Biện pháp 1: Sưu tầm, thiết kế và lựa chọn các hoạt động thí

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 55 - 60)

7.2.3 .Phương pháp đàm thoại

9. Cấu trúc của khóa luận

2.3. Một số biện pháp tổ chức thí nghiệm khám phá môi trường xung

2.3.1. Biện pháp 1: Sưu tầm, thiết kế và lựa chọn các hoạt động thí

nghiệm phù hợp với nội dung giáo dục tính tự lập.

a. Mục đích

Giúp giáo viên có nhiều kiến thức và kinh nghiệm để tạo điều kiện tối đa đưa nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh một cách thống nhất và khoa học. Giáo viên sẽ giúp trẻ có kiến thức phong phú hơn về môi trường xung quanh và các thí nghiệm về môi trường xung quanh

b. Ý nghĩa

Việc thiết kế, phương pháp, kế hoạch giáo dục phù hợp sẽ tạo điều kiện đưa nội dung giáo dục tính tự lập vào quá trình thí nghiệm của trẻ, qua đó giúp giáo viên chủ động thực hiện nội dung một cách phù hợp với kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Trẻ lứa tuổi mầm non rất dễ nhàm chán nếu cách tổ chức của cô không đủ hấp dẫn vì vậy khi sưu tầm được các hoạt động giáo viên sẽ thu thập được các cách thí nghiệm khác nhau để trẻ không bị nhàm chán, khi chọn lọc được các thí nghiệm phù hợp sẽ giúp cho việc giáo dục tính tự lập thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh sẽ dễ dàng hơn và việc tổ chức theo kế hoạch sẽ đạt hiệu quả cao.

c. Cách tiến hành

thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh giáo viên cần sưu tầm và lựa chọn những hoạt động có nội dung phù hợp với nội dung giáo dục tính tự lập.

Việc sưu tầm và lựa chọn thí nghiệm phù hợp với nội dung giáo dục tính tự lập được tiến hành như sau:

- Để có thể lựa chọn được những thí nghiệm có nội dung phù hợp với nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi

- Sưu tầm các thí nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau như từ các loại sách, báo chuyên ngành, các sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên, từ mạng internet... các thí nghiệm đã được sưu tầm phải phong phú, đa dạng, phản ánh nhiều lĩnh vực của cuộc sống xã hội có liên quan đến vấn đề giáo dục tính tự lập. Các thí nghiệmcần được sắp xếp theo các chủ đề giáo dục để quá trình lựa chọn được dễ dàng và thuận lợi.

- Đồ dùng cho thí nghiệm dễ tìm, gần gũi với thiên nhiên, đồ dùng dụng cụ trẻ dễ quan sát, sạch sẽ và không gây nguy hiểm

Ví dụ: Trong chủ đề thế giới thực vật, cô cho trẻ làm thí nghiệm gieo hạt rau cải, cô cho mỗi trẻ tự trồng hạt giống của mình sau đó cô sẽ hỏi một số câu hỏi như: Khi gieo hạt cải ta cần có những gì? Nếu trời không mưa ta cần làm gì để hạt rau đủ nước,...Đồng thời, cô sử dụng các câu hỏi kích thích trẻ so sánh, phán đoán, suy luận,...như: Vì sao con biết điều đó? Con thử đoán xem nếu không gieo hạt cải xuống đất thì nó có nảy mầm không?

- Căn cứ vào các nội dung và mục tiêu giáo dục giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi, căn cứ vào khả năng nhận thức, nhu cầu, vốn kinh nghiệm của trẻ và nội dung của các chủ đề giáo dục, xác định nội dung của thí nghiệm cần lựa chọn, sau đó tiến hành lựa chọn những thí nghiệm có nội dung phù hợp trong “Nguồn” thí nghiệm đã sưu tầm và được sắp xếp có hệ thống.

- Nội dung các chủ đề trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi phải được xây dựng theo hướng mở để có thể lồng ghép giáo dục tính tự lập cho trẻ một cách linh hoạt, phù hợp với vốn sống, kinh nghiệm và khả năng nhận thức của trẻ.

d. Điều kiện vận dụng

Như vậy, việc lựa chọn những thí nghiệm trong khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả giáo dục. Vì vậy, giáo viên phải lựa chọn những thí nghiệm phù hợp với nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ, phù hợp với hứng thú, kinh nghiệm và khả năng nhận thức của trẻ, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống của trẻ, đồng thời chứa đựng những điều mới mẻ, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia trò chơi một cách thích thú, tích cực, kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ, giúp trẻ nâng cao nhận thức, hình thành kỹ năng và thái độ đúng đắn đối với việc chăm sóc chính bản thân trẻ.

