Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá thực nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 71 - 73)

7.2.3 .Phương pháp đàm thoại

9. Cấu trúc của khóa luận

3.4. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá thực nghiệm

3.4.1. Tiêu chí đánh giá

Hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non được chúng tôi đánh giá theo các tiêu chí sau:

- Tiêu chí 1: Mức độ tự tin của trẻ khi tham gia vào các hoạt động

Mức độ Biểu hiện ở trẻ Điểm

1 Cao

Trẻ rất tự tin, tích cực, chủ động khi tham gia vào các hoạt động thí nghiệm nói được ý tưởng của mình khi hoạt động

3

2 TB Trẻ có tự tin khi tham gia và các hoạt động nhưng

còn chưa chủ động đôi khi cô còn nhắc nhở 2

3 Thấp Trẻ không tự tin, rụt rè không chủ động trong khi

hoạt động cô còn nhắc nhở nhiều 1

-Tiêu chí 2: Xây dựng được kế hoạch khi tham gia hoạt động

Mức độ Biểu hiện ở trẻ Điểm

1 Cao Tính sáng tạo, biết nghĩ ra những hoạt động độc

đáo, xây dựng được kế hoạch tốt 3

2 TB Trẻ có xây dựng được kế hoạch nhưng vẫn phải

nhờ cô gợi ý 2

3 Thấp Trẻ không xây dựng được kế hoạch, ỷ lại vào cô và

các bạn khác 1

- Tiêu chí 3: Sự quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đặt ra

Mức độ Biểu hiện ở trẻ Điểm

1 Cao

Trẻ rất quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đặt ra, tự thực hiện ý định trong quá trình hoạt động; Thích thú, tích cực khi tham gia hoạt động.

3

2 TB Trẻ đã quyết tâm thực hiện nhiệm vụ nhưng nếu có

phần khó trẻ có biểu hiện nản chí 2

3 Thấp Trẻ không quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đặt ra, rất

thụ động hay chán nản 1

3.4.2. Cách đánh giá và thang đánh giá

Mỗi một tiêu chí được đánh giá theo 3 mức độ: + Mức độ 1: Cao (7 đến 9 điểm)

Trẻ rất tự tin khi tham gia vào các hoạt động thí nghiệm nói được ý tưởng của mình khi hoạt động; tự xây dựng kế hoạch hoạt động, không nhờ vả người khác; lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo những đồ dùng, dụng cụ trong khi thí nghiệm. Tự trình bày ý tưởng của mình; tự nhận xét của mình và của bạn; Có biểu hiện sáng tạo, biết nghĩ ra những hoạt động độc đáo; tự thực hiện ý định trong quá trình hoạt động; Thích thú, tích cực khi tham gia hoạt động.

+ Mức độ 2: Trung bình (5 đến < 7 điểm)

Trẻ chưa tự tin khi tham gia vào thí nghiệm lựa chọn đúng một số đồ dùng, dụng cụ trong hoạt động và sử dụng chúng đôi lúc còn lúng túng; chưa tự xây dựng được kế hoạch hoạt động; trong khi tham gia hoạt động trẻ ít biểu hiện tính sáng tạo; ít nghĩ ra những ý tưởng độc đáo.

+ Mức độ 3: Thấp (< 5 điểm)

Mặc dù có sự giúp đỡ của cô giáo nhưng trẻ không tự tin, nhút nhát khi tham gia vào các hoạt động thí nghiệm lựa chọn đúng một số ít đồ dùng, dụng cụ trong hoạt động và sử dụng chúng rất lúng túng; Khi tham gia hoạt động trẻ rất thụ động; không có sự sáng tạo khi tham gia hoạt động; không tự mình xây dựng được kế hoạch hoạt động; không nhận xét được ý tưởng của mình và của bạn.

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)