Thảo luận kết quả mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam​ (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN CÁC YẾU TỐ CHO MÔ MÌNH DTNS

4.2. Xây dựng mô hình DTNS cho các DNSX

4.2.5. Thảo luận kết quả mô hình

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và đƣợc sử dụng

để tìm mối quan hệ giữa các biến quan sát với nhau. Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố.Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích mới thích hợp, còn nếu nhƣ trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Một phần quan trọng trong bảng kết quả phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (Component Matrix) hay ma trận nhân tố khi các nhân tố đƣợc xoay (Rotated Component Matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố. Những hệ số tải nhân tố (Factor Loading) biểu diễn tương quan giữa các biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal Components và cách xoay Varimax nên các hệ số tải nhân tố phải có trọng số lến hơn 0.55 thì mới đạt yêu cầu. Một vấn đề quan trọng tiếp theo tác giả tiến hành phân tích hồi quy đa biến, mục đích để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến DTNS.. Trong quá trình hồi quy tác giả tiến hành kiểm định hệ số hồi quy và mức độ phù hợp của mô hình thông qua kiểm định phương sai phần dƣ không đổi. Nếu kết quả hồi quy cho ý nghĩa Sig.>0.05 thì loại các biến này.

Vì các yếu tố này tương quan không có ý nghĩa với DTNS. Nếu Sig.<0.05 nhận các kết quả này. Đồng thời nếu R2 hiệu chỉnh giải thích sự thay đổi của các biến độc lập. Mặt khác tác giả phân tích phương sai nếu Sig.<0.01 thì kết luận rằng mô hình đƣa ra phù hợp với dữ liệu thực tế.

- Hệ số hồi quy chƣa chuẩn hóa: Biến X1 có hệ số 0.0012, quan hệ cùng chiều với biến DTNS. Nhƣ vậy khi doanh nghiệp đánh giá yếu tố “tổ chức công tác kế toán” tăng thêm 1 điểm thì kết quả DTNS sẽ tăng thêm 0.0012 điểm.

Biến X2 có hệ số 0.00225, quan hệ cùng chiều với biến DTNS. Nhƣ vậy khi doanh nghiệp đánh giá yếu tố “chế độ chính sách nhà nước” tăng thêm 1 điểm thì kết quả DTNS sẽ tăng thêm 0.00225 điểm. Biến X3 có hệ số -0.0208, quan hệ ngƣợc chiều với biến DTNS. Nhƣ vậy khi doanh nghiệp đánh giá yếu tố “nguồn nhân lực” tăng thêm 1 điểm thì kết quả DTNS sẽ giảm đi 0.0208 điểm. Biến X4 có hệ số 0.0645, quan hệ cùng chiều với biến DTNS. Nhƣ vậy khi doanh nghiệp đánh giá yếu tố

“quy trình dự toán” tăng thêm 1 điểm thì kết quả DTNS sẽ tăng thêm 0.0645 điểm.

Biến X5 có hệ số 0.2236, quan hệ cùng chiều với biến DTNS. Nhƣ vậy khi doanh nghiệp đánh giá yếu tố “cơ sở vật chất” tăng thêm 1 điểm thì kết quả DTNS sẽ tăng

thêm 0.2236 điểm. Biến X6 có hệ số 0.4826 quan hệ cùng chiều với biến DTNS.

Như vậy khi doanh nghiệp đánh giá yếu tố “môi trường dự toán” tăng thêm 1 điểm thì kết quả DTNS sẽ tăng thêm 0.4826 điểm.

- Hệ số hồi quy chuẩn hóa: Thông qua hệ số hồi quy chuẩn hóa xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập. Như vậy, thông qua các kiểm định có thể khẳng định rằng các yếu tố ảnh hưởng đến DTNS được xếp theo thứ tự tầm quan trọng là:

Bảng 4.7: Vị trí quan trọng của các yếu tố

STT Biến độc lập Giá trị tuyệt đối %

1 Tổ chức công tác kế toán (X1) 0.0012 0.16

2 Chế độ chính sách nhà nước (X2) 0.0225 2.91

3 Nguồn nhân lực (X3) 0.0208 2.69

4 Quy trình dự toán (X4) 0.0645 8.34

5 Cơ sở vật chất (X5) 0.2236 28.90

6 Môi trường dự toán (X6) 0.4826 62.38

Tổng số 0.7736 100.00

Như vậy, biến “môi trường dự toán” đóng góp 48,26%, biến “cơ sở vật chất”

đóng góp 22,36%, biến “quy trình dự toán” đóng góp 6,45%, biến “chế độ chính sách nhà nước” đóng góp 2,25%, biến “nguồn nhân lực” đóng góp 2,08% và biến

“tổ chức công tác kế toán” đóng góp 0,12%. Nhƣ vậy, thông qua kiểm định, có thể khẳng định thứ tự ảnh hưởng đến DTNS là MTDT, CSVC, QTDT, CĐCSNN, NNL, TCCTKT.

Tóm tắt chương 4

Từ những bất cập về thực trạng DTNS ở các DNSX tại Việt Nam và những bài học kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu trước đây, trong chương 4 tác giả đã tập chung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:

Lựa chọn mô hình nghiên cứu dựa trên khảo sát 133 doanh nghiệp đang niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Để thấy đƣợc tính khả thi của mô hình, và cách tiếp cận mô hình DTNS trong các DNSX tác giả tiến hành kiểm định mô hình, diển đạt, mã hóa thang đo…Từ đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến DTNS.

Sử dụng phần mềm SPSS để chứng minh các thang đo sử dụng trong mô hình ảnh hưởng đến DTNS tại các DNSX tại Việt Nam.

Các kết quả phân tích trong chương 4 đều dựa trên luận cứ khoa học và phù hợp với điều kiện kinh tế đang chuyển đổi ở Việt Nam hiện nay, đồng thời là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm vận dụng mô hình DTNS ở chương 5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam​ (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)