2.3.2. Biện pháp 2: Mở rộng chủ đề thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh ở mọi hoạt động

a. Mục đích

Môi trường trong hoạt động thí nghiệm phù hợp, hấp dẫn trẻ là môi trường phải đảm bảo sự an toàn và thuận lợi cho trẻ trong quá trình thí nghiệm, đồng thời việc bố trí môi trường trong khi thí nghiệm phải đảm bảo tính thẩm mỹ và mang tính gợi mở nhằm gây hứng thú cho trẻ và phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong thí nghiệm. Vì vậy, mục đích của việc mở rộng chủ đề thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh ở mọi hoạt động phù hợp, hấp dẫn trẻ là để khơi gợi hứng thú của trẻ đến với thí nghiệm. Đồng thời, giúp trẻ dễ dàng hơn, thuận lợi hơn khi sử dụng các đồ dùng dụng cụ để thực hiện các thao tác làm thí nghiệm, khi hợp tác với bạn hay phối hợp chơi giữa các nhóm nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục tính tự lập.

b. Ý nghĩa

Trẻ mẫu giáo có cái nhìn trực giác, tổng thể đối với mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh. Vì vậy, khi nhận thức một sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh, trẻ cần được thường xuyên thay đổi mọi hoạt động để nhìn thấy sự vật từ mọi khía cạnh.

Một đặc điểm nổi bật trong tâm lý của trẻ mẫu giáo là tính xúc cảm, tình cảm. Trẻ rất yêu thích cái đẹp, dễ xúc động và có những tình cảm và thái độ tích cực trước cái đẹp. Vì vậy, việc tạo môi trường trong lúc thí nghiệm hấp dẫn, đẹp mắt sẽ lôi cuốn được sự chú ý của trẻ đến thí nghiệm, giúp trẻ có được thái độ tích cực đối với thí nghiệm, hứng thú trong khi khám phá.

c. Cách tiến hành

Việc tạo môi trường: Mở rộng chủ đề thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh ở mọi hoạt động phù hợp, hấp dẫn trẻ được tiến hành như sau:

Lựa chọn hoạt động phù hợp để tổ chức hoạt động thí nghiệm cho trẻ: không gian phải sạch sẽ, thoáng mát đủ ánh sáng để trẻ có thể thực hiện hoạt động trong khi khám phá thật thoải mái, không gian phải đảm bảo thuận lợi cho việc bao quát trẻ trong suốt quá trình thí nghiệm khám phá của trẻ.

- Lựa chọn các phương tiện, đồ dùng dụng cụ đa dạng nhưng có cấu trúc đơn giản, dễ sử dụng, an toàn và có kích cỡ phù hợp với trẻ, đảm bảo tính thẩm mỹ (màu sắc hài hoà, cân đối…), phù hợp với chủ đề thí nghiệm và nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ trong lúc khám phá.

- Bố trí các thí nghiệm phù hợp với từng chủ đề và nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ trong thí nghiệm. Bố trí các thí nghiệm trong nhiều hoạt động như hoạt động học tập, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời... theo nhiều chủ đề cũng như từng nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ. Đối với những hoạt động làm ở trong lớp nên cho trẻ làm những thí nghiệm nhỏ không mất nhiều không gian và dễ thành công hơn ở ngoài trời như: thí nghiệm với nến, lửa, ánh sáng... còn với những hoạt động làm ở ngoài trời các thí nghiệm phù hợp với không gian rộng cần điều kiện tự nhiên như gió ánh sáng mặt trời để thành công. Việc bố trí các thí nghiệm phải đảm bảo thuận lợi cho trẻ mở rộng chủ đề ở các hoạt động sao cho phù hợp với nôi dung giáo dục tính tự lập.

Ví dụ: trong hoạt động học tập học về tính chất của nước cô sắp xếp thí nghiệm dịch chuyển nước, cô sẽ cho trẻ tự chuẩn bị đồ dùng bao gồm một cây nến, đĩa nhỏ đựng nước, cốc thủy tinh. Cô làm trước cho trẻ quan sát sau đó sẽ cho trẻ tự thực hiện, cho các bạn trong lớp nhận xét nhau và rút kinh nghiệm.

