: So sánh mức độ biểu hiện tính tự lập của 2 nhóm trước và sau

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 81 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)