Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 69 - 71)

7.2.3 .Phương pháp đàm thoại

9. Cấu trúc của khóa luận

3.2. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm

Chúng tôi chọn lớp mẫu giáo 5 tuổi A1 trường mầm non Thanh Lâm làm lớp thực nghiệm và lớp 5 tuổi A2 làm lớp đối chứng. Sỹ số lớp 5 tuổi A1 là 37 cháu, trong đó có 15 nữ và 22 nam, lớp 5 tuổi A2 là 36 cháu trong đó có 19 nữ và 17 nam. Các cháu đều mạnh khỏe, tâm sinh lý phát triển bình thường, bố mẹ các cháu là những người làm nông nghiệp, là công nhân, viên chức, buôn bán tự do ở địa phương.

Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 40 cháu trong đó 20 cháu ở lớp 5 tuổi A1 và 20 cháu ở lớp 5 tuổi A2 chia làm 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng để làm thực nghiệm.

- Nhóm đối chứng : 20 cháu - Nhóm thực nghiệm: 20 cháu Trong đó:

- Ở nhóm đối chứng tổ chức hoạt động thí nghiệm theo các biện pháp hiện hành.

- Ở nhóm thực nghiệm tổ chức hoạt động thí nghiệm theo các biện pháp đề xuất

- Mức độ nhân thức và phát triển. - Số lượng trẻ nam nữ trong mỗi nhóm. - Cơ sở vật chất trong mỗi nhóm.

- Trình độ và năng lực giáo viên trực tiếp dạy trẻ.

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm từ 12/2018 đến 03/2019. - Ưu điểm:

+ Trẻ rất thích thí nghiệm vì nó thỏa mãi nhu cầu được khám phá của trẻ. + Trong khi làm thí nghiệm, trẻ biết sử dụng cách làm theo ý mình, có ý thức giữ gìn đồ dùng, biết tự phân công việc trong nhóm thí nghiệm và biết tự cất đồ dùng gọn gàng sau mỗi buổi làm thí nghiệm.

+ Trẻ nắm được một số kỹ năng làm thí nghiệm, biết giao tiếp trong khi khám phá.

+ Tất cả trẻ đều khỏe mạnh có tâm – sinh lý phát triển bình thường. Kính trọng cô giáo, yêu thương bạn bè. Trẻ được gia đình và nhà trường quan tâm.

- Hạn chế:

+ Trẻ chưa được tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh nên vốn hiểu biết của trẻ cũng nghèo nàn, chưa phong phú. Do vậy, chủ đề khám phá và các cách làm thí nghiệm cũng rất hạn chế, không có sự sáng tạo.

+ Hành vi tự lập của trẻ trong thí nghiệm còn yếu, do giáo viên chưa chú trọng đến viêc giáo dục tính tự lập trong hoạt động khám phá, chưa có biện pháp cụ thể để lồng ghép nội dung giáo dục tính tự lập vào trong nội dung thí nghiệm.

+ Phạm vi giao tiếp của trẻ còn yếu, chưa sử dụng tốt ngôn ngữ mạch lạc. - Giáo viên tiến hành tổ chức cho trẻ thí nghiệm theo ba bước:

+ Thỏa thuận trước khi thí nghiệm + Hướng dẫn trẻ thí nghiệm

+ Nhận xét sau khi thí nghiệm

Trước khi thí nghiệm, giáo viên cũng đàm thoại với trẻ, nhưng thực ra cô đã định sẵn các phương pháp thí nghiệm cho trẻ rồi.

Khi tổ chức hướng dẫn cho trẻ thí nghiệm, giáo viên tiến hành đàm thoại một cách chung chung chưa sát với chủ đề.

Giáo viên chưa đặt ra tình huống để trẻ thể hiện tính tự lập.

- Kết thúc buổi thí nghiệm cô chỉ nhận xét chung chung và giải tán luôn. - Một số trẻ, do chưa được quan tâm nên trẻ vẫn còn hành vi chưa đúng, tranh giành đồ dùng với bạn, những gì mà bạn đã xếp, ghép được. Nhiều trẻ còn lẩn tránh trong việc xếp dọn đồ dùng sau mỗi buổi thí nghiệm.

Nhận xét chung: Việc giáo dục tính tự lập cho trẻ trong nhà trường luôn được đề cập tới, tuy nhiên hiệu quả đạt chưa đạt được kết quả như mong đợi. Vấn đề lồng ghép được giáo tính tự lập cho trẻ thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh còn nhiều yếu kém.

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)