Hay trong hoạt động chiều, buổi sáng cô cho trẻ nhận biết màu sắc thì trong hoạt động chiều cô sẽ cho trẻ làm thí nghiệm về pha trộn màu sắc để tạo ra màu mới. Cô sẽ là người hướng dẫn và cho trẻ thực hiện để phát huy tính tự lập cao nhất.

Nơi thí nghiệm phải được trang trí đẹp, sạch sẽ và hướng vào nội dung giáo dục tính tự lập. Thời gian trẻ thí nghiệm và sự quản lý của cô trong các nhóm thí nghiệm, số lượng trẻ trong nhóm thí nghiệm từ 2 – 6 cháu đối với lớp ghép 2 độ tuổi ,có thể cho trẻ bé và trẻ lớn chơi cùng một góc để trẻ lớn hướng dẫn trẻ bé ,cũng có lúc trẻ bé chơi với trẻ bé trẻ lớn chơi với trẻ lớn. Trẻ phải có chỗ riêng để hoạt động khi trẻ hoạt động trong không gian riêng .Giáo viên không nên can thiệp vào hoạt động riêng của trẻ tạo điều kiện cho trẻ được chơi từ 30 – 60 phút. Đảm bảo tính thẩm mỹ ở các địa điểm thí nghiệm tuỳ thuộc vào từng chủ điểm, mục đích và thời điểm cụ thể. Điều chỉnh hành vi của trẻ phải tuân theo từng quy định trong nhóm, hoạt động hướng trẻ tới các nhóm thí nghiệm và gợi ý cách sử dụng các dụng cụ (nếu cần thiết) phải đầy đủ đúng về kích thước đảm bảo an toàn, đảm bảo vệ sinh, đảm bảo về tính thẩm mỹ đủ màu sắc. Ngoài hoạt động chung ở các góc, hoạt động học thì hoạt động ngoài trời không thể thiếu đối với trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. Nó mang lại cho trẻ không khí trong lành, ánh nắng, sự thoả mãn về nhu cầu vận động, nhu cầu tiếp nhận thông qua khám phá , tự khám phá thiên nhiên nội dung hoạt động ngoài trời gồm có: Quan sát hoạt động tập thể và hoạt động tự do của trẻ.

Trình tự của các nội dung trên có thể thay đổi tuỳ theo hứng thú của trẻ, điều kiện về đồ dùng dụng cụ, điều kiện về thời tiết. Giáo viên có thể tổ chức cả lớp, theo nhóm hoặc cá nhân. Nội dung quan sát có chủ định dựa vào nội dung của chủ điểm đang được tiến hành trong thời gian đó. Ngoài ra

còn quan sát, qua phát hiện của trẻ, giáo viên phải khéo léo lôi kéo những trẻ khác cùng quan sát. Trong thời gian dạo chơi ngoài trời giáo viên tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi vận động mới, ôn luyện trò chơi cũ và trò chơi dân gian, kết hợp giáo viên chỉ dẫn cho trẻ làm thí nghiệm ngoài trời an toàn và hiệu quả, dạy trẻ biết tận dụng môi trường để rèn luyện thể lực. Hoạt động ngoài trời thu hút hứng thú và gây cho trẻ cảm xúc tốt khi trẻ được tự do hoạt động theo ý thích. Giáo dục trẻ yêu lao động giúp đỡ bạn bè làm việc đến nơi đến chốn. Thông qua hoạt động thí nghiệm mhằm phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt, trẻ được tập làm người lớn để hoàn thiện dần nhân cách.

d. Điều kiện vận dụng

Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, cần đảm bảo một số điều kiện như sau:

- Giáo viên phải có con mắt quan sát nhất định, có năng lực tổ chức thí nghiệm cho trẻ ở bất kỳ hoạt động nào sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ và khoa học, biết lựa chọn những thí nghiệm không quá khó làm và trẻ có thể tự thực hiện dễ thành công.

- Cơ sở vật chất, điều kiện thực tế của trường, lớp phải đảm bảo cho việc tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ: Lớp học đủ rộng, đồ dùng, dụng cụ đầy đủ, số trẻ trong một lớp không quá đông.

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)