Tổ chức thực nghiệm tác động

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 78 - 81)

7.2.3 .Phương pháp đàm thoại

9. Cấu trúc của khóa luận

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.2. Tổ chức thực nghiệm tác động

Sau khi khảo sát thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thực nghiệm tác động ở nhóm thực nghiệm. Mẫu thực nghiệm là 20 trẻ nhóm đối chứng và 20 trẻ nhóm thực nghiệm. Thực nghiệm tác động trên 3 bài tập khảo sát:

Bài tập khảo sát 3: Trứng chìm trứng nổi Bài tập khảo sát 4: Nước cầu vồng Bài tập khảo sát 5: Làm khinh khí cầu

- Ở nhóm đối chứng: Giáo viên tự thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh, tự chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ theo ý giáo viên và tổ chức hoạt động như cách thông thường.

- Ở nhóm thực nghiệm: Giáo viên thiết kế kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi, chuẩn bị và sử dụng các biện pháp yêu cầu của người làm thực nghiệm (người nghiên cứu). Áp dụng hệ thống giáo dục tính tự lập thông qua hoạt động thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 5 – 6 tuổi. Cụ thể:

Chủ đề Tên bài tập Biện pháp áp dụng

Những con vật đáng yêu Trứng chìm trứng nổi - Cô gây hứng thú, trò chuyện hướng trẻ vào bài - Cô làm mẫu - Cô tổ chức cho trẻ thực hiện, cô cho trẻ lên lấy đồ dùng và tự mình làm thí nghiệm - Sau khi làm thí nghiệm cô cho trẻ

- Áp dụng biện pháp 4: Tạo môi trường hoạt động phù hợp, hấp dẫn đối với trẻ, khi tổ chức thí nghiệm “trứng chìm trứng nổi” cô cho trẻ hoạt động ở nơi thoáng mát sạch sẽ trẻ có thể tự mình lựa chọn đồ dùng thí nghiệm và tự làm thí nghiệm vì đây là thí nghiệm đơn giản đồ dùng không có gì gây nguy hiển nên trẻ có thể tự làm từ đầu đến cuối.

- Áp dụng biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm, sau khi

nhận xét kết quả thí nghiệm của trẻ và của các bạn sau đó cô sẽ khái quát lại

thực nghiệm thí nghiệm cô sẽ cho trẻ nhận xét kết quả thí nghiệm xem có thành công hay không và còn làm sai ở bước nào của trẻ và của các bạn xung quanh Nước và các hiện tượng tự nhiên Nước cầu vồng - Cô gây hứng thú, trò chuyện hướng trẻ vào bài

- Cô làm mẫu, cô giới thiệu và làm mẫu 2 cách làm nước cầu vồng

- Cô chia lớp làm 2 nhóm lần lượt thực hiện thí nghiệm theo 2 cách

- Cô cho trẻ nhận xét thí nghiệm sau đó cô khái quát lại

- Áp dụng biện pháp 3 thường xuyên thay đổi các cách thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh khác nhau, với thí nghiệm “nước cầu vồng” cùng tạo ra kết quả là nước cầu vồng nhưng cô sẽ làm theo 2 cách nhưng vẫn cho cùng kết quả để cho trẻ hứng thú và không bị nhàm chán

- Áp dụng biện pháp 1: Sưu tầm thiết kế và lựa chọn các hoạt động thí nghiệm phù hợp với nội dung giáo dục tính tự lập. Thí nghiệm “nước cầu vồng được chúng tôi sưu tầm của các thí nghiệm khoa học đơn giản và thí nghiệm phù hợp với giáo dục tính tự lập cho trẻ vì cách làm đơn giản trẻ có thể tự thực hiện sau khi quan sát cô làm mẫu

- Áp dụng biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm sau khi thực nghiệm thí nghiệm cô sẽ cho trẻ nhận xét kết quả thí nghiệm xem

có thành công hay không và còn làm sai ở bước nào của trẻ và của các bạn xung quanh

Các phương tiện giao thông

Làm khinh khí cầu

- Cô gây hứng thú, trò chuyện hướng trẻ vào bài

- Cô làm mẫu, trong lúc cô làm mẫu cô sẽ hỏi trẻ một số câu hỏi liên quan đến thí nghiệm

- Cô cho trẻ lên lấy đồ dùng thực hiện thí nghiệm, trong lúc trẻ làm cô hỏi trẻ các bước làm thí nghiệm và bao quát nhắc nhở trẻ - Cô tổ chức cho trẻ thi xem khinh khí cầu của ai bay cao hơn, xa hơn

Áp dụng biện pháp 2: mở rộng chủ đề thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh ở mọi hoạt động, thực hiện thí nghiệm có thể được tổ chức ở tất cả các hoạt động ở thí nghiệm “làm khinh khí cầu” sẽ được tổ chức ở hoạt động ngoài trời do cần diện tích rộng thoáng mát để khinh khí cầu có thể bay

- Áp dụng biện pháp 5: sử dụng câu hỏi, lời gợi ý, lời nhận xét và bổ sung câu trả lời của trẻ, hướng trẻ đến một mục tiêu giáo dục tính tự lập. Giáo dục tính tự lập cho trẻ mọi lúc mọi nơi cô sẽ hỏi trẻ cách làm và gợi ý trẻ thực hiện thí nghiệm một cách độc lập không cần cô giúp đỡ

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá môi trường xung quanh theo hướng tích hợp (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)