CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
3.2. Thực trạng dự toán ngân sách trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam
3.2.1. Giới thiệu chung về quá trình khảo sát.
3.2.1.1. Mục tiêu khảo sát.
Nội dung khảo sát của đề tài là thống kê, mô tả thực trạng lập DTNS ở các
DNSX hoạt động với mô hình Tổng công ty đang niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Tìm hiểu tình hình tổ chức công tác kế toán tại các DNSX.
- Tìm hiểu thực trạng lập dự toán ngân sách tại các DNSX.
- Tìm ra những nguyên nhân dẫn đến yếu kém trong công tác lập dự toán tại các DNSX từ đó đề xuất mô hình dự toán mới nhằm hoàn thiện hệ thống DTNS tại các DNSX.
3.2.1.2. Nội dung khảo sát.
Những nội dung thu thập đƣợc từ quá trình khảo sát là những thông tin hữu ích nhằm giải quyết các vấn đề đã đƣợc đặt ra liên quan đến thực trạng lập dự toán ngân sách của các DNSX. Do đó, nội dung khảo sát của đề tài cụ thể nhƣ sau:
Thông tin chung về các doanh nghiệp khảo sát:
- Loại hình tổ chức, chức năng kinh doanh của doanh nghiệp
- Quy mô vốn và lao động của DN (tổng số lao động, tổng số vốn kinh doanh)
Tình hình lập dự toán ngân sách tại các DNSX.
- Tình hình tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp, nhƣ: tổ chức bộ máy kế toán, hình thức kế toán, chế độ kế toán DN đang áp dụng.
- Thực trạng lập dự toán tại các DNSX , như: mô hình dự toán, môi trường lập dự toán, quy trình lập dự toán, các báo cáo dự toán.
- Đánh giá công tác lập dự toán tại các DN.
3.2.1.3. Đối tƣợng khảo sát và phạm vi khảo sát.
Đối tƣợng khảo sát: Đối tƣợng đƣợc tiến hành khảo sát là vấn đề về DTNS.
Việc chọn mẫu khảo sát dựa vào chức năng kinh doanh của DN. Các doanh nghiệp đƣợc khảo sát bao gồm tất cả các DNSX hoạt động theo mô hình Tổng công ty và đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Phạm vi khảo sát: Khảo sát việc lập dự toán ngân sách tại các DNSX hoạt động theo mô hình Tổng công ty và đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 08 đến tháng 10 năm 2013.
Danh sách các DN đƣợc khảo sát. (Phụ lục 3.1) .
3.2.1.4. Phương pháp thiết kế bảng câu hỏi.
Đề tài nghiên cứu thực hiện bằng cách điều tra thông tin qua bảng câu hỏi.
Đo đó, nội dung trong bảng câu hỏi phải thể hiện đƣợc đầy đủ các thông tin cần thu thập với những nội dung đã đƣợc đề cập nhƣ trên. Tác giả đã cố gắng thiết kế bảng câu hỏi với những vấn đề chung nhất, mang tính phổ biến ở nhiều doanh nghiệp và sử dụng ngôn ngữ chuyên dụng để có thể thu thập đƣợc những thông tin hữu ích phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Cấu trúc bảng câu hỏi gồm 24 câu hỏi.
Nội dung mỗi câu hỏi giúp người được phỏng vấn trả lời một cách thuận tiện và nhanh nhất. Các câu hỏi trong bảng khảo sát được thiết kế dưới dạng các biến quan sát sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, từ 1 đến 5. Với quy ƣớc là: 1 = “Rất kém”, 2 = “Kém”, 3 = “Trung bình”, 4 = “Tốt”, 5 = “Rất tốt”. (Phụ lục 3.2)
3.2.1.5. Phương pháp phỏng vấn.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thu thập thông tin sát thực để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, đồng thời đảm bảo tính khả thi khi thực hiện mô hình tác giả đã chọn 2 hình thức phỏng vấn là phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn bằng thƣ điện tử. Trong đó, chủ yếu là phỏng vấn trực tiếp, một số doanh nghiệp không thuận tiện cho phỏng vấn trực tiếp, tác giả đã chọn phương pháp phỏng vấn bằng thư điện tử. Kết quả khảo sát cho thấy dung lƣợng mẫu đã giảm từ 140 doanh nghiệp xuống còn 133 doanh nghiệp. Trong đó, số lƣợng doanh nghiệp sản xuất là 99, số lƣợng doanh nghiệp thương mại là 8, doanh nghiệp dịch vụ là 14, doanh nghiệp hỗn hợp là 12.
Với dung lƣợng khảo sát nhƣ trên vẫn đảm bảo tính đại diện của mẫu trong thống kê.
3.2.1.6. Phương pháp xử lý dữ liệu.
Dữ liệu trong bảng câu hỏi khảo sát đƣợc xử lý bằng phần mềm xử lý dữ liệu trong thống kê SPSS phiên bản 18.0.
Các bảng câu hỏi sau khi tập hợp lại, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu, kiểm tra lại thông tin, nếu cần tiến hành phỏng vấn bổ sung hoặc loại bỏ bảng câu hỏi thiếu quá nhiều thông tin hay thông tin không phù hợp. Sau khi kiểm tra xong, tác giả tiến hành nhập liệu.
Phần mềm SPSS sẽ cho ra kết quả thống kê, mô tả bao gồm Cronbach Alpha, EFA để lập các bảng tần số thể hiện số quan sát, tỷ lệ phần trăm, bảng tổng hợp
phân tích các dữ liệu, kiểm định đối với các thang đo định lƣợng làm cơ sở phân tích và đƣa ra các giải pháp phù hợp.
