7.2.3 .Phương pháp đàm thoại
9. Cấu trúc của khóa luận
3.5. Tiến hành thực nghiệm
- Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi luôn quan sát, theo dõi quá trình thí nghiệm của trẻ, trao đổi cùng với trẻ để nắm được mức độ biểu hiện các hành vi tự lập trong quá trình thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh cũng như khả năng hiểu ý nghĩa xã hội của những hành vi mà trẻ biểu hiện, từ đó có biện pháp điều chỉnh và bổ sung trong buổi thí nghiệm sau.
- Quan sát và ghi chép đầy đủ các buổi thực nghiệm.
- Tiến hành đo các biểu hiện hành vi tự lập của trẻ trong quá trình trẻ tham gia thí nghiệm cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
3.5.1. Tiến hành đo đầu vào
Chúng tôi tiến hành đo mức độ biểu hiện các biểu hiện nhận biết của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng trước khi thực nghiệm bằng quan sát, theo dõi các biểu hiện của trẻ trong hoạt động thí nghiệm khám phá môi
trường xung quanh và trong sinh hoạt hàng ngày dựa vào tiêu chí đã xây dựng. Mỗi nhóm chúng tôi sử dụng 2 bài tập khảo sát:
Bài tập khảo sát 1: Sắc màu cầu vồng từ những viên kẹo Bài tập khảo sát 2: Sự thấm hút của mút xốp
3.5.2. Tiến hành thực nghiệm
Vận dụng các biện pháp đã được đề xuất tổ chức thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi cho nhóm thực nghiệm trong 1 hoạt động. Còn nhóm đối chứng vẫn tiến hành cho trẻ làm thí nghiệm theo các biện pháp mà giáo viên vẫn thường sử dụng.
3.5.3. Tiến hành đo đầu ra
Sau khi kết thúc thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đo mức độ biểu hiện nhận biết nội dung giáo dục tính tự lập ở hai nhóm đối chứng và thực nghiệm qua 2 bài tập khảo sát:
Bài tập khảo sát 6: Sự dịch chuyển của nước Bài tập khảo sát 7: Bắp cải đổi màu