Dạy học theo hướng tích hợp ở bậc học mầm non

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 35 - 37)

7.2.3 .Phương pháp đàm thoại

9. Cấu trúc của khóa luận

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.4. Dạy học theo hướng tích hợp ở bậc học mầm non

Với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, xuất phát từ bản thân cuộc sống xung quanh chúng ta và đặc điểm phát triển của trẻ mà chúng ta có thể khẳng định rằng việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non theo cách tiếp cận tích hợp là phù hợp hơn với bậc học mầm non.

1.1.4.1. Quan điểm tích hợp

Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học, giáo dục theo hướng tích hợp là phù hợp và có hiệu quả hơn cả đối với bậc học mầm non.

- Tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau, mà là xâm nhập, đan xen các đối tượng hay các bộ phận của đối tượng vào nhau tạo thành một chỉnh thể.

- Theo quan điểm tiếp cận tích hợp, đứa trẻ được nhìn nhận như một chỉnh thể trọn vẹn. Đứa trẻ sống và lĩnh hội kiến thức trong một môi trường sống tổng thể. Tất cả các yếu tố xã hội, tự nhiên và khoa học của môi trường đan quyện vào nhau tạo thành môi trường sống phong phú của trẻ. Xuất phát từ quan điểm này mà chương trình giáo dục trẻ nhỏ được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp chủ đề. Giáo dục tích hợp và dạy tích hợp nhấn mạnh việc kết hợp nhiều nội dung giáo dục (xã hội, tự nhiên, khoa học) thông qua các hoạt động tích cực của cá nhân trẻ với môi trường sống của mình. Trong cách học này, trẻ học một cách tự nhiên, không có giới hạn tuyệt đối về thời gian, không gian và môn học. Bredekamp đã từng viết: Việc học của trẻ không chỉ xảy ra trong phạm vi hạn hẹp của mỗi môn học; sự học và phát triển của trẻ mang tính tích hợp. Một hoạt động thúc đẩy một mặt phát triển nào đó đồng thời cũng tác động đến mặt phát triển khác.

Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non, vì vậy, được hiểu là sự xâm nhập, liên kết, đan xen những quá trình sư phạm tạo thành một thể thống nhất,

tác động đồng bộ đến đứa trẻ như một chỉnh thể toàn vẹn, nhờ đó hiệu quả sư phạm được nâng cao.

Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non được thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau:

- Trước hết, ở mối quan hệ giữa việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. Khi thực hiện hai hoạt động này cần đan cài, lồng ghép chúng vào nhau mới đạt tới hiệu quả cao cho từng nhiệm vụ và cho cả hai. Trong khi nuôi phải chú ý đến dạy và trong khi dạy phải quan tâm đến chăm sóc.

Hình thức thể hiện quan điểm tích hợp phổ biến là: - Tích hợp theo chủ đề .

- Tích hợp trong một hoạt động  Tích hợp theo chủ đề là gì?

Tích hợp theo chủ đề là việc tổ chức các hoạt động (hoạt động có thể trong một ngày, có thể trong một số ngày) xoay quanh một nội dung chủ đề nào đó.

Ví dụ: Thực hiện chủ đề: “Nước và các hiện tượng tự nhiên” Trong giờ học môi trường xung quanh: cho trẻ làm quen với tính chất của nước; trong giờ hoạt động góc: cho trẻ tập pha nước cam…

 Tích hợp trong một hoạt động là gì?

Theo chúng tôi, tích hợp trong một hoạt động thể hiện ở những điểm sau: - Khi tổ chức một hoạt động nhằm thúc đẩy một mặt phát triển nào đó, giáo viên cần chú ý tác động cùng một lúc đến nhiều mặt phát triển khác nhau của trẻ.

Ví dụ: Tổ chức hoạt động với đồ vật (Đề tài: “Trồng giá đỗ”): mục đích chủ yếu là phát triển, rèn luyện vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay và hình thành ở kĩ năng trồng hạt giống, nhưng đồng thời giáo viên cũng cần khai thác nội dung đó để giáo dục các kiến thức về tự lập, phát triển các mặt như phát triển về mặt tình cảm – xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức…

- Tích hợp các lĩnh vực nội dung trong một hoạt động tức là khai thác nội dung của các lĩnh vực hoạt động khác nhau vào trong quá trình tổ chức một hoạt động nào đó.

Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động học có chủ đích thuộc lĩnh vực khám phá khoa học, giáo viên có thể khai thác những nội dung có liên quan ở các lĩnh vực khác như thơ, truyện, âm nhạc, toán, tạo hình… nhưng cần lưu ý: Việc khai thác nội dung đó phải thực hiện một cách linh hoạt, nhẹ nhàng, không làm mất đi tính trọng tâm của nội dung chính của giờ hoạt động. Thông thường, người ta tích hợp các nội dung khác vào đầu hoặc cuối giờ học.

1.1.4.2. Một số điều cần lưu ý khi thực hiện cách tiếp cận tích hợp

- Cần phải thường xuyên duy trì hứng thú của trẻ; phải làm cho nội dung gắn với kinh nghiệm trong đời sống thực của trẻ, dựa trên những cải trẻ đã biết. Giáo viên cần biết cách thừa nhận, chấp nhận những ý tưởng, những phát hiện của trẻ; khuyến khích, động viên kịp thời, giúp đỡ trẻ khi cần thiết; sử dụng những hình thức khám phá phù hợp; kết hợp hợp lí hình thức hoạt động cả lớp, theo nhóm, cá nhân, đặc biệt hình thức hoạt động nhóm và cá nhân, hoạt động mang tính chất động và hình thức hoạt động có tính chất tĩnh; hoạt động trong lớp và ngoài trời; cân bằng giữa do cô đưa ra và hoạt động do trẻ tự chọn.

- Không nên quy định một cách cứng nhắc thời gian cho mỗi chủ đề, cần biết kết hợp một cách hợp lí giữa cách tiếp cận chủ đề với cách tiếp cận khác ( ví dụ như cách tiếp cận tách biệt: Theo cách tiếp cận này, các hoạt động trải nghiệm của trẻ trong chương trình được xây dựng một cách tách biệt, ít liên quan tới nhau. Trong chương trình giáo dục mầm non, đôi khi cách tiếp cận này càng cần thiết, nhất là đối với lĩnh vực giáo dục thể chất, phát triển vận động, làm quen với tác phẩm văn học…). Vì vậy, song song với cách tiếp cận tích hợp theo chủ đề, giáo viên vẫn duy trì ở mức độ nào đó việc dạy học truyền thống để giúp trẻ hình thành các kiến thức, kỹ năng mới.

1.1.5. Khái niệm biện pháp tổ chức thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 – 6 tuổi

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)