Cronbach Alpha: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Một biến tiềm ẩn hay nhân tố ảnh hưởng được đo lường bằng nhiều biến quan sát (gọi là thang đo). Các biến quan sát cùng đo lường một nhân tố ảnh hưởng vì thế chúng phải tương quan với nhau. Cronbach Alpha là phương pháp tiếp cận kiểm tra độ tin cậy được sử dụng phổ biến nhất. Các nhân tố ảnh hưởng đến dự toán ngân sách sẽ được đưa vào kiểm tra độ tin cậy. Các nhân tố chỉ đạt khi hệ số Cronbach Alpha nằm trong khoảng 0.6< Cronbach AlPha<0.9 và Tương quan giữa biến và tổng (Corrected Item – Total Correlation) > 0.3.
Sử dụng Exploratory Factor Analysis (EFA) để kiểm tra sự hội tụ của các biến. Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành các nhân tố ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhƣng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu. Điều kiện để phân tích nhân tố nhƣ sau:
- Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) ≥ 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett’test sig ≤ 0.05.
- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.4, nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0.4 sẽ bị loại.
- Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 0.5.
- Hệ số Eigenvalue > 1. Nếu khi chạy ra các nhân tố mà không đƣợc nhƣ những nhân tố ban đầu thì mã hóa lại câu hỏi cho phù hợp.
3.2.2. Thực trạng lập DNSX hoạt động theo mô hình Tổng công ty và đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Cuộc khảo sát đã thu thập đƣợc các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vấn đề lập dự toán, mô hình dự toán, quy trình và các nhân tố tác động đến việc lập dự toán của các DNSX hoạt động theo mô hình Tổng công ty và đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Từ đó, đánh giá các ƣu và nhƣợc điểm còn tồn tại để đƣa ra mô hình DTNS phù hợp nhằm vận dụng công tác DTNS tại các DNSX hoạt động theo mô hình Tổng công ty và đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Từ kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 133 doanh nghiệp khảo sát có 100% doanh nghiệp đều lập dự toán.
Một số mặt tồn tại và hạn chế trong công tác lập dự toán tại các DN đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Nguồn nhân lực
Công tác lập dự toán đòi hỏi người lập dự toán phải có đủ hiểu biết, kinh nghiệm, khả năng dự đoán các khoản chi phí có thể phát sinh. Nhƣng qua khảo sát cho thấy nhiên viên lập dự toán ở các doanh nghiệp có trình độ chuyên môn và kỹ năng về công tác lập dự toán còn hạn chế, một số nhân viên mới chƣa có kinh nghiệm vẫn cho phụ trách công việc này dẫn đến báo cáo dự toán không hiệu quả, chỉ lập mang chính đối phó. Không đưa ra được kết quả dự báo và tham mưu cho việc ra quyết định của các nhà quản lý.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của bộ máy tổ chức công tác kế toán, các doanh nghiệp quá chú trọng đến công tác kế toán tài chính, chƣa quan tâm đến hoạt động của kế toán quản trị nên các báo cáo kế toán quản trị chƣa đƣợc khai thác triệt để.
Quy trình dự toán
Đa số các doanh nghiệp lập dự toán nhƣng quy trình lập dự toán ngân sách chƣa rừ ràng, cụ thể, dẫn đến việc nhõn viờn lập dự toỏn làm việc mỏy múc, chỉ đảm trách mỗi công việc mình đƣợc giao phó, không nắm bắt đƣợc tầm quan trọng của báo cáo dự toán trong việc kiểm soát nguồn lực của doanh nghiệp. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không chủ động trong công việc của nhân viên, làm việc mang tính đối phó.
Mô hình dự toán
Mô hình lập dự toán ở các DNSX chƣa phù hợp. Đa số các doanh nghiệp áp dụng mô hình thông tin từ trên xuống thì không hợp lý, các chỉ tiêu do sếp nghiên cứu rồi khoán cho các bộ phận thực hiện. Điều này dẫn đến các chỉ tiêu dự toán mang tính áp đặt, không phản ánh đƣợc tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Hệ thống báo cáo dự toán
Hệ thống báo cáo dự toán của các doanh nghiệp chƣa đầy đủ, còn thiếu các báo cáo quan trọng nhƣ dự toán thu tiền, dự toán chi tiền,... Điều này cho thấy các doanh nghiệp chƣa phản ánh hết các nguồn lực thông qua công cụ dự toán, làm cho
việc kiểm soát lợi ích và chi phí chƣa hiệu quả.
Thời điểm lập dự toán
Báo cáo dự toán thực hiện cho năm kế hoạch đƣợc lập vào thời điểm cuối năm. Đây là thời điểm các doanh nghiệp phải hoàn chỉnh báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Điều này làm cho người phụ trách dự toán công việc bị quá tải, phải làm thêm giờ, thậm chí còn làm thêm cả ngày nghỉ.
Theo dừi và đỏnh giỏ dự toỏn
Cụng tỏc theo dừi dự toỏn chƣa tốt, cỏc doanh nghiệp chỉ quan tõm đến việc lập dự toỏn, chƣa quan tõm đến việc theo dừi, đỏnh giỏ và điều chỉnh dự toỏn.
Ngoài ra, khi lập dự toán doanh nghiệp còn chú ý đến các yếu tố nhƣ lạm phát, thị hiếu, chính sách pháp luật nhà nước… đế có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời. Về phương tiện lập dự toán Bên cạnh các doanh nghiệp sử dụng phần mềm hiện đại (phần mềm chuyên dụng, mạng nội bộ) để xử lý dữ liệu, vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp chƣa quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, sử dụng các phần mềm lạc hậu làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả của báo cáo dự toán.