7.2.3 .Phương pháp đàm thoại
9. Cấu trúc của khóa luận
2.2. Những nguyên tắc xây dựng các biện pháp tổ chức thí nghiệm khám
phá môi trường xung quanh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi
Biện pháp giáo dục trẻ là những cách thức, phương thức tổ chức và tác động của người lớn nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể đã đề ra. Với ý nghĩa đó biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi phải xuất phát trên cơ sở lý luận và thực tiễn, phù hợp với những yêu cầu, nội dung, mục tiêu cụ thể của nhiệm vụ giáo dục tính tự lập cho trẻ, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và phải đảm bảo những nguyên tắc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. Vì vậy khi xây dựng các biện pháp phải dựa trên những nguyên tắc sau:
2.2.1. Cần hướng tới mục đích hình thành và phát triển tri thức về tự lập nói riêng và phát triển nhân cách cho trẻ nói chung. nói riêng và phát triển nhân cách cho trẻ nói chung.
- Để tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, mục đích của giáo dục mầm non là định hướng tất cả khả năng tự lập của trẻ, góp phần hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu về phát triển nhân cách, các phẩm chất cần thiết như: Mạnh dạn, tự tin, tự lập, sáng tạo, linh hoạt... cần đưa vào các hoạt động trong đời sống hằng ngày của trẻ.
- Từ những biểu hiện của trẻ chúng ta có thể nhận thấy khả năng tự lập có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến trí tuệ, cảm xúc của trẻ, vì thế tính tự lập sẽ là cơ sở để quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ.
- Bởi vậy tính tự lập là một trong những tính cách cơ bản đóng vai trò cơ bản giúp trẻ trưởng thành có thể bản lĩnh hơn, tự tin hơn, vững vàng hơn, thành công hơn trong cuộc sống và đặc biệt là trẻ có thể xử lý tình huống dù không có người lớn bên cạnh.
2.2.2. Các biện pháp phải phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi. trẻ 5 – 6 tuổi.
- Trẻ mẫu giáo lớn là độ tuổi sắp có một bước ngoặt lớn trong cuộc sống của trẻ đó là khi trẻ chuẩn bị bước vào trường tiểu học, một địa vị trong xã hội hoàn toàn mới mẻ. Nếu trẻ được rèn tính tự lập khi còn ở trường mầm non thì trẻ sẽ có tính chủ động, bền bỉ và sự nỗ lực của ý chí trong quá trình hành động.
- Khả năng tự lập sẽ giúp trẻ có niềm tin vào bản thân để theo đuổi các mục đích học tập và tiếp nhận những tri thức khoa học một cách có hệ thống, khả năng tự lập là một phẩn chất nhân cách giúp trẻ ý thực được công việc của mình giải quyết công việc đó một cách chủ động sáng tạo.
- Nếu không giáo dục tính tự lập cho trẻ trẻ sẽ rụt rè, nhút nhát khi vào lớp 1, nên cần rèn khả năng tự lập cho trẻ ngay từ những năm học ở trường mầm non.
2.2.3.Tạo điều kiện tối ưu về vật chất và tinh thần, tạo mọi cơ hội để trẻ học tính tự lập. học tính tự lập.
- Khả năng tự lập là những khả năng vốn có về mặt tinh thần của trẻ, chính vì vậy tạo cơ hội để trẻ học tính tự lập ở mọi hoạt động như: hoạt động lao động, hoạt động vui chơi, hoạt động góc, hoạt động học tập,....
- Tất cả các đồ dùng mà trẻ học tập và hoạt động đều nằm trong phạm vi trẻ có thể tự lấy và không gây nguy hiểm cho trẻ, cô luôn luôn khuyến khích trẻ tự làm mọi việc vì độ tuổi mẫu giáo lớn có thể tự làm tất cả như: cất ghế, kê bàn, kê giường ngủ, gấp quần áo, lau bàn ghế...cô sẽ tạo mọi cơ hộ để trẻ có thể tự lập làm mọi việc dần dần sẽ trở thành một thói quen.
2.2.4.Các biện pháp tổ chức thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh phải kế thừa và phát huy những mặt mạnh trong việc tổ chức thí nghiệm hiện nay ở trường mầm non. Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học giáo dục mầm non trên thế giới và trong khu vực.
- Các hoạt động thí nghiệm được tổ chức ở trường mầm non hiện nay có một lơi thế đó là rất thu hút trẻ, nhiều thí nghiệm sử dụng đồ dùng đơn giản mà mang lại kết quả hay.
đều là những hiện tượng gần gũi với trẻ.
Tóm lại: Xây dựng biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh cần hướng tới việc cho trẻ tiếp xúc và hoạt động với đồ vật thật một cách đa dạng, phong phú. Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ và phát triển kỹ năng cùng những hiểu biết của mình. Muốn như vậy đòi hỏi giáo viên mầm non phải thực sự tâm huyết với nghề và vì trẻ, họ phải thực sự trở thành những người khuyến khích và “ươm mầm phát triển" được lớn lên và phát triển tốt ở trẻ.
2.3. Một số biện pháp tổ chức thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi