Biện pháp 5: Sử dụng câu hỏi, lời gợi ý, lời nhận xét và bổ sung

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 65 - 66)

7.2.3 .Phương pháp đàm thoại

9. Cấu trúc của khóa luận

2.3. Một số biện pháp tổ chức thí nghiệm khám phá môi trường xung

2.3.5. Biện pháp 5: Sử dụng câu hỏi, lời gợi ý, lời nhận xét và bổ sung

trả lời của trẻ, hướng trẻ đến một mục tiêu nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập.

a. Mục tiêu:

- Sử dụng câu hỏi, lời gợi ý, lời nhận xét và bổ sung câu trả lời của trẻ trong quá trình tổ chức thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh, giáo viên kiểm tra nhận thức, hiểu biết và các kỹ năng của trẻ. Từ đó xây dựng cho trẻ những nội dung giáo dục tính tự lập để trẻ có thể vừa chơi mà lại học khi tham gia vào thí nghiệm. Bởi vì, trên thực tế cho thấy trẻ chưa có được sự hiểu biết nhiều về tầm quan trọng của tính tự lập đối với mình.

b. Nội dung:

Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi, lời gợi ý để trẻ trả lời, sau đó nhận xét và bổ sung câu trả lời của trẻ, hướng trẻ tới một mục tiêu kiến thức về tính tự lập.

Hệ thống câu hỏi, gợi ý xoay quanh các vấn đề:

- Những hành động biểu hiện tính tự lập như tự chuẩn bị đồ dùng dụng cụ thí nghiệm, giữ gìn đồ dùng,...

- Biết ích lợi của việc tự lập.

- Biết cách sửa sai khi có hành vi không đúng.

- Có nề nếp, thói quen tốt trong lúc thực hành, vệ sinh môi trường, tự phục vụ trong sinh hoạt (ăn, ngủ, vệ sinh).

c. Cách tiến hành:

- Xây dựng hệ thống các câu trả lời phù hợp với hiểu biết và nhận thức của trẻ.

- Giáo viên nêu câu hỏi và yêu cầu trẻ trả lời. Nếu trẻ chưa trả lời được hoặc trả lời không đúng, giáo viên nên có những câu hỏi phụ gợi ý để hướng đến nội dung tự lập theo kế hoạch giáo dục.

- Giáo viên nhận xét, bổ sung các câu trả lời của trẻ. Cần nhấn mạnh vào rèn luyện các kiến thức, rèn luyện kĩ năng về tự lập.

- Nếu đi ngoài trời nắng mà không đội mũ thì chúng ta sẽ bị thế nào? Tại sao chúng ta lại đau đầu, hoa mắt, say nắng khi không đội mũ đi nắng?

- Hành động nào là hành động của tính tự lập? - Khi rèn được tính tự lập là tốt hay xấu?

Sau khi trẻ trả lời các câu hỏi nêu trên, giáo viên cần nhấn mạnh những nội dung trẻ cần có hiểu biết đúng về tự lập. Tầm quan của chúng đối với bản thân.

d. Điều kiện vận dụng:

- Hệ thống câu hỏi phải phù hợp với khả năng nhận thức và vốn hiểu biết của trẻ, câu trả lời hướng đến nội dung giáo dục tính tự lập.

- Gợi ý, hướng câu trả lời đến mục tiêu nội dung của thí nghiệm.

- Tạo hứng thú để trẻ tích cực tham gia thí nghiệm và trả lời các câu hỏi của cô.

- Giáo viên phải nhận xét, bổ xung câu trả lời và động viên trẻ cố gắng hơn.